Hiện nay, máy rửa bát đã trở thành trợ thủ đắc lực trong việc làm sạch bát đĩa và tiết kiệm thời gian vệ sinh cho các chị em. Để máy hoạt động hiệu quả, cách xếp bát vào máy rửa bát đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách phân loại vật dụng theo từng giàn rửa và xếp bát một cách nhanh chóng và tối ưu không gian chứa trong máy rửa bát. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Ngăn dưới máy rửa bát
Ngăn dưới thường có kích thước lớn hơn ngăn trên, nên thường được sử dụng để xếp các loại bát đĩa có kích thước lớn, như:
Ngăn trên máy rửa bát
Ngăn trên thường có kích thước nhỏ hơn ngăn dưới, nên thường được sử dụng để xếp các loại bát đĩa có kích thước nhỏ, như:
Khay đựng đồ sắc nhọn
Khay đựng đồ sắc nhọn thường được đặt ở ngăn trên, để tránh các vật sắc nhọn làm xước bát đĩa và các bộ phận khác của máy rửa bát. Các vật sắc nhọn cần được xếp gọn gàng, tránh chồng chéo lên nhau.
Đè nén quá mức khi xếp bát vào máy rửa bát có thể gây ra một số vấn đề sau:
Cân bằng trọng tải rửa trong máy rửa bát là việc sắp xếp bát đĩa và các vật dụng khác trong máy rửa bát sao cho trọng lượng của chúng được phân bổ đều giữa hai bên, ngăn ngừa máy bị mất cân bằng trong quá trình rửa.
Máy rửa bát hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng nước nóng và áp lực cao để rửa sạch bát đĩa. Nếu máy bị mất cân bằng, các bộ phận bên trong máy có thể bị hư hỏng, chẳng hạn như cánh quạt, bơm nước,... Ngoài ra, máy rửa bát cũng có thể hoạt động kém hiệu quả hơn, dẫn đến bát đĩa không được rửa sạch hoàn toàn.
Để cân bằng trọng tải rửa trong máy rửa bát, bạn cần lưu ý những điều sau:
Tùy thuộc vào từng loại máy rửa bát và thương hiệu mà số lượng ngăn chứa và cách bố trí sẽ khác nhau. Dưới đây là các giàn rửa và cách phân loại vật dụng của từng giàn trên máy rửa bát SUNHOUSE:
Giàn trên: Đựng các vật dụng nhỏ nhẹ như thìa, đũa, dao, kéo...
Giàn giữa: Đựng các vật dụng có kích thước vừa phải như bát, đĩa, cốc,...
Giàn dưới: Đựng các vật dụng kích thước lớn, nặng như xoong, nồi, chảo,...
Thiết kế 3 giàn rửa của máy rửa bát SUNHOUSE
Thiết kế hai giàn rửa của đa số các mẫu máy rửa bát trên thị trường hiện nay
Đối với các mẫu máy rửa bát chỉ có 2 giàn rửa, giỏ đựng dao, dĩa sẽ được xếp chung với giàn rửa bát đĩa
Máy rửa bát SUNHOUSE có hai nấc điều chỉnh độ cao linh hoạt
Làm sao để nhận biết máy rửa bát hết muối rửa bát? Mời bạn tham khảo bài viết biểu tượng thiếu muối máy rửa bát giúp bạn dễ dàng nhận biết ký hiệu hết muối trên máy rửa bát và cách thêm muối vào máy rửa bát nhanh chóng, đơn giản.
Dưới đây là cách cách xếp bát đĩa trong máy rửa bát và một số lưu ý đi kèm:
Các vật dụng được đựng ở dàn giữa thường có kích thước to, đa số có hình tròn và chất liệu khá dễ vỡ. Do đó, để tránh nguy cơ rơi vỡ hay làm sạch không hiệu quả, người dùng chú ý không sắp xếp các vật dụng lẫn lộn, chồng lên nhau mà xếp lần lượt từng loại như sau:
Bước 1: Bắt đầu xếp úp những vật dụng có kích thước to như đĩa, bát,... vào máy rửa bát.
Bước 2: Đặt úp ly và cốc vào đúng các vị trí chuyên dụng trên giàn giữa để tránh va chạm và hạn chế khả năng rơi vỡ.
Bước 3: Có thể xếp thêm các vật dụng như nồi nhỏ hoặc chảo nông nếu ở giàn giữa còn chỗ trống. Tuy nhiên, người dùng chú ý không để tổng khối lượng các vật dụng ở giàn giữa vượt quá 2kg.
Minh họa cách xếp bát, đĩa vào giàn rửa đúng cách
Khi xếp đĩa, bát, ly, cốc,... vào giàn giữa của máy rửa bát, người dùng cần tuân thủ một số lưu ý sau để đảm bảo hiệu quả làm sạch của máy:
Về nguyên tắc, người dùng không đặt ngửa các vật dụng vào máy rửa bát mà cần úp xuống để nước và thức ăn thừa còn đọng lại trên bề mặt vật dụng dễ chảy ra ngoài hơn. Điều này cũng giúp bát đĩa không bị đọng nước sau khi rửa và nhanh khô hơn.
Không xếp ngửa các vật dụng, tránh để nước và cặn bẩn đọng lại
Giữa bát, đĩa,... cần có khoảng cách nhất định để tia nước có thể làm sạch mọi ngóc ngách của vật dụng. Vì vậy, người dùng chú ý không xếp bát đĩa chồng lên nhau. Ngoài ra, không nên để bát, đĩa gần các vật dụng làm bằng thủy tinh mỏng vì trong quá trình rửa, vòi phun nước có thể khiến các đồ vật bị xô đẩy, va chạm dẫn đến làm vỡ đồ thủy tinh.
Xếp úp bát, cốc,... và không xếp các vật dụng chồng lên nhau
Đối với các loại bát, đĩa có hình thù đặc biệt như hình vuông, lục giác, có đường cong hoặc phần lõm khác lạ,... người dùng nên xếp nghiêng hoặc xếp theo phương thẳng đứng trong giỏ đựng.
Đồ xếp nghiêng các vật dụng có hình dạng đặc biệt vào máy rửa bát
Bạn có thể tùy chỉnh nâng/hạ giàn giữa để tối ưu diện tích chứa cho giàn rửa dưới cùng. Hiện, các loại máy rửa bát của SUNHOUSE như SUNHOUSE SHB8014SMB và SUNHOUSE SHB8615SEB đều có giàn giữa được trang bị hai mức độ cao để người dùng điều chỉnh.
Dùng nước rửa bát cho máy rửa chén được không? Đây là thắc mắc của nhiều chị em khi mua máy rửa bát. Câu trả lời là không nên, mời bạn đọc thêm bài viết Dùng nước rửa chén cho máy rửa bát: Sai lầm nên tránh! để giải đáp "tất tần tật" cho bạn thắc mắc trên cùng gợi ý 4 sản phẩm chuyên dụng tốt cho máy rửa bát.
Giàn rửa trên cùng chuyên được sử dụng để đựng các vật dụng nhỏ như dao, dĩa, thìa, đũa,... Cách sắp xếp cụ thể như sau:
Bước 1: Xếp lần lượt thìa, dĩa, dao, đũa,... theo chiều ngang vào các khe có sẵn ở giàn rửa trên. Vì các vật dụng này thường có kích thước và hình thù khác nhau nên người dùng nên xếp lần lượt từng loại, sau khi xếp xong thìa mới đến dĩa, dao và đũa,... Không nên xếp lẫn lộn các loại vật dụng với nhau, vừa chiếm diện tích lại có thể gây ra va chạm làm hỏng các vật dụng trong quá trình rửa.
Bước 2: Tách các vật dụng sao cho giữa chúng có khoảng cách vừa phải, không xếp chồng hay dính sát vào nhau.
Minh họa thao tác xếp đũa, thìa,... đúng và chưa đúng
Khi sắp xếp các vật dụng vào giàn trên, người dùng cần chú ý:
Bất kể bạn có nhiều đũa, thìa, dao, dĩa,... cần rửa hay không, sau khi xếp các vật dụng xong, hãy đẩy giàn rửa về bên trái hoặc bên phải để tối ưu diện tích cho giàn giữa.
Đối với các vật dụng sắc nhọn như dao, dĩa,..., người dùng cần đảm bảo xếp các vật này nằm nghiêng theo chiều ngang của giàn rửa trên và gài chắc chắn vào các khe có sẵn trên giàn rửa. Điều này nhằm tránh nguy cơ dao, dĩa,... bị văng ra khỏi giàn trong quá trình rửa, gây nguy hiểm cho các bộ phận bên trong máy rửa bát và cả người dùng.
Gài các vật dụng như đũa, thìa, dao, dĩa,... chắc chắn vào các khe trên giàn rửa
Các vật dụng như đũa, thìa,... cần được tách rời để các tia nước có thể phun đều lên từng vật dụng, tăng hiệu quả làm sạch của máy rửa bát.
Các vật dụng có kích thước lớn và nặng như nồi, chảo, xoong,.. sẽ được xếp vào giàn rửa dưới cùng. Vì có hình dáng khá cồng kềnh và chiếm diện tích nên nếu người dùng không xếp chúng theo một trật tự nhất định sẽ dẫn đến máy rửa bát bị đầy trong khi chưa xếp được hết vật dụng. Hoặc người dùng đã xếp được hết đồ nhưng hiệu quả làm sạch của máy không cao.
Do đó, người dùng cần thực hiện tuần tự cách xếp xoong nồi vào máy rửa bát theo các bước sau:
Bước 1: Xếp lần lượt nồi, chảo,... theo kích thước từ nhỏ đến lớn vào vị trí phù hợp.
Bước 2: Kiểm tra lại và đảm bảo các vật dụng đã được đặt úp và không xếp chồng lên nhau.
Bước 3: Chắc chắn rằng không có vật dụng nào chắn tay phun, làm cản trở quá trình máy rửa bát.
Minh họa cách xếp xoong, nồi vào giàn dưới của máy rửa bát
Để tận dụng không gian giàn dưới của máy rửa bát một cách hiệu quả, bạn cần lưu ý:
Cách xếp nồi trong máy rửa bát lồng các vật dụng khác vào nhau có thể giúp tiết kiệm diện tích của giàn rửa nhưng lại dẫn đến chất bẩn có thể còn đọng lại ở những khu vực khó tiếp cận và khó làm sạch.
Vì vậy, để tránh tình trạng nước và chất tẩy rửa không tiếp xúc đều với mọi vật dụng, người dùng chú ý không xếp nồi và chảo nhỏ nằm bên trong nồi và chảo có kích thước lớn hơn. Nên tách các loại vật dụng theo từng kích thước và xếp ở các vị trí riêng biệt trong máy rửa bát.
5.2.2. Không xếp chồng nồi, chảo lên nhau
Tránh chồng nồi, chảo lên nhau để đảm bảo các vật dụng không bị rơi khỏi giàn, gây cản trở quá trình rửa hoặc thậm chí làm hỏng máy rửa bát.
Việc xếp nồi chảo lộn xộn và chồng lên nhau sẽ làