Thực trạng ô nhiễm nước ngày nay ngày càng đe dọa đến chất lượng nguồn nước sinh hoạt. Do đó, bạn muốn tìm hiểu các thông tin liên quan đến nước sinh hoạt như tiêu chuẩn, phân loại, thực trạng ô nhiễm,... Từ đó, có hướng xử lý và cách khắc phục kịp thời cho nguồn nước sinh hoạt, bảo vệ sức khỏe gia đình. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn “tất tần tật” thông tin liên quan đến nước sinh hoạt, giúp bạn có góc nhìn tổng quan nhất!
Các thông tin cần biết về nguồn nước sinh hoạt hằng ngày
Nước sinh hoạt là nguồn nước thường được sử dụng để phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. Ví dụ các hoạt động như nấu ăn, tắm rửa, gội đầu, giặt giũ, vệ sinh,... và thường không được dùng để ăn, uống trực tiếp. Nếu muốn có nguồn nước uống trực tiếp, bạn cần phải đun sôi hoặc lọc nước sinh hoạt qua các thiết bị lọc chuyên dụng rồi mới được sử dụng.
Nước sinh hoạt không phải xuất phát từ duy nhất một nguồn nước mà từ nhiều nguồn nước khác nhau tùy theo khu vực, điều kiện sống của từng vùng miền. Cụ thể các nguồn nước sinh hoạt được sử dụng rộng rãi và phổ biến nhất hiện nay có thể kể đến như:
Nước máy là nguồn nước được lấy trực tiếp từ ao hồ, sông suối,... sau đó được làm sạch thông qua các quy trình như lọc thô, khử trùng, khử sắt,... tại các nhà máy nước. Nước sau khi lọc tại nhà máy sẽ được kiểm định kỹ lượng theo những quy chuẩn an toàn cho sức khỏe rồi mới được cung cấp đến các hộ dân. Thông thường, nước máy sẽ được phân phối chủ yếu tại khu vực thành thị, ngoại thành và tỉnh lẻ.
Tuy nhiên, do sự xuống cấp của hệ thống ống dẫn nước, công nghệ, thiết bị lọc không được nâng cấp vào bảo trì thường xuyên nên chất lượng nguồn nước máy hầu như không được ổn định.
Nước máy là nguồn nước đã trải qua các quy trình lọc thô tại nhà máy nước, được sử dụng phổ biến tại thành thị, ngoại thành, tỉnh lẻ
Nước giếng/nước ngầm là nguồn nước được lấy từ mạch nước ngầm thông qua các giếng khoan sâu vào trong lòng đất, xuyên qua các tầng địa chất. Thông thường, nước giếng/nước ngầm sẽ được sử dụng chủ yếu tại các vùng nông thôn/hộ gia đình không có điều kiện tự khoan giếng để có nguồn nước sinh hoạt sử dụng.
Do ở sâu trong lòng đất nên nguồn nước ngầm/nước giếng thường chứa các nguyên tố khoáng và vi lượng. Tuy nhiên, chất lượng nước thường không được ổn định và rất khó kiểm soát vì ảnh hưởng của các tầng địa chất.
Nước mưa thường được các hộ dân ở các vùng núi cao, hải đảo, nông thôn tích trữ từ những cơn mưa lớn, sau đó dự trữ để phục vụ cho các mục đích sinh hoạt. Trong nước mưa thường chứa lượng lớn muối khoáng như Canxi, Magie,... và nhiều axit hòa tan, vi khuẩn độc hại do ảnh hưởng từ môi trường. Chính vì thế, nếu sử dụng nguồn nước mưa phục vụ các sinh hoạt hằng ngày lâu dài có thể gây ra các vấn đề như viêm da, mẩn ngứa, đau bụng, tiêu chảy, giun sán,...
Nước mưa thường được các hộ dân tại các vùng hải đảo, ven biển tích trữ phục vụ cho các mục đích sinh hoạt
Hiện nay, tại Việt Nam đang áp dụng quy chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT - quy chuẩn quốc gia cao nhất dành cho nguồn nước sinh hoạt do Cục Quản lý môi trường y tế biên soạn, Vụ Pháp chế trình duyệt, Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định, Bộ Y tế ban hành từ ngày 2 tháng 6 năm 2010. Nước sinh hoạt đạt chuẩn phải không có mùi, màu, vị la, không lẫn tạp chất, kim loại nặng hay bất kỳ chất hóa học độc, vi khuẩn độc hại gây ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng trong quá trình sử dụng.
Quy chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT sẽ bao gồm 21 chỉ tiêu hóa lý: Crom, Asen, Clorat,... 5 chỉ tiêu vi sinh: Coliform, E.coli,.. và 2 chỉ tiêu liên quan đến các chất phóng xạ. Mỗi chỉ tiêu đều có ngưỡng quy định phù hợp, đảm bảo nguồn nước sinh hoạt luôn an toàn với sức khỏe người dùng.
QCVN 6-1:2010/BYT - quy chuẩn Quốc gia cao nhất dành cho nguồn nước uống sinh hoạt hiện nay
Để có thể tự kiểm tra, đánh giá chất lượng nguồn nước sinh hoạt gia đình đang sử dụng, mời bạn tham khảo chi tiết, cụ thể các chỉ tiêu theo QCVN 6-1:2010/BYT ngay bài viết 179. tiêu chuẩn nước sinh hoạt.
Nguồn sinh hoạt hiện nay đang bị ô nhiễm trầm trọng do tác động từ môi trường và các hoạt động sinh hoạt của con người, khiến một số khu vực rơi vào tình trạng không có nước sạch để sử dụng. Cụ thể thực trạng nguồn nước sinh hoạt hiện nay như sau:
Tại thành thị: tình trạng nước ô nhiễm kim loại, chất hóa học,... tại các thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Hải Phòng. Đà Nẵng,... do chất/nước thải từ các hoạt động sinh hoạt, nhà máy, xí nghiệp không được xử lý thải trực tiếp ra môi trường. Các chỉ số oxy hòa tan như NO2, NH4, BOD, NO3,... trong các nguồn nước tại đây đều vượt quá mức cho phép của Bộ Y tế, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người dùng khi sử dụng.
Tại nông thôn/vùng núi: tình trạng nước nhiễm phèn, nhiễm mặn, nhiễm đá vôi,... tại các vùng đồng bằng và ven biển đặc biệt nhiều, khiến người dân rơi vào tình trạng thiếu nước ngọt trầm trọng. Mặt khác, tại một số vùng nông thôn, núi cao, người dân còn thải trực tiếp các hóa chất nông nghiệp, chất thải sinh hoạt của gia đình, gia súc, gia cầm trực tiếp ra môi trường. Từ đó, dẫn đến chất độc hại ngấm dần vào các mạch nước ngầm khiến nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng, gây ra các mầm bệnh nguy hiểm khi sử dụng.
Tình trạng nguồn nước bị ô nhiễm do nước thải sinh hoạt, chất thải từ nhà máy xí nghiệp,... tại thành thị, nông thôn/vùng núi ngày càng diễn ra trầm trọng
Để khắc phục tình trạng nước sinh hoạt bị ô nhiễm có rất nhiều cách, mỗi cách đều sở hữu ưu/nhược điểm riêng biệt phù hợp với từng mức độ ô nhiễm và nhu cầu sử dụng của người dùng. Dưới đây là bảng tổng hợp các phương pháp khắc phục nước sinh hoạt ô nhiễm và ưu/nhược điểm của từng phương pháp:
Phương pháp |
Ưu điểm |
Nhược điểm |
Lọc nước sinh hoạt qua máy lọc RO |
|
_ |
Sử dụng bộ lọc thô đầu nguồn |
Lọc sạch hoàn toàn tạp chất, vi khuẩn, chất hóa học độc hại, kim loại nặng,... >5 micron, đảm bảo an toàn cho người dùng khi sử dụng phục vụ các nhu cầu sinh hoạt hằng ngày. |
Chưa có khả năng lọc sạch vi khuẩn, virus, kim loại nặng,...<0,0001 micron nên chưa đảm bảo an toàn cho việc ăn uống trực tiếp. |
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường |
Giúp làm giảm tình trạng ô nhiễm nguồn nước và môi trường. |
Hiệu quả chậm, tình trạng nguồn nước ô nhiễm hiện tại không được khắc phục triệt để, một số bộ phận chưa có ý thức bảo vệ môi trường. |
Phân loại rác thải sinh hoạt hợp lý |
|
Chưa phổ biến nên ít được người dân tuân thủ và áp dụng. |
Tránh tích trữ nước trong bể chứa |
Bảo vệ sức khỏe, tránh tình trạng nước trong bể chứa bẩn rồi xả trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm các mạch nước ngầm. |
Chỉ giúp giảm thiểu nguy cơ, chưa khắc phục được tình trạng ô nhiễm. |
Sử dụng tiết kiệm nguồn nước sạch |
|
Chưa khắc phục được triệt để tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay. |
Bên cạnh thực trạng ô nhiễm, trong quá trình sử dụng, nước sinh hoạt còn gặp phải nhiều vấn đề khác gây ảnh hưởng đến sức khỏe và làm gián đoạn nhu cầu sử dụng của gia đình. Cụ thể các vấn đề và cách khắc phục như sau:
Nước bị vàng là tình trạng khá thường gặp trong quá trình sử dụng nước sinh hoạt. Thông thường, nước sẽ có màu từ vàng nhạt, vàng đậm, vàng nâu tăng dần phản ánh từng mức độ ô nhiễm, kèm theo mùi tanh khó chịu, gây ra các vấn đề về sức khỏe như mẩn ngứa, dị ứng, rối loạn tim mạch, ảnh hưởng đến hệ tiêu hoá, sức đề kháng,.. nếu sử dụng lâu dài.
Nước sinh hoạt bị vàng là nguồn nước đã bị ô nhiễm khá nặng, gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dùng khi sử dụng
Dưới đây là bảng tổng hợp chi tiết, cụ thể các nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nước sinh hoạt bị vàng:
Nguyên nhân |
Cách khắc phục |
Đường ống nước nguồn/hộ gia đình bị rỉ sét |
|
Tảo phát triển trong đường ống dẫn nước |
|
Nguồn nước nhiễm sắt cao |
|
Nguồn nước bị ô nhiễm hóa chất công nghiệp |
Sử dụng máy lọc nước RO, bộ lọc thô để lọc sạch chất hóa học độc hại, kim loại nặng,... có trong nước. |
Mạch nước ngầm chứa dư lượng lớn chất canh tác nông nghiệp |
|
Nhà máy sửa chữa đường ống cấp nước |
Sử dụng đầu lọc tại vòi nếu chỉ muốn khắc phục tình trạng nước bị vàng trong thời gian đợi nhà máy khắc phục lỗi. Trong trường hợp muốn mang đến nguồn nước an toàn, đảm bảo nên đầu tư bộ lọc thô hoặc máy lọc nước RO. |
Để tham khảo thêm các nguyên nhân gây ra tình trạng nước sinh hoạt bị vàng, cũng như các biện pháp khắc phục cụ thể, hiệu quả, mời bạn tham khảo thêm bài viết Nước sinh hoạt bị vàng
Dị ứng nước sinh hoạt có thể xuất hiện ở cả nước máy, nước giếng và nước ngầm khi người dùng tiếp xúc với nguồn nước đang bị ô nhiễm, gây ra các triệu chứng như nổi mẩn ngứa, mề đay, da sưng đỏ, mưng mủ, chóng mặt, tức ngực, ngạt thở,...
Dị ứng nước sinh hoạt gây ra các vấn đề như nổi mẩn, mề đay, tức ngực, ngạt thở,...
Dưới đây là bảng tổng hợp các nguyên nhân và phương pháp khắc phục tình trạng dị ứng nước sinh hoạt mà SUNHOUSE tổng hợp được.
Nguyên nhân |
Cách khắc phục |
Nguồn nước bị nhiễm phèn/lợ/mặn, kim loại nặng |
|
Nguồn nước chứa dư lượng lớn chất canh tác nông nghiệp |
|
Nước sinh hoạt chứa hàm lượng Clo cao vượt quá mức quy định |
|
Nguồn nước sinh hoạt chứa vi khuẩn |
Nước sinh hoạt có mùi hôi là nguồn nước đã bị nhiễm vi khuẩn, chất độc hại, kim loại nặng,... gây ra các mùi lạ xăng dầu, mùi nấm mốc, mùi khai,... Nguồn nước này thường gây ảnh hưởng trực tiếp đến da, tim mạch, hệ tiêu hóa, hô hấp,... của người dùng khi sử dụng.
Nước sinh hoạt có mùi hôi làm gián đoạn nhu cầu sử dụng nước và làm ảnh hưởng đến sức khỏe người dùng
Dưới đây là bảng tổng hợp chi tiết, cụ thể các nguyên nhân gây ra tình trạng nước sinh hoạt có mùi hôi và hướng khắc phục phù hợp, hiệu quả:
Nguyên nhân |
Cách khắc phục |
Mùi xăng dầu do bị nhiễm kim loại nặng |
Sử dụng máy lọc nước RO hoặc bể lọc thô. Tuy nhiên, bể lọc thô chỉ dành cho các nguồn nước có nồng độ ô nhiễm thấp và không dùng để uống trực tiếp. |
Mùi Clo do sơ xuất của nhà máy xử lý nước |
|
Mùi xăng dầu do rò rỉ bể nguyên liệu |
Sử dụng máy lọc nước RO để đảm bảo các chất hóa học độc hại trong nước được lọc sạch hoàn toàn. |
Mùi hôi thối nồng nặc do bể phốt có vấn đề |
Sử dụng bộ lọc thô đầu nguồn nếu gia đình chỉ dùng nước cho các mục đích sinh hoạt thông thường. Trong trường hợp cần dùng nước cho các nhu cầu sinh hoạt và cả ăn uống trực tiếp thì nên ưu tiên đầu tư máy lọc nước RO. |
Mùi nấm do nước bị tồn đọng quá nhiều cặn bẩn |
Xây dựng bể lọc thô, sử dụng bộ lọc thô hoặc máy lọc nước RO để lọc cặn bẩn trong nước. |
Mùi khai do nồng độ amoni vượt quá mức cho phép |
Sử dụng máy lọc nước RO để đảm bảo sạch lên đến 99,99% amoni trong nước, đảm bảo an toàn cho người dùng khi sử dụng. |
Mùi trứng thối do mạch nước ngầm bị nhiễm khuẩn |
Dùng Clo để khử khuẩn trong nước nếu đã nắm rõ được quy định về thời gian và liều lượng của phương pháp này hoặc sử dụng máy lọc nước RO để lọc vi khuẩn. |
Mùi nhựa do vật dụng đựng nước không đảm bảo |
Không nên tích trữ, bảo quản nước trong các vật dụng không đảm bảo mà thay vào đó nên sử dụng máy lọc RO để mang đến nguồn nước sạch, lâu dài, bảo vệ sức khỏe cho cả gia đình. |
Mùi rỉ sét đường ống nước không đảm bảo |
Thay đường ống nước mới hoặc trang bị máy lọc nước RO để giải quyết tình trạng nước có mùi rỉ sét do đường ống. |
Tham khảo bài viết 9 Nguyên nhân nước sinh hoạt có mùi hôi và cách khắc phục để tìm hiểu chi tiết hơn về các nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nước sinh hoạt có mùi hôi.
Để đảm bảo cung cấp đến bạn các thông tin về nước sinh hoạt đầy đủ, chi tiết nhất, dưới đây SUNHOUSE sẽ giải đáp thêm 3 câu hỏi thường được người dùng thắc mắc nhiều nhất về nước sinh hoạt. Cụ thể:
Theo Quy chuẩn Kỹ thuật quốc gia QCVN 6-1:2010/BYT của Bộ Y tế, nồng độ pH đạt chuẩn trong nước dao động từ 6 - 8,5. Nếu nước có độ pH thấp (>6) thì lượng ion H+ trong nước đang vượt quá mức quy định và thiên về tính axit, có thể gây lão hóa da, suy giảm hệ miễn dịch khi sử dụng. Trong trường hợp nước có độ pH cao (<8,5) thì lượng ion H+ trong nước đang quá thấp khiến nước thiên về tính bazơ, gây sỏi thận nếu sử dụng lâu dài.
Tham khảo thêm bài viết 177. nước sinh hoạt có độ ph bao nhiêu để tìm hiểu chi tiết hơn và độ pH trong nước và “bỏ túi” một số cách kiểm tra nồng độ pH trong nước sinh hoạt ngay tại nhà.
Thang đo độ pH nước sinh hoạt (ảnh minh họa)
Không nên dùng nước sinh hoạt để uống trực tiếp bởi đây là nguồn nước mới chỉ trải quy trình lọc thô tại các nhà máy nước hoặc chỉ được đun sôi để tiêu diệt vi khuẩn bởi người dùng. Do đó, các vi khuẩn, tạp chất, chất hóa học, kim loại nặng,... kích thước nhỏ vẫn còn tồn tại gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe người dùng nếu sử dụng để uống trực tiếp.
Tham khảo bài viết 180. nước sinh hoạt có uống được không để nắm được các trường hợp có thể và không thể uống nước sinh hoạt.
Hiện nay, chất được Bộ Y tế chứng nhận và được các nhà máy nước ứng dụng để diệt trùng nước sinh hoạt là Clo. Clo thực chất là một Halogen có tính oxi hóa cực mạnh nên khi tác dụng với nước sẽ tạo ra Axit Hypoclorit (HOCl) - chất khử trùng siêu mạnh. Chất này có khả năng khuếch tán xuyên qua vỏ tế bào của vi sinh, phá hủy men và quá trình trao đổi khiến vi sinh vật không dinh dưỡng để duy trì sự sống. Từ đó, giúp mang đến nguồn nước sạch khuẩn, an toàn cho sức khỏe người dùng.
Để tìm hiểu thêm về ưu/nhược điểm khi dùng Clo diệt trùng nước sinh hoạt và cách diệt trùng nước sinh hoạt bằng Clo ngay tại nhà mời bạn tham khảo bài viết chất nào dùng để diệt trùng nước sinh hoạt hiệu quả
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn mọi thông tin liên quan đến vấn đề nước sinh hoạt. Hy vọng những thông tin từ bài viết đã giúp bạn xác định được thực trạng nguồn nước sinh hoạt của gia đình, đồng thời có hướng khắc phục hiệu quả, kịp thời. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới, SUNHOUSE sẽ giải đáp cho bạn nhanh chóng nhất!