Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm đang là vấn đề đáng báo động tại Việt Nam và cả thế giới, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của mỗi người. Thế nhưng bạn lại chưa nắm rõ được thực trạng nguồn nước bị ô nhiễm tại Việt Nam như thế nào, chưa biết cách khắc phục để mang lại nguồn nước sạch, an toàn? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn tình trạng nước sinh hoạt bị ô nhiễm tại Việt hiện nay, các nguyên nhân chủ yếu và hướng khắc phục hiệu quả, an toàn. Mời bạn cùng theo dõi!
Nguyên nhân khiến nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm và cách khắc phục hiệu quả, an toàn!
Tình trạng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt tại Việt Nam hiện nay không chỉ xảy ra ở nông thôn mà tại các thành phố lớn và các tỉnh lân cận cũng rất nghiêm trọng. Cụ thể như sau:
Tại các thành thị, thành phố lớn như TP.HCM, Hà Nội, Đà Nẵng,... tình trạng nước nhiễm phèn, mặn,... ít diễn ra hơn so với các vùng nông thôn nhưng tình trạng nước ô nhiễm kim loại, chất hóa học,.. lại rất nhiều.
Bởi lượng rác thải sinh hoạt lại lớn cộng thêm chất thải từ nhà máy, xí nghiệp,... hầu như đều không được xử lý mà thải trực tiếp ra các nguồn tiếp nhận như sông, suối, ao, hồ,... khiến nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng, các chỉ số như oxy hòa tan, BOD, NO2, NO3, NH4,... trong nước đều vượt quá mức cho phép.
Theo thống kê của Bộ Tài Nguyên và Môi trường, tại Hà Nội và TP.HCM lượng rác thải sinh hoạt thải ra môi trường hiện nay lên đến 700.000 - 900.000 m3/ngày nhưng chỉ có 10% là được xử lý, còn lại được xả tiếp ra sông ngòi, ao hồ,... khiến cá chết hàng loạt, ô nhiễm phủ rộng.
Ngoài ra, tại TP. Thái Nguyên lượng nước thải từ các nhà máy dệt, luyện kim,... được thải ra ngoài còn chiếm đến 15% lưu lượng sông cầu, dẫn đến nguồn nước tại đây biến thành màu nâu và có mùi rất khó chịu.
Nước thải từ các nhà máy, xí nghiệp thải trực tiếp ra môi trường khiến nguồn nước tại thành thị bị ô nhiễm nghiêm trọng
Nước sinh hoạt có độ pH bao nhiêu đạt chuẩn, tốt cho sức khỏe? Đáp án có trong bài viết nước sinh hoạt có độ ph bao nhiêu giúp bạn có thêm những thông tin hữu ích về độ pH và cách kiểm tra độ pH nhanh chóng tại nhà.
Ưu điểm của các nông thôn/vùng núi là lượng chất thải từ các nhà máy, xí nghiệp ít nhưng tình trạng nước nhiễm phèn, mặn lại khá nhiều, đặc biệt là ở các khu vực đồng bằng và ven biển.
Theo Cục Quản lý Tài nguyên, tại Long An và các tỉnh miền Tây đã diễn ra tình trạng nước nhiễm mặn sâu tận 80 - 90km, khiến người dân gặp tình trạng thiếu nước ngọt.
Bên cạnh đó, tình trạng nước nhiễm phèn tại Quảng Ngãi cũng rất trầm trọng, theo UBND xã Đức Hiệp, có hơn 80% hộ dân đang phải sử dụng nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm phèn.
Tình trạng nước nhiễm phèn, mặn ở các vùng đồng bằng, ven biển khá nghiêm trọng khiến người dân lâm vào cảnh thiếu nước ngọt sinh hoạt
Ngoài nước nhiễm phèn, mặn, tại các vùng nông thôn/ vùng núi, người dân còn thải trực tiếp các chất sinh hoạt của gia đình, gia súc, gia cầm trực tiếp ra môi trường khi chưa được xử lý khiến chúng ngấm dần vào các mạch nước ngầm hoặc rửa trôi ra ao hồ dẫn đến tình trạng ô nhiễm nước diễn ra ngày càng nặng.
Bạn có thể kiếm tra chất lượng nước sinh hoạt của gia đình mình qua 6 cách kiểm tra chất lượng nước sinh hoạt nhanh chóng, đơn giản và chính xác tại nhà.
