Tư vấn mua Máy lọc nước

6 Cách kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt ĐẠT CHUẨN 100%

14/12/2023 - 02:14 PM

Nước sinh hoạt đóng vai trò cực kỳ quan trọng trong cuộc sống hằng ngày, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ con người. Vì thế, trong quá trình sử dụng, bạn nên thường xuyên kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt để xác định nguồn nước đang sử dụng luôn an toàn. Đồng thời phát hiện sớm các nguy cơ ô nhiễm, từ đó có biện pháp xử lý kịp thời để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn cách kiểm tra và xử lý nước sinh hoạt không đạt chuẩn đơn giản, dễ dàng và hiệu quả giúp bạn có thể thực hiện ngay tại nhà. 

Kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt

Nên thường xuyên kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt trong quá trình sử dụng để sớm phát hiện ra các nguy cơ ô nhiễm và xử lý kịp thời 

1. 2 cách kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt bằng quan sát 

Bạn hoàn toàn có thể kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt của gia đình thông qua các yếu tố cảm quan như màu sắc, màu của nước. Cụ thể: 

1.1. Kiểm tra màu sắc của nước

Để kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt thông qua màu sắc của nước thì khi mở vòi để lấy nước, bạn nên để nước chảy ra ngoài khoảng 2 - 3 phút. Bởi nếu nước ở trong vòi quá lâu hoặc qua đêm thì phần nước tích tụ ở đầu vòi có thể bị đọng cặn bẩn, không cho ra được nguồn nước sạch, bạn nên thực hiện thao tác trên để loại bỏ phần nước này.

Sau đó, bạn cho nước đầy vào một 1 ly thủy tinh và ra ánh sáng để soi. Nếu nước có màu vàng, cam, nâu đỏ thì đường ống dẫn nước đang xuất hiện tình trạng rỉ sét hoặc nguồn nước vùng thượng nguồn bị nhiễm kim loại nặng...

Nếu bên dưới đáy ly xuất hiện các mảnh vụn nhỏ màu đen thì có thể đường ống đang bị mài mòn, khiến các mảnh nhựa/sắt trên thành ống hòa lẫn vào trong nước khiến nguồn nước sinh hoạt không còn đảm bảo độ sạch.  

Cho nước sinh hoạt vào đầy ly thủy tinh

Cho nước vào đầy ly thủy tinh và kiểm tra màu sắc của nước dưới ánh sáng để xác định chất lượng nước sinh hoạt 

1.2. Kiểm tra mùi của nước

Bạn có thể hứng nước ra cốc hoặc ra tay để ngửi trực tiếp, nếu nước có mùi thuốc tẩy thì có thể nước đã được thêm Clo khử khuẩn để đảm bảo an toàn nguồn nước.

Tuy nhiên, nếu cho nước ra ly để trong vòng 5 phút nhưng mùi này vẫn không biến mất thì chứng tỏ nước đang bị nhiễm Clo nặng. Nếu khi ngửi thấy nước có mùi tanh thì có thể nước đang bị nhiễm sắt, mangan, nhôm,... hoặc mùi khai do nhiễm amoni và mùi trứng thối do nhiễm khí Hydro Sunfua (H2S).

Trong trường hợp nước có mùi mốc/đất thì có khả năng cao đang có vật gì đó đang phân hủy trong đường ống dẫn nước. Bạn có thể liên hệ đến đội ngũ kỹ thuật để được hỗ trợ kiểm tra và xác định đúng nguyên nhân. 

Cho nước sinh hoạt vào ly và ngửi

Cho nước sinh hoạt ra ly và ngửi, nếu nước xuất hiện các mùi lạ như mùi khai, mùi tanh, mùi trứng thối,... thì nguồn nước sinh hoạt đang bị ô nhiễm

Tuy nhiên, 2 phương pháp này chỉ phù hợp để kiểm tra cho nguồn nước sinh hoạt đã có các dấu hiệu ô nhiễm rõ ràng, đối với các nguồn nước tồn tại nguy cơ tiềm ẩn thì phương pháp này không thể xác định được. Để kiểm tra chính xác tình trạng nước sinh hoạt thì bạn nên ưu tiên sử dụng dụng cụ đo chuyên dụng. 

Nước sinh hoạt có uống được không là thắc mắc của nhiều người. "Tất tần tật" những băn khoăn của bạn được giải đáp trong bài viết nước sinh hoạt có uống được không.

2. Kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt bằng dụng cụ chuyên dụng 

Ngoài việc kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt thông qua quan sát, bạn cũng có thể sử dụng các dụng cụ chuyên dụng giúp xác định “chuẩn chỉnh” tình trạng nguồn nước. Đồng thời, phát hiện sớm các nguy cơ tiềm ẩn, từ đó có phương pháp khắc phục kịp thời. Bạn có thể sử dụng các dụng cụ như: 

2.1. Dùng bút thử TDS

Bút thử TDS là công cụ dùng để đo lượng nước sinh hoạt dựa trên các chỉ số TDS được khá nhiều người áp dụng. Bút có thiết kế khá gọn, giá thành phải chăng và rất dễ sử dụng, giúp người dùng dễ dàng kiểm nồng độ chất rắn hòa tan, độ pH, tinh khiết, hàm lượng kim loại,.. trong nước nhanh chóng, tiện lợi chỉ trong vòng 3 phút. Cụ thể các bước sử dụng bút thử TDS để kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt như sau:

  • Bước 1: Tháo bút ra khỏi hộp bảo vệ, kiểm tra kỹ hoạt động của các nút ON/OFF trước khi cho bút vào nước để thử.

  • Bước 2: Cho nước vào đầy cốc, cắm đầu điện cực của bút thử vào trong nước. Lưu ý không nên cắm quá 5cm.  

  • Bước 3: Đợi khoảng 3 phút và màn hình LED sẽ hiển thị kết quả. Nếu trên màn hình hiển thị thông số dưới 100ppm thì nguồn nước có độ tinh khiết cao, có thể dùng để uống trực tiếp.

    Nếu thông số hiển thị dao động từ 100 - 300ppm thì nguồn nước của gia đình đang là nước cứng chỉ nên sử dụng để phục vụ cho các nhu cầu sinh hoạt. Trong trường hợp thông số hiển thị trên 300ppm thì có bị ô nhiễm, tồn tại các chất rắn độc hại, không an toàn để sử dụng. 

Cho đầu điện cục hút thử TDS vào bên trong nước

Cho đầu điện cực bút thử TDS vào bên trong nước trong vòng 2 - 3 phút màn hình LED sẽ hiển thị kết quả chất lượng nước 

Bên cạnh việc sử bút thử TDS để kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt, bạn cũng nên đầu tư thêm cho gia đình các sản phẩm máy lọc nước RO được tích hợp thêm tính năng đo chỉ số TDS. Lý do là vì sau khi đo và khắc phục, trong quá trình sử dụng nguồn nước rất dễ tái nhiễm khuẩn, nếu không phát hiện kiệm thời sẽ gây ảnh hưởng đến sức khỏe. 

Bạn có thể tham khảo các dòng máy lọc nước RO IoT có tích hợp chức năng đo chỉ số TDS tại SUNHOUSE như máy lọc nước RO nóng lạnh IoT 10 lõi SUNHOUSE SHA76218CK, máy lọc nước RO IoT 9 lõi SUNHOUSE SHA8827K,... khi nguồn nước xuất hiện các dấu hiệu: độ pH, tinh khiết không đảm bảo, có chất rắn hòa tan, kim loại nặng độc hại,... màn hình sẽ hiển thị và thông báo để giúp bạn nhanh chóng nắm được thông tin và có biện pháp xử lý kịp thời. 

2.2. Dùng thuốc thử

Hiện nay trên thị trường có 3 loại thuốc thử phổ biến dùng để kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt như: thuốc thử đo độ pH, thuốc thử sắt, thuốc thử Clo. Mỗi loại sở hữu các chỉ tiêu khác nhau để đánh giá chất lượng nước sinh hoạt. Cụ thể: 

1 - Kiểm tra bằng thuốc thử đo độ pH 

Thuốc thử đo độ pH giúp xác định nồng độ pH trong nguồn nước sinh hoạt của gia đình có đảm bảo an toàn để sử dụng hay không. Ưu điểm của loại thuốc thử pH này chính là có thể phát hiện được cả nguồn nước có tính axit/kiềm ở mức rất thấp với độ chính xác lên đến 99%. 

Để thực hiện phương pháp này, đầu tiên bạn cần nắm được nồng độ pH trong nguồn nước sinh hoạt đạt chuẩn QCVN 02:2009/BYT của Bộ Y tế cần phải dao động trong khoảng 6 - 8,5, nếu vượt quá mức này thì nguồn nước không còn đảm bảo an toàn cho bạn sử dụng. Cụ thể các bước thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Cho khoảng 50ml nước vào trong một chiếc cốc thủy tinh.

  • Bước 2: Cho khoảng 3 - 4 giọt thuốc thử độ pH vào trong nước và đợi khoảng 10 - 15 giây cho dung dịch chuyển màu.

  • Bước 3: So sánh màu trong dung dịch với bảng màu thang đo độ pH để xác định kết quả. 

Thử độ pH của nước sinh hoạt

Cho khoảng 3 - 4 giọt thuốc thử độ pH vào trong 50ml nước sinh hoạt sau đó so sánh màu sắc của nước với màu sắc trên thang đo để xác định 

2 - Kiểm tra bằng thuốc thử sắt 

Thuốc thử sắt cho phép bạn kiểm tra hàm lượng sắt đang có trong nguồn nước sinh hoạt của gia đình. Bạn có thể dễ dàng tìm mua các bộ dung dịch thuốc thử sắt trên thị trường với mức giá thành rẻ, đi kèm đầy đủ dụng cụ, dễ dàng sử dụng và tiện lợi. Để kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt bằng thuốc thử sắt, bạn thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Làm sạch lọ thủy tinh được đi kèm bên trong bộ dung dịch thử, sau đó cho 50ml nước sinh hoạt vào.

  • Bước 2: Cho gói dung dịch thử vào và lắc đều, nhẹ tay cho đến khi dung dịch hòa tan hoàn toàn.

  • Bước 3: Đợi khoảng 4 phút để dung dịch định hình đúng màu nhất rồi so sánh màu trong nước với bảng màu đi kèm để xác định nồng độ sắt.

    Theo quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT về chất lượng nước sinh hoạt, nồng độ sắt trong nguồn nước không được phép vượt 0,5mg/lít. Nếu vượt mức cho phép này, việc sử dụng nguồn nước thể gây ra các bệnh về mắt, da, hệ tiêu hóa hay thậm chí là ung thư.

Đối chiếu với bảng màu để xác định nồng độ pH của nước

Cho dung dịch thử vào khoảng 50ml nước sinh hoạt, sau đó đợi khoảng 4 phút và đối chiếu với bảng màu để xác định nồng độ sắt trong nước

3 - Kiểm tra bằng thuốc thử Clo 

Chất chỉ thị DPD có tên hóa học là diethyl-p-phenylenediamine là hợp chất được sử dụng để xác định hàm lượng Clo có trong nguồn nước sinh hoạt. DPD khi phản ứng với Clo sẽ tạo ra dung dịch màu hồng, màu hồng càng đậm thì hàm lượng Clo trong nước sinh hoạt càng cao và khi sử dụng có thể làm tổn thương giác mạc, hệ hô hấp,... 

Tuy phương pháp này cho ra kết quả có độ chính xác cao nhưng quá trình thực hiện lại có phần phức tạp. Vì DPD không thể tác dụng trực tiếp với Clo nên phải pha thêm Kali iodua (KI) theo định lượng phù hợp để tạo điều kiện cho DPD phản ứng với Clo. Cụ thể các bước thực hiện như sau:

  • Bước 1: Cho 100ml nước sinh hoạt vào trong lọ thủy tinh và cho 1g kali iodua vào, lắc đều và đợi trong vòng 2 phút để các chất hòa tan với nhau.

  • Bước 2: Cho thêm khoảng 5ml dung dịch đệm có nồng độ pH từ 6,2 - 6,5 và 5m thuốc thử DPD. Lưu ý mỗi chất nên cho cách nhau khoảng 30 giây, không nên cho vào cùng lúc để tránh xuất hiện phản ứng màu giả.

  • Bước 3: So sánh màu trong dung dịch với bảng màu đi kèm. Theo quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT của Bộ Y tế hàm lượng Clo trong nước sinh hoạt không được vượt quá 0,2 - 1 mg/lít và tốt nhất nên ở khoảng mức 0,2 mg/lít. 

Xác định hàm lượng Clo

Sau khi cho nước sinh hoạt phản ứng với các hóa chất cần thiết cần tiến hành so sánh màu trong dung dịch với bảng màu để xác định hàm lượng Clo

2.3. Dùng quỳ tím 

Sử dụng giấy quỳ tím là phương pháp đơn giản, tiết kiệm nhất để đo nồng độ pH trong nguồn nước sinh hoạt. Tuy nhiên phương pháp này chỉ giúp bạn phát hiện được nguồn nước mình đang sử dụng có tính axit hay bazơ mà không xác định được chính xác nồng độ pH cụ thể trong nước. Cụ thể thể các bước thực hiện như sau: 

  • Bước 1: Cho nguồn nước sinh hoạt cần kiểm tra vào một chiếc cốc.

  • Bước 2: Nhúng giấy quỳ vào trong nước, sau đó lấy ra và đợi khoảng 1 - 2 phút cho quỳ tím chuyển màu.

  • Bước 3: So sánh màu trên quỳ tím với thang bảng màu đo nồng độ pH. Nếu quỳ tím chuyển đỏ thì dung dịch đang có tính axit, quỳ tím chuyển xanh thì dung dịch có tính kiềm.

    Trong trường hợp quỳ tím không đổi màu thì nguồn nước đang có độ pH trung tính = 7. Bạn tiến hành so sánh thật kỹ sắc đỏ/xanh trên giấy quỳ với số trên bảng thang đo, nếu độ pH dưới 6 hoặc tính kiềm trên 10 thì nguồn nước đang bị nhiễm axit và dư thừa lượng kiềm quá lớn không phù hợp để sử dụng. 

Nhúng giấy quỳ tím vào nước

Nhúng giấy quỳ tím vào trong nước, sau đó đối chiếu màu trên giấy với bảng màu thang đo để xác định đúng nồng độ pH trong nước 

2.4. Dùng máy đo kiểm tra chất lượng nước

Máy đo kiểm tra chất lượng nước bao gồm các chi tiêu như độ pH, độ đục, độ mặn, lượng oxy hòa tan, chỉ số TDS,... giúp bạn nhanh chóng đánh giá được chất lượng nước sinh hoạt của gia đình.

So với các phương pháp đo từng chỉ tiêu truyền thống, máy đo cho ra kết quả chính xác, chi tiết và tiện lợi hơn rất nhiều. Máy đo còn có khả năng lưu trữ kết quả đo cũ, giúp bạn dễ dàng so sánh chất lượng nước cả lần đo cũ và mới. Để sử dụng máy đo kiểm tra chất lượng nước, bạn cần thực hiện theo các bước sau:

  • Bước 1: Cho khoảng 30ml nước vào một chiếc cốc thủy tinh.

  • Bước 2: Lấy máy đo và gắn đầu dò phù hợp, ví dụ nếu bạn muốn đo nồng độ pH thì gắn đầu nồng độ pH, đo chỉ số TDS thì gắn đầu dò chỉ số TDS,... 

  • Bước 3: Nhấn nút nguồn mở máy và cho đầu điện cực vào nước để đo.

  • Bước 4: Màn hình LED sẽ hiển thị kết quả, so sánh với các chi tiêu được quy định trong quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT để xác định chất lượng nước sinh hoạt. 

Xác định chất lượng nguồn nước

Gắn đầu độ pH, độ mặn, độ đục, chỉ số TDS,.... lần lượt vào nguồn nước để xác định chất lượng nguồn nước sinh hoạt của gia đình 

Bộ lọc nước sinh hoạt là một thiết bị giúp loại bỏ cặn bẩn, tạp chất thô, chất hóa học độc hại, thuốc trừ sâu, kim loại nặng,... ra khỏi nguồn nước. Bạn đang băn khoăn nên mua bộ lọc nước nào phù hợp, tham khảo ngay bài viết bộ lọc nước sinh hoạt gia đình chia sẻ đến bạn Top 11 bộ lọc nước tốt nhất và được nhiều người yêu thích sử dụng nhất hiện nay.

3. 4 cách xử lý tình trạng nước sinh hoạt không đảm bảo 

Nếu sau khi thực hiện kiểm tra và phát hiện nguồn nước của gia đình đang gặp phải các tình trạng như nước bị vàng, nhiễm phèn, nhiễm kim loại,... nhưng bạn vẫn chưa biết nên xử lý như thế nào thì có thể tham khảo ngay 4 cách dưới đây: 

3.1. Nước sinh hoạt nhiễm phèn 

Nước sinh hoạt bị nhiễm phèn là tình trạng nước chứa lượng muối kép được tạo từ amoni sunfat SO4-2 và cation kim loại vượt quá mức cho phép. Thông thường, nguồn nước bị nhiễm phèn sẽ màu vàng đục, mùi khá tanh, khi rót nước ra cốc và để nước lắng trong 10 - 15 phút nước sẽ có hiện tượng kết tủa, sau đó nổi 1 lớp váng màu vàng gạch lên bề mặt. 

Để khắc phục tình trạng nước nhiễm phèn, bạn có thể ứng dụng phản ứng hóa học giữa các vật liệu thiên nhiên như tro bếp, vôi, phèn chua với hợp chất sắt trong nước phèn để làm sạch nước.

Cụ thể, bạn cho tro bếp/vôi/phèn chua vào nước sinh hoạt cần xử lý, khuấy đều và để từ 15 - 30 phút cho cặn lắng toàn bộ xuống đáy, sau đó gạn lấy phần nước đã sạch phèn ở trên để sử dụng. Mặt khác, bạn cũng có thể xây dựng bể lọc thô gia đình để lọc nước phèn, tuy nhiên phương pháp này đòi hỏi chi phí và tính kỹ thuật khá cao. 

Nước nhiễm phèn

Phản ứng hóa học giữa phèn chua và hợp chất sắt trong nước nhiễm phèn có thể khử sạch phèn trong nước

3.2. Nước sinh hoạt bị ô nhiễm 

Nước sinh hoạt bị ô nhiễm là nguồn nước chứa nhiều tạp chất, kim loại, chất hóa học độc hại,...  và thường có các dấu hiệu như nước có màu, mùi lạ, xuất hiện bọt khí, váng nổi trên về mặt. Các chỉ số như độ pH, chỉ số TDS, độ cứng, hàm lượng Clo,... trong nguồn nước sinh hoạt ô nhiễm đều vượt quá mức cho phép của Bộ Y tế. 

Bạn có thể trang bị bộ lọc thô đầu nguồn để lọc sạch các cặn bẩn, tạp chất, vi khuẩn, kim loại,... có trong nước, mang đến nguồn nước sạch, an toàn.

Tuy nhiên, nguồn nước sau khi lọc từ bộ lọc thô chỉ có thể phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày như tắm rửa, nấu nướng,... bởi khả năng lọc sạch của bộ lọc thô chưa đảm bảo an toàn cho việc uống trực tiếp. Do đó, bạn nên trang bị thêm máy lọc nước RO để mang đến cho mình và gia đình nguồn nước sạch, an toàn, chuẩn tinh khiết uống tại vòi. 

Bộ lcọc thô đầu nguồn

Bộ lọc thô đầu nguồn có khả năng lọc sạch vi khuẩn, tạp chất,,.. mang đến nguồn nước sạch, an toàn phục vụ các nhu cầu sinh hoạt thường ngày

Để tham khảo thêm cách khắc phục tình trạng nước sinh hoạt bị ô nhiễm hiệu quả nhanh chóng, mời bạn tham khảo thêm bài 176. nước sinh hoạt bị ô nhiễm 

3.3. Nước sinh hoạt bị vàng  

Nước sinh hoạt bị vàng là tình trạng nước có màu vàng nhạt, không trong như thường ngày và thậm chí có mùi tanh. Thông thường, nước sinh hoạt bị vàng sẽ do ô nhiễm hóa chất từ nhà máy, dư lượng chất canh tác nông nghiệp, tảo phát triển trong đường ống,...

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể lắp đầu lọc trực tiếp tại vòi hoặc xây dựng bể lọc chứa nước giúp loại bỏ sạch tạp chất, bụi bẩn, kim loại,... lẫn trong nước.

Tuy nhiên, khả năng lọc sạch chất hóa học độc hại, vi khuẩn,... của 2 phương pháp này lại không được hiệu quả bằng máy lọc nước RO nên nước sau lọc chỉ được dùng cho các mục đích sinh hoạt. Bạn nên trang bị thêm máy lọc nước RO để có nguồn nước uống trực tiếp an toàn, sạch khuẩn, chất hóa học độc hại, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng.  

Đầu lọc trực tiếp tại vòi

Sử dụng đầu lọc trực tiếp tại vòi để tạp chất, cặn bẩn,... lẫn trong nước sinh hoạt

3.4. Nước sinh hoạt bị nhiễm kim loại nặng

Nước sinh hoạt bị nhiễm kim loại nặng là tình trạng hàm lượng các kim loại như thủy ngân, sắt, crom, asen, chì,.. trong nước đều vượt quá mức quy định.

Thông thường, nước bị nhiễm kim loại nặng sẽ có màu vàng đục, mùi tanh, khai, vị chua/lợ khi uống. Bạn có thể xây dựng bể lọc thô bằng than hoạt tính để khử kim loại nặng trong nước hoặc sử dụng bộ lọc thô đầu nguồn. Tuy nhiên phương pháp này chỉ giúp loại bỏ được 1 phần kim loại trong nước mà không hoàn toàn lọc sạch được. 

Để lọc sạch kim loại nặng trong nước, bạn vẫn nên sử dụng máy lọc nước RO với hệ thống lõi lọc đa tầng cùng màng lọc RO chuyên dụng có kích thước lỗ lọc siêu nhỏ 0,001 micro giúp lọc sạch 99,99% kim loại nặng có trong nước, mang đến nguồn nước sạch, an toàn, chuẩn tinh khiết uống tại vòi. 

Máy lọc nước RO

Nên ưu tiên sử dụng máy lọc nước RO để đảm bảo mang đến nguồn nước an toàn, đảm bảo, sạch 99,99% kim loại nặng, vi khuẩn, chất hóa học độc hại,... 

Mỗi phương pháp đều có khả năng và hiệu quả làm sạch nước nhất định. Tuy nhiên, biện pháp được đánh giá là an toàn, mang đến hiệu quả lâu dài nhất chính là máy lọc nước RO.  Máy có khả năng lọc sạch toàn bộ vi khuẩn, vi rút, tạp chất, chất hóa học độc hại, kim loại nặng,... vượt trội hơn hẳn so với các biện pháp lọc khác.

Từ đó, mang đến nguồn nước sinh hoạt đảm bảo, an toàn, tiện lợi,vừa có thể uống trực tiếp, vừa dùng được cho các nhu cầu sinh hoạt, giúp gia đình phòng tránh các bệnh tật liên quan đến nguồn nước. 

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn các cách kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt và phương pháp xử lý nhanh chóng, hiệu quả. Có khá nhiều cách xử lý tình trạng nước sinh hoạt không đạt chuẩn, nhưng để đảm bảo an toàn, hiệu quả lâu dài, mang đến nguồn nước sạch, tinh khiết, chất lượng luôn ổn định cho mình và gia đình bạn vẫn nên ưu tiên sử dụng máy lọc nước RO.

Nếu còn thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới, SUNHOUSE sẽ giải đáp “tất tần tật” cho bạn nhanh chóng nhất! 

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Máy lọc nước không xuống bình chứa là một hiện tượng thường gặp, đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: tắc lõi lọc, màng lọc RO bị hỏng, van áp cao bị hỏng, bình áp hết khí nén, bơm máy lọc nước bị hỏng. Để khắc phục tình trạng máy lọc nước không xuống bình chứa, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân đến từ đâu sau đó mới tìm cách sửa. Dưới đây, SUNHOUSE đã liệt kê toàn bộ các nguyên nhân kèm theo cách xử lý chi tiết, mời bạn cùng theo dõi. 
Chi tiết
Trong quá trình sử dụng, hiện tượng máy lọc nước không chạy hay máy lọc nước không chạy vẫn ra nước thải là hiện tượng khá phổ biến. Nguyên nhân máy lọc nước không chạy có thể máy đã gặp một số sự cố như: máy lọc nước không được cấp điện, nguồn nước cấp yếu hoặc không có, lõi lọc nước bị tắc, màng lọc RO hoặc bơm áp bị hỏng,...
Chi tiết
Nước thải máy lọc nước chảy liên tục gây lãng phí nguồn nước của gia đình bạn. Xem ngay 7 nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng này nhanh chóng và hiệu quả trong bài sau nhé!
Chi tiết
1800 6680
Top