Máy lọc nước xuất hiện tình trạng nước thải chảy không ngừng khiến bạn rất hoang mang và băn khoăn không biết nên xử lý như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn 7 nguyên nhân khiến nước thải máy lọc nước chảy liên tục và cách khắc phục cực dễ và nhanh chóng, giúp bạn an tâm tiếp tục sử dụng. Mời bạn cùng theo dõi!
Dấu hiệu nước thải máy lọc nước chảy liên tục
Trong quá trình hoạt động, máy lọc nước sẽ cho ra một lượng nước thải nhất định, thông thường tỷ lệ nước thải của máy lọc nước RO là 3:7 hoặc 4:6 với nước tinh khiết. Nghĩa là cứ lọc 10 lít nước đầu vào sẽ cho ra được 3 - 4 lít nước tinh khiết và 6 - 7 lít nước thải.
Ngoài ra, nước thải cũng chỉ xuất hiện khi máy lọc nước đang hoạt động và sẽ chảy từ từ theo đường dây dẫn thoát ra ngoài, không chảy ồ ạt hay quá nhiều một lúc.
Thế nên, nếu máy lọc không hoạt động nhưng lượng nước thải chảy liên tục không ngừng, máy lọc nước xả nước thải nhiều hoặc tình trạng máy lọc nước chỉ ra nước thải không ra nước tinh khiết vượt qua mức cho phép của máy thì chứng tỏ máy lọc nước đang gặp vấn đề và cần phải khắc phục ngay để tránh ảnh hưởng đến chất lượng nước cũng như hiệu suất lọc của máy.
Dưới đây sẽ là 8 nguyên nhân thường gặp và cách sửa máy lọc nước ra nước thải nhiều nhanh chóng, hiệu quả nhất!
Nếu máy lọc nước không hoạt động nhưng vẫn cho ra một lượng nước thải lớn chứng tỏ máy đang bị lỗi cần phải khắc phục ngay (ảnh minh họa)
Nước thải máy lọc nước chạy liên tục không ngắt làm bạn lo lắng không biết nguyên nhân và cách khắc phục như thế nào? Tham khảo ngay bài viết nguyên nhân máy lọc nước chạy không ngắt để tìm ra phương án xử lý tình trạng này nhé!
Sau một thời gian dài sử dụng, thành ống đường dẫn nước đầu vào sẽ bị tích tụ nhiều cặn bẩn làm hạn chế dòng chảy khiến áp lực đầu vào trở nên yếu đi.
Khi nước đầu vào yếu, lượng nước trong máy sẽ không đủ cung cấp cho các bộ lọc trong hệ thống khiến áp lực thẩm thấu qua màng lọc R.O giảm đi, dẫn đến tình trạng máy lọc nước ra nhiều nước thải ít nước tinh khiết, nước ở vòi chảy nhỏ giọt, không mạnh và liên tục như thường ngày.
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên kiểm tra và vệ sinh đường ống dẫn nước đầu vào theo các bước sau:
Bước 1: Ngắt nguồn điện và khóa van cấp nước vào máy lọc.
Bước 2: Tháo đường ống dẫn nước đầu vào ở cốc lọc số 1, khi tháo cần chuẩn bị khăn hoặc 1 mảnh vải để bọc phần đầu đường ống lại, tránh trường hợp nước còn bên trong rò rỉ xuống các bộ phận khác trong máy.
Bước 3: Dùng 1 cây thép nhỏ chọc vào đường ống, sau đó mở van cấp nước, bơm thật mạnh vào đường ống cho trôi sạch bùn đất.
Bước 4: Lắp lại đường ống dẫn nước vào vị trí cũ và khởi động lại hệ thống.
Tháo đường ống dẫn nước đầu vào ở cốc lọc số 1 để tiến hành vệ sinh và làm sạch
Trong trường hợp đã vệ sinh đường ống nhưng nước đầu vào vẫn yếu thì nguyên nhân có thể do bạn để nguồn nước ở quá thấp, bạn chỉ cần điều chỉnh nguồn nước lên cao là được.
Hệ thống van đóng vai trò kiểm soát và điều tiết nguồn nước bên trong máy lọc. Do đó, nếu van máy lọc gặp sự cố, lượng nước trong máy sẽ không còn ổn định dẫn đến tình trạng nước thải chảy liên tục. Thông thường, tình trạng này sẽ xảy ra ở các van như:
Van điện từ nằm ở sau cốc lọc số 3, đóng vai trò điều tiết lượng nước tinh khiết và nước thải, ngăn cho nước thẩm thấu tự do trở lại lõi lọc và chỉ mở khi máy đang hoạt động.
Thế nên, nếu van điện từ bị hỏng hoặc tắc/mở không hết, nước thải sẽ không được chặn lại/ chặn không hết khiến cho dù máy lọc nước không hoạt động nhưng vẫn xuất hiện tình trạng nước thải chảy liên tục.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần xác định xem nước thải chảy liên tục có phải do lỗi từ van điện từ hay không bằng cách, ngắt nguồn điện máy lọc và tháo cút nối ống dẫn nước của bơm tăng áp, nếu có nước chạy ra thì van điện từ chính là nguyên nhân.
Nếu van điện từ bị tắc/ mở không hết hoặc hỏng, nước thải sẽ không được chặn lại hoặc chặn không hết khiến máy lọc xuất hiện tình trạng nước thải chảy liên tục
Lúc này, bạn cần điều chỉnh van điện từ lại đúng vị trí nếu van chưa được mở hết hoặc vệ sinh thật sạch sẽ nếu van bị bám nhiều cặn bẩn dẫn đến tắc nghẽn. Trong trường hợp đã điều chỉnh và vệ sinh nhưng van điện từ vẫn không hoạt động, bạn cần liên hệ ngay đến kỹ thuật viên để được thay mới nhằm đảm bảo máy lọc hoạt động ổn định.
Không nên tự ý thay thế tại nhà, bởi khi lắp van điện từ đòi hỏi độ chính xác về mặt kỹ thuật rất cao. Nếu cách lắp máy lọc nước không đúng có thể khiến tình trạng nước thải chảy liên tục trở nên nặng hơn hoặc ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống lọc của máy.
Bạn đang chuẩn bị mua máy lọc nước nhưng đang phân vân không biết mức độ tiêu thụ điện của máy lọc nước như thế nào? Mọi thắc mắc của bạn được giải đáp trong bài viết Máy lọc nước nóng lạnh có tốn điện không giúp bạn tính được chi phí mỗi tháng khi dùng máy lọc nước.
Van 1 chiều hay còn được gọi là van cơ, là cầu nối giữa máy bơm, bình áp và màng lọc R.O, có nhiệm vụ dẫn và kiểm soát lượng nước từ máy bơm đến màng lọc R.O và từ màng màng lọc R.O tới bình áp, không cho nước chảy ngược lại các lõi lọc.
Nếu van 1 chiều bị tắc nghẽn do tích tụ nhiều bụi bẩn, nước trong bình áp sẽ không còn được giữ lại mà bị rỉ ra khiến cho áp suất của rơ le giảm, nước sau khi lọc thẩm thấu ngược trở lại và theo dòng nước thải chảy ra ngoài. Từ đó, khiến máy lọc xuất hiện tình trạng nước thải chảy liên tục và không có nước tinh khiết ở vòi.
Nếu van một chiều bị tắc nghẽn nước tinh khiết sẽ không được giữ lại trong bình áp và theo dòng nước thải chảy hết ra ngoài
Để khắc phục tình trạng van cơ bị tắc nghẽn, bạn nên kiểm tra và vệ sinh theo các bước dưới đây:
Bước 1: Ngắt nguồn điện và khóa van đường cấp nước đầu nguồn của máy lọc nước.
Bước 2: Dùng tay vặn nhẹ 2 đầu của van cơ để tháo van ra khỏi hệ thống lọc. Lưu ý, nên dùng 1 mảnh vải hoặc khăn mỏng lót bên dưới để tránh rò rỉ nước ra các bộ phận khác của hệ thống lọc.
Bước 3: Dùng tua vít mở hết các ốc có trên van cơ, sau đó mang đi rửa/lau sạch cặn bẩn bám ở màng van các bộ phận khác bên trong van.
Bước 4: Lắp van cơ lại vị cũ trên hệ thống lọc và khởi động lại máy.
Do đó, nếu bạn dùng tay bịt vào đường ống dẫn nước thải từ 15 - 20 giây nhưng không thấy có áp lực hoặc có áp lực nhưng rất yếu thì chứng tỏ máy bơm đang gặp vấn đề cần sửa chữa hoặc thay thế để máy lọc hoạt động ổn định trở lại.
Tuy máy bơm có thể sửa nhưng sau khi sửa bơm sẽ không còn hoạt động tốt như ban đầu và rất dễ hư hỏng trở lại. Thế nên, để tránh tốn kém chi phí sửa chữa nhiều lần, bạn nên liên hệ đến kỹ thuật để được hỗ trợ và thay mới nhanh chóng.
Cần thay mới máy bơm để đảm bảo máy có đủ lực để đẩy nước đến màng lọc R.O, đảm bảo hiệu suất lọc và tránh tình trạng nước thải chảy liên tục
Mời bạn tham khảo thêm bài viết 8 cách xử lý máy lọc nước vẫn chạy nhưng không có nước để có thêm nhiều kinh nghiệm xử lý các lỗi máy lọc nước hiệu quả, nhanh chóng tại nhà.
Màng lọc R.O được xem là “trái tim” của máy lọc nước, có vai trò lọc sạch mọi tạp chất, vi khuẩn, chất hóa học độc hại, ion kim loại nặng,... có trong nước, giữ lại nguồn nước tinh khiết và đẩy phần nước thải ra ngoài. Nguyên nhân và cách sửa máy lọc nước ra nước thải nhiều do màng lọc R.O bị tắc cụ thể như sau:
Sau một thời gian sử dụng lâu dài, màng lọc R.O sẽ bị tắc nghẽn do tích tụ quá nhiều cặn bẩn, khiến nước sạch không thẩm thấu được qua màng lọc mà sẽ theo đường nước thải chảy ra ngoài dẫn đến tình trạng máy lọc nước ra nhiều nước thải.
Để kiểm tra, bạn cần đặt 2 chiếc cốc có cùng dung tích trước vòi nước tinh khiết và vòi nước thải, nếu lượng nước thải vượt quá tỉ lệ 3:7 hoặc 4:6 như thông thường thì chứng tỏ màng lọc R.O đang bị tắc và cần phải thay mới. Để thay mới màng lọc R.O bạn nên thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Rút nguồn điện và khóa van cấp nước đầu vào của máy lọc.
Bước 2: Tháo lõi lọc R.O bằng cách xoay đầu cốc ngược theo chiều kim đồng hồ và tháo lõi lọc cũ ra.
Bước 3: Tháo lớp nilon bao quanh lõi lọc, sau đó vệ sinh sơ qua cốc lọc cũ và đặt lõi lọc mới vào.
Bước 4: Lắp cốc lọc lại vị trí cũ trên hệ thống, lưu ý cần thật chặt để tránh xảy ra rò rỉ ảnh hưởng đến hoạt động của máy lọc.
Bước 5: Xả nước từ 1 - 2 lần, mỗi lần khoảng 30 phút để rửa lại hệ thống, đảm bảo mang đến nguồn nước sạch, tinh khiết nhất.
Hướng dẫn các bước thay màng lọc R.O đơn giản tại nhà
Hệ thống lõi lọc thô đóng vai trò tiếp nhận nguồn nước đầu vào, sau đó loại bỏ sạch cặn bẩn, cát, sạn, vi khuẩn, clo dư thừa,... trước khi dẫn nước đến màng lọc R.O.
Thông thường, lõi lọc thô sẽ có thời hạn sử dụng từ 3 - 6 tháng, qua khoảng thời gian này, lõi lọc dễ bám/tích tụ nhiều bụi bẩn khiến khả năng lọc cặn bẩn và chất thải kém hiệu quả. Từ đó, dẫn đến việc mất cân bằng giữa tỉ lệ lượng nước tinh khiết và chất thải sau khi lọc.
Để khắc phục tình trạng này, bạn nên kiểm tra xem máy lọc nước của mình đã được thay lõi lọc thô định kỳ hay chưa. Nếu đã quá hạn mà chưa thay lõi, bạn cần thực hiện thay mới theo các bước dưới đây:
Bước 1: Rút nguồn điện và khóa van cấp nước đầu vào của máy lọc để đảm bảo không gây rò rỉ nước trong quá trình thay thế.
Bước 2: Vặn đầu cốc lọc theo hướng ngược chiều kim đồng hồ để tháo cốc lọc cũ ra khỏi hệ thống lọc.
Bước 3: Vệ sinh cốc lọc cũ, sau đó bóc lớp bao nilon bao quanh và đặt lõi lọc mới vào.
Bước 4: Lắp cốc lọc vào vị trí cũ trên hệ thống, cần vặn thật chặn để đảm bảo nước không bị rò rỉ trong quá trình hoạt động.
Hướng dẫn thay lõi lọc thô nhanh chóng tại nhà
Nguồn 24V (Adaptor) có chức năng cung cấp điện giúp máy bơm có lực đẩy mạnh, hoạt động ổn định và trơn tru hơn. Nếu Adaptor yếu sẽ khiến máy bơm hoạt động không đúng công suất, áp lực không còn đủ để đẩy nước đến màng lọc R.O, dẫn đến tình trạng thẩm thấu ngược, nước tinh khiết sẽ theo đường nước thải chảy ra ngoài.
Để kiểm tra, bạn có thể đấu nguồn đầu ra của của Adaptor vào đồng hồ đo điện, nếu thiết bị hiển thị 24V thì Adaptor vẫn còn sử dụng tốt và hoạt động bình thường.
Trong trường hợp, không đủ điện áp 24V thì chứng tỏ Adaptor đã bị hỏng và bạn cần liên hệ đến kỹ thuật viên để được thay mới, giúp máy hoạt động ổn định và chấm dứt tình trạng nước thải chảy liên tục.
Nguồn 24V (Adaptor)
Van flow hay còn được gọi là van nước thải, có vai trò điều tiết nước thải và tạo áp suất giúp màng lọc R.O lọc được nhiều nước tinh khiết hơn.
Sau một thời gian sử dụng, thành van flow sẽ bị đóng nhiều cặn bẩn, khiến áp suất lọc giảm nên nhiều người dùng đã dùng vật nhọn chọc vào để thông van khiến màng lọc bên trong van bị rách, hỏng.
Điều này dẫn đến tình trạng nước thải không được hạn chế, van flow không còn đủ khả năng tạo áp lực để đẩy nước tinh khiết xuống bình áp, nước sẽ theo nguồn nước thải chảy liên tục ra ngoài, rất nhanh và mạnh.
Để khắc phục tình trạng này, bạn cần thay mới van flow theo các bước sau:
Bước 1: Ngắt nguồn điện, khóa van nước đầu vào và van bình áp máy lọc nước để đảm bảo an toàn trong quá trình thay thế.
Bước 2: Dùng tay ấn nhẹ vào vòng tròn nhỏ trên van flow để tháo dây nối ở 2 đầu, sau đó tháo van ra khỏi hệ thống lọc. Lưu ý, cần lót thêm một mảnh vải hoặc khăn bên dưới van flow trong quá trình tháo, tránh tình trạng nước rò rỉ ra ngoài ảnh hưởng đến hệ thống lọc.
Bước 3: Lắp van flow vào đúng vị trí cũ trên hệ thống lọc và khởi động lại máy. Trong quá trình lắp, cần đảm bảo lắp đúng chiều van flow, bởi nếu lắp ngược, nước thải sẽ không thải ra ngoài được, dẫn đến hỏng van, máy bơm và nguồn.
Cần lắp đúng chiều van flow để máy luôn hoạt động ổn định, đảm bảo hiệu suất lọc tốt nhất
Để tìm hiểu thêm một số lỗi thường gặp khi sử dụng máy lọc R.O, cũng như có cách khắc phục nhanh chóng, kịp thời, mời bạn tham khảo ngay video dưới đây của SUNHOUSE BIẾT TUỐT nhé:
Để hạn chế liên tục phải tìm cách sửa máy lọc nước ra nước thải nhiều bạn cần lưu ý một số mẹo dưới đây:
Sử dụng nguồn nước đầu vào có chất lượng tốt.
Vệ sinh máy lọc nước định kỳ theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
Thay lõi lọc nước đúng thời hạn.
Nước thải máy lọc nước không thể sử dụng được cho các mục đích ăn uống, sinh hoạt. Nước thải này có thể gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý đúng cách.
Nước thải máy lọc nước có thể được xử lý bằng nhiều phương pháp khác nhau, bao gồm:
Xử lý sinh học: Sử dụng các vi sinh vật để phân hủy các tạp chất, cặn bẩn trong nước thải.
Xử lý hóa học: Sử dụng các hóa chất để loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn trong nước thải.
Xử lý vật lý: Sử dụng các thiết bị vật lý để loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn trong nước thải.
Nước thải máy lọc nước có thể gây ô nhiễm môi trường nếu không được xử lý đúng cách. Nước thải này có thể chứa các tạp chất, cặn bẩn, kim loại nặng, vi khuẩn,… gây hại cho sức khỏe con người và động thực vật.
Có thể tận dụng nước thải máy lọc nước cho một số mục đích khác, chẳng hạn như:
Tưới cây: Nước thải máy lọc nước có thể được sử dụng để tưới cây, hoa, rau. Nước thải này có chứa các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng, giúp cây phát triển tốt.
Rửa xe: Nước thải máy lọc nước có thể được sử dụng để rửa xe. Nước thải này có thể giúp loại bỏ bụi bẩn, dầu mỡ trên xe.
Vệ sinh nhà cửa: Nước thải máy lọc nước có thể được sử dụng để vệ sinh nhà cửa, chẳng hạn như lau sàn, rửa bát đũa,…
Xả nhà vệ sinh: Nước thải máy lọc nước có thể được sử dụng để xả nhà vệ sinh. Nước thải này có thể giúp tiết kiệm nước sạch.
Một số lưu ý khi tận dụng nước thải từ máy lọc nước:
Nước thải máy lọc nước cần được xử lý trước khi sử dụng: Bạn có thể xử lý nước thải máy lọc nước bằng các phương pháp đơn giản như lắng lọc, sử dụng hóa chất hoặc cây xanh.
Nước thải máy lọc nước chỉ nên được sử dụng cho các mục đích không tiếp xúc trực tiếp với da: Bạn không nên sử dụng nước thải máy lọc nước để uống, nấu ăn hoặc tắm rửa.
Có, bạn có thể xử lý nước thải máy lọc nước tại nhà. Có nhiều phương pháp xử lý nước thải máy lọc nước tại nhà, bao gồm:
Xử lý bằng bể lắng: Bể lắng là một bể chứa nước thải, có tác dụng lắng đọng các tạp chất, cặn bẩn trong nước thải. Sau khi lắng đọng, nước thải có thể được thải ra môi trường hoặc tiếp tục được xử lý bằng các phương pháp khác.
Xử lý bằng hóa chất: Sử dụng các hóa chất như phèn chua, vôi,… để loại bỏ các tạp chất, cặn bẩn trong nước thải. Các hóa chất này sẽ phản ứng với các tạp chất trong nước thải, tạo thành các chất kết tủa và lắng xuống đáy bể.
Xử lý bằng cây xanh: Sử dụng các loại cây xanh có khả năng hấp thụ các tạp chất, cặn bẩn trong nước thải. Các loại cây xanh này có bộ rễ phát triển mạnh, có khả năng hấp thụ các chất dinh dưỡng trong nước thải.