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, bao gồm cả nguyên nhân khách quan từ tự nhiên và nguyên nhân chủ quan do tác động của con người. Sau khi nghiên cứu và tìm hiểu, SUNHOUSE đã tổng hợp được 7 nguyên nhân cụ thể dưới đây:
Các hiện tượng tự nhiên xảy ra hằng năm như lũ lụt, bão,... sẽ khuấy động bùn đất, xác chết động vật,... trong cống rãnh, cuốn theo lượng rác thải lớn, chất hóa học độc từ bãi rác chung vào trong sông, suối, ao, hồ khiến nguồn nước bị ô nhiễm.
Không những thế, trong quá trình cuốn trôi, nước lụt còn có thể bị nhiễm các hóa chất dùng trong nghiệp, kỹ nghệ ở các khu phế thải khiến nguồn nước sinh hoạt bị nhiễm hóa chất.
Mặt khác, lượng xác chết của động vật, cây cối, lá cây rụng,... trong tự nhiên bị phân hủy thành các chất hữu cơ thấm vào trong đất và ăn sâu vào các mạch nước ngầm cũng là nguyên nhân khiến nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm
Ngoài ra, các tính chất địa chất tự nhiên như đất phèn, đất nhiều canxi, sắt,... ngày càng gia tăng mỗi năm cũng là nguyên nhân khiến tình trạng nước nhiễm phèn, mặn trở nên trầm trọng.
Mưa bão, lũ lụt sẽ kéo theo lượng lớn rác thải trong cống rãnh, bãi rác thải chung trôi ra sông, suối, ao, hồ gây ô nhiễm nguồn nước
Sự gia tăng dân số ngày càng mạnh mẽ khiến lượng rác thải và chất thải trong quá trình sinh hoạt hằng ngày của các hộ gia đình ngày càng tăng cao. Một số hộ dân đã đổ trực tiếp rác và chất thải ra ao hồ, sông, suối,... khiến nguồn nước mặt, nước ngầm bị ô nhiễm trầm trọng, gây ra các bệnh nguy hiểm trong quá trình sử dụng.
Không những thế, do đặc thù lượng rác thải chưa được phân loại tại nguồn và có phương pháp xử lý phù hợp, phần lớn lượng rác sẽ được chôn lấp dưới đất, khi phân hủy sẽ tác động trực tiếp lên các mạch nước ngầm dẫn đến ô nhiễm.
Nhiều hộ dân đã đổ trực tiếp rác thải sinh hoạt ra môi trường khiến nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng
Theo P.GS Nguyễn Huy Nga - Cục trưởng Cục quản lý môi trường y tế từng chia sẻ: “Hiện đang có 46% bệnh viện, phòng khám không có hệ thống xử lý nước/rác thải ý tế do kinh phí còn hạn chế. Mặt khác, hệ thống xử lý nước/rác thải tại nhiều bệnh viện, phòng khám, cơ sở ý tế đang ở tình trạng xuống cấp, quá tải khiến lượng rác thải ngày càng bị ứ đọng”.
Để giải quyết tình trạng ứ đọng rác thải y tế, nhiều cơ sở đã thải trực tiếp các chất thải rắn như găng tay cao su, bông băng, ống tiêm, khẩu trang,... ra ngoài môi trường. Còn lượng nước thải sẽ được dẫn ra ao hồ, sông suối hoặc đào hố tại khu vực lân cận để độ xuống.
Với hàm lượng độc tố cao, rác/nước thải ý tế khi bị phân hủy, hòa lẫn vào nước sinh hoạt hay ngấm vào các mạch nước ngầm sẽ gây ô nhiễm nghiêm trọng và phát ra các mầm bệnh nguy hiểm khi sử dụng.
Lượng lớn rác thải y tế phải thải trực tiếp ra môi trường do không có đủ hệ thống xử chuyên dụng
Theo thống kê từ Bộ Tài Nguyên và Môi Trường, tỷ lệ các khu công nghiệp được trang bị hệ thống xử lý chất thải hiện chỉ chiếm 66%, trong khi đó có rất nhiều khu công nghiệp đã xây dựng xong hệ thống xử lý nước nhưng không vận hành hoặc vận hành không hiệu quả dẫn đến khoảng 70% lượng nước thải mỗi ngày từ các nhà máy, xí nghiệp thải trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý.
Trong lượng nước thải này chứa phần lớn các amino có khả năng gây ô nhiễm như K, P4O3, S4O2, Cl-, Na+,.. và lượng lớn kim loại nặng như Hg, Fe, Cr,Pb,... Các chất này nếu hòa tan vào trong nguồn nước khiến tính chất nước biến đổi theo chiều hướng có hại, ảnh hưởng đến trực tiếp đến sức khỏe người dùng.
Dư lượng hóa chất từ các khu công nghiệp thải trực tiếp ra môi trường cũng là nguyên nhân khiến nguồn nước mặt và các mạch nước ngầm bị ô nhiễm
Các hoạt động sản xuất nông nghiệp như chăn nuôi, trồng trọt,... cũng là nguyên nhân dẫn đến ô nhiễm nguồn nước. Theo đó, chất thải gia súc, gia cầm, thức ăn thừa,... thường được người dẫn xả trực tiếp ra môi trường mà không qua xử lý, gây ô nhiễm nguồn nước mặt ở các khu vực lân cận. Không những thế, khi lượng chất thải này phân hủy còn ngấm sâu vào trong đất, ảnh hưởng đến các mạch nước ngầm.
Ngoài ra, việc người dẫn sử dụng các hóa chất nông nghiệp như thuốc diệt cỏ, trừ sâu,... vượt mức cho phép dẫn đến tồn dư lượng lớn hóa chất trên mặt đất, không khí. Khi mưa xuống, lượng hóa chất này sẽ bị cuốn trôi ra ao, hồ, sông, suối,.. hoặc ngầm dần vào các mạch nước ngầm khiến nguồn nước bị ô nhiễm trầm trọng.
Sử dụng lượng lớn các hóa chất nông nghiệp như thuốc trừ sâu, diệt cỏ,... sẽ ngấm vào trong đất dẫn đến ô nhiễm các mạch nước ngầm
Đô thị hóa là quá trình tất yếu để phát triển của mỗi quốc gia trên thế giới. Tuy nhiên, quá trình chặt bỏ cây cối, phá rừng để quy hoạch cơ sở hạ tầng, đường xá, cao tốc,... đã phá vỡ sự cân bằng của tự nhiên mà thay vào đó là sự gia tăng lượng rác thải sinh hoạt, nước thải từ các khu công nghiệp.
Điều này đã gây ra sự quá tải đối với các hệ thống hạ tầng kỹ thuật đô thị như thoát nước, thu gom rác/xử lý rác, cấp nước,... dẫn đến việc các khu dân cư, công nghiệp phải thải trực tiếp ra môi trường khiến nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
Quá trình đô thị hóa đã làm gia tăng lượng lớn rác/nước thải gây quá tải các hệ thống xử lý dẫn đến ô nhiễm môi trường nước
Ô nhiễm môi trường, không khí là tiền đề dẫn đến ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt. Lượng lớn rác/nước thải sinh hoạt, công nghiệp, nông nghiệp thải trực tiếp ra môi trường đất dễ thấm qua các tầng địa chất gây ô nhiễm các mạch nước ngầm và nước mặt.
Ngoài, không khí bị ô nhiễm do phun thuốc trừ sâu, diệt cỏ, khói bụi từ nhà máy, xe cộ,... khi mưa xuống, nước mưa bị nhiễm chất độc trôi xuống ao, hồ, sông, suối hay ngấm vào đất cũng khiến nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm.
Không khí bị ô nhiễm sẽ dẫn đến tình trạng nước mưa cuốn trôi dư lượng chất động hại từ không khí vào trong đất và nước gây ô nhiễm
Nước sinh hoạt được nhiều người sử dụng uống trực tiếp. Nhiều người thắc mắc về vấn đề uống nước sinh hoạt có ảnh hưởng đến sức khỏe không? Tham khảo ngay bài viết Nước sinh hoạt có uống được không? Nên lọc với máy lọc RO trước để giải đáp thắc mắc về uống nước sinh hoạt và các trường hợp uống hay không nên uống nước sinh hoạt.
Ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt gây ảnh hưởng cực nghiêm trọng đến môi trường sống, sức khỏe con người và cả sự phát triển kinh tế. Cụ thể như sau:
Nguồn nước sinh hoạt có tác động trực tiếp đến sức khỏe con người, tuổi thọ và năng suất làm việc của mỗi người. Nếu nguồn nước bị ô nhiễm sẽ gây ra các tác hại như:
1 - Tác hại khi dùng nước sinh hoạt ô nhiễm tắm gội:
Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm thường chứa dư lượng lớn muối hòa tan, sắt, mangan, chất hóa học độc hại, vi khuẩn,... Nếu sử dụng nguồn nước này để tắm gội có thể khiến các tế bào da bị tổn hại, khô da đầu dẫn đến dị ứng da, lão hóa da nhanh chóng, tóc khô, xơ,...
Mặt khác, nguồn nước bị ô nhiễm cũng không có khả năng rửa sạch xà phòng trên cơ thể khi tắm gội, lâu ngày sẽ khiến lỗ chân lông trên da, da đầu bít tắc, tích tụ nhiều dầu nhờn, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển, xâm nhập gây ra các vấn đề như nấm da đầu, mụn trứng cá, chàm, mụn bọc, mụn ẩn,..
2 - Tác hại khi dùng nước sinh hoạt ô nhiễm giặt giũ:
Sử dụng nước sinh hoạt bị ô nhiễm để giặt giũ, đặc biệt là nước nhiễm phèn, nhiễm mặn, nhiễm sắt,... sẽ khiến quần áo nhanh chóng bị xỉn màu, thô ráp, dễ hỏng và rách.
Ngoài ra, giặt quần áo bằng nguồn nước bị ô nhiễm còn khiến quần áo bị bám các vi khuẩn, virus,... có trong nước, khi mặc vào dễ bị kích ứng da gây nổi mẩn, ngứa ngáy,...Thậm chí dẫn đến các bệnh về tay chân miệng, đường ruột,.. khi chạm vào quần áo nhưng vô tình quên rửa tay trước khi ăn uống.
Khi mặc quần áo được giặt từ nguồn nước bị ô nhiễm, vi khuẩn có thể xâm nhập vào da gây dị ứng, nổi mẩn,...
3 - Tác hại khi dùng nước sinh hoạt ô nhiễm nấu nướng:
Nguồn nước sinh hoạt chứa rất nhiều vi khuẩn, kim loại nặng, chất hóa học độc hại,... nếu sử dụng để nấu nướng có thể khiến đường tiêu hóa bị viêm nhiễm, hình thành sỏi trong mật, ảnh hưởng đến hệ thần kinh trung ương,... đe dọa đến tính mạng con người.
Theo BS. Võ Thị Thanh Hải - Khoa Nội khoa tổng quát, Bệnh viện Quốc tế City, việc sử dụng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm để nấu nướng có thể gây tiêu chảy, tả lỵ, thương hàn, viêm gan B,... thậm chí là xuất hiện các tế bào ung thư phát triển trong cơ thể.
Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm tác động không nhỏ đến nền kinh tế. Đối với các hộ gia đình nuôi trồng động thực vật, nếu sử dụng nguồn nước bị ô nhiễm, lượng hóa chất, vi khuẩn tồn tại trong nước có thể khiến cho các sinh vật, thực vật còi cọc, khó phát triển hay thậm chí chết dần chết mòn, dẫn đến năng suất mùa vụ suy giảm trầm trọng.
Đối với các ngành công nghiệp, nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm còn gây hư hại các thiết bị khiến hoạt động sản xuất bị ngưng trệ. Đặc biệt là các ngành công nghiệp phải sử dụng lò hơi để cung cấp nhiệt, nguồn nước ô nhiễm có thể khiến đường ống bị tắc nghẽn, ứ đọng dẫn đến cháy nổ.
Hiện tượng cá nuôi trồng chết hàng loạt do nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm
Nếu sử dụng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm để phục vụ các mục đích sinh hoạt hằng ngày, sau đó lại tiếp tục thải ra môi trường sẽ khiến sự ô nhiễm ngày càng phổ rộng và nặng hơn. Nhiều khu vực nước bị ô nhiễm quá nặng có thể chuyển thành đen, bốc mùi hôi thối nồng nặc, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống hằng ngày và mỹ quan đô thị.
Để khắc phục tình trạng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm hiện nay, bạn cần có biện pháp chủ động tạo nguồn nước sạch, an toàn cho mình và gia đình, đồng thời có ý thức và trách nhiệm trong việc chung tay bảo vệ môi trường nước. Cụ thể như sau:
Máy lọc nước RO hiện đang là giải pháp an toàn, lâu dài được nhiều hộ gia đình tin tưởng lựa chọn để có nguồn nước sinh hoạt sạch, an toàn, uống trực tiếp ngay tại vòi mà không lo ảnh hưởng đến sức khỏe.
Lý do là vì máy lọc nước RO được trang bị hệ thống lõi lọc đa tầng, giúp lọc sạch cặn bẩn, kim loại nặng, chất hóa học độc hại, asen, amip,... có trong nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm, mang đến nguồn nước đảm bảo, giúp gia đình phòng tránh các bệnh tật liên quan đến nguồn nước.
Máy lọc nước RO có khả năng lọc sạch mọi tạp chất, vi khuẩn, kim loại nặng, chất hóa học độc hại,.. có trong nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm
Nếu bạn chưa biết nên chọn loại máy lọc nước RO nào vừa phù hợp với nhu cầu sử dụng của gia đình, vừa đảm bảo chất lượng, máy luôn hoạt động ổn định và bền bỉ thì có thể tham khảo 5 dòng sản phẩm máy lọc cho dòng nước uống tại vòi đạt quy chuẩn QCVN 6-1: 2010/BYT của Bộ Y Tế đang được người dùng ưa chuộng nhất tại SUNHOUSE ngay dưới đây:
Máy lọc nước RO 10 lõi SUNHOUSE SLIMBIO SHA76213CK-S: sở hữu màng lọc RO cao cấp được nhập khẩu tại Hàn Quốc kích thước siêu nhỏ 0,0001 micron, có khả năng lọc sạch 99,99% tác nhân gây hại trong nước sinh hoạt. Sản phẩm còn có khả năng tạo nước Hydrogen có tác dụng chống lão hóa và tăng cường sức khỏe.
Máy lọc nước RO nóng lạnh SUNHOUSE SHA76215CK: được trang bị 9 cấp lọc kết hợp với màng lọc RO 0,0001 micron giúp lọc sạch mọi cặn bẩn, tạp chất, kim loại nặng, chất hóa học độc hại,.. có trong nguồn nước sinh hoạt. Nước sau khi lọc còn được bổ sung thêm nhiều khoáng chất cần thiết tốt cho sức khỏe.
Máy lọc nước RO UltraPURE SUNHOUSE 10 lõi SHA76210KL: sở hữu kích thước màng lọc siêu vi 0.0001 micron kết hợp với công nghệ lọc UltraPURE giúp lọc sạch mọi vi khuẩn, tạp chất, ion kim loại nặng, chất hóa học độc hại,...Đặc biệt, sản phẩm còn được trạng bị lõi lọc Nano Silver có khả năng chống nước tái nhiễm khuẩn cực tốt, cho nguồn nước luôn mới tại vòi.
Máy lọc nước RO UltraPURE SUNHOUSE 10 lõi SHA8811K: được trang bị công nghệ UltraPURE - hệ thống lọc sạch đa tầng, vừa mang đến nguồn nước sạch 99,99% vi khuẩn, kim loại,... vừa bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Máy còn được trang bị lõi lọc UltraPURE Nano Silver có khả năng khử khuẩn vượt trội, giữ cho nguồn nước luôn sạch sẽ, an toàn.
Máy lọc nước RO UltraPURE SUNHOUSE 10 lõi SHA8893KL: được trang bị công nghệ lọc UltraPURE độc quyền cho khả năng lọc sạch cực ưu việt, loại bỏ được 99,99% tác nhân gây hại và bổ sung các khoáng chất cần thiết cho cơ thể. Đặc biệt, màng lọc RO trong máy còn có nhiều sự cải tiến mới với kích thước lỗ lưới siêu vi, tiết diện lớn giúp tăng 70% hiệu suất lọc thải.
Bộ lọc thô đầu nguồn thường được lắp ngay ống dẫn nước đầu nguồn, có tác dụng làm sạch nguồn nước trước khi nước đi vào hệ thống vòi nước sinh hoạt của gia đình. Thông thường, bộ lọc thô đầu nguồn sẽ có từ 3 - 5 lõi lọc được làm từ các vật liệu cao cấp, an toàn, có khả năng lọc sạch cặn bẩn, kim loại nặng, chất hóa học độc hại,... có trong nguồn nước, mang đến nguồn nước sạch, an toàn cho sinh hoạt nấu nướng.
Bạn có thể tham khảo sản phẩm Bộ 3 lõi lọc thô đầu nguồn SUNHOUSE SHA-WF123 bao gồm: 1 lõi lọc PP micron có tác dụng lọc sạch cặn bẩn, tạp chất có kích thước >5 micron, 1 lõi lọc GAC than hoạt tính hấp thụ kim loại nặng, chất hóa học độc hại, thuốc trừ sâu, khử mùi cho nước và lõi Cation có khả năng làm mềm nước cho cơ thể dễ hấp thụ, đảm bảo mang đến nguồn nước sạch, an toàn cho sức khỏe.
Bộ lọc thô đầu nguồn SUNHOUSE SHA-WF123 giúp lọc sạch hầu hết tạp chất, vi khuẩn, kim loại nặng,.. trong nguồn nước sinh hoạt
Tuy nhiên, nước sau khi lọc qua bộ lọc thô đầu nguồn chỉ phù hợp sử dụng cho các mục đích sinh hoạt như tắm rửa, nấu ăn,.. không nên dùng để uống trực tiếp. Bởi khả năng lọc sạch của bộ lọc thô chưa đảm bảo an toàn khi uống trực tiếp tại vòi. Chính vì thế, để giải quyết triệt để tình trạng nước sinh hoạt bị ô nhiễm, vừa có nguồn nước sinh hoạt, uống trực tiếp, bạn nên kết hợp sử dụng cả bộ lọc thô đầu nguồn và máy lọc nước RO.
Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường là một trong những biện pháp hiệu quả nhất giúp khắc phục tình trạng nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm. Chỉ cần mỗi người đều có ý thức tự giác nâng cao trách nhiệm của bản thân trong bảo vệ nguồn nước thì nguồn nước sẽ luôn được đảm bảo an toàn.
Chẳng hạn với các hành động nhỏ như: không xả các chất độc hại ra môi trường, vứt rác đúng nơi quy định, sử đúng hàm lượng thuốc hóa học đã được quy định,...
Để xử lý rác thải hiệu quả, bạn cần phân chia rác ra thành 3 loại: rác thải hữu cơ (vỏ rau, củ, lá cây, hoa cỏ,..), rác vô cơ (vỏ, hộp, bao bì, túi nilon,..), rác tái chế (vỏ lon, kim loại)... Mỗi loại rác sẽ có phương pháp xử lý phù hợp, ví dụ như rác thải hữu cơ thể kết hợp với chế phẩm vi sinh tạo thành phân bón, rác thải tái chế đưa vào sản xuất, tái chế lại các vật dụng cần thiết,...
Điều này giúp làm giảm bớt gánh nặng cho hệ thống xử lý rác thải, tận dụng triệt để nguồn tài nguyên hợp lý, hạn chế việc xả rác trực tiếp ra môi trường gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.
Cần phân loại rác thải sinh hoạt hợp lý góp phần giảm gánh nặng cho hệ thống xử lý rác và hạn chế việc ra rác bừa bãi ra môi trường
Việc tích trữ nước sinh hoạt trong chum, vại hay các bể nước ngầm lâu dài có thể dẫn đến tình trạng rong rêu bám xung quanh, ruồi, nhặng, muỗi, gián rơi vào phân hủy ngay trong nguồn nước gây ô nhiễm, ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng.
Ngoài ra, khi phát hiện nước trong bể chứa ô nhiễm, có mùi lạ người dùng thường có xu hướng xả trực tiếp ra môi trường khiến các vi khuẩn thấm vào trong đất, lâu dần ngấm vào các mạch nước ngầm gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt.
Do đó, cần hạn chế việc tích trữ nước trong chum, vại, bể nước ngầm mà thay vào đó có thể sử dụng bồn nước bằng inox, nhựa có thiết kế khép kín để giảm thiểu các nguy cơ nhiễm khuẩn, nhiễm bẩn vào trong nước.
Tích trữ nước sinh hoạt trong chum, vại, bể nước ngầm dễ gây ô nhiễm nước trong bể, gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng
Để tránh dẫn đến tình trạng nguồn nước sạch sinh hoạt bị cạn kiệt, bạn cần thực hiện sử dụng nước đúng cách và tiết kiệm. Điều này sẽ giúp giảm thiểu nhu cầu sử dụng nước hằng ngày, từ đó lượng nước thải cần xử lý và thải ra môi trường cũng giảm, hạn chế được nguy cơ nước thải sinh hoạt gây ô nhiễm nguồn nước.
Bạn có thể bắt đầu sử dụng nước đúng cách và tiết kiệm thông qua các việc làm nhỏ như tắt hết vòi nước khi không sử dụng, tận dụng nước mưa để tưới cây, rửa xe,...
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn “tất tần tật” các thông tin liên quan đến vấn đề nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm. Nước sinh hoạt bị ô nhiễm do rất nhiều nguyên nhân và gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe khi sử dụng. Để đảm bảo an toàn, bạn nên có các biện pháp khắc phù hợp như trang bị máy lọc nước RO, bộ lọc thô đầu nguồn,.... Nếu còn thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận phía bên dưới, SUNHOUSE sẽ giải đáp cho bạn nhanh chóng nhất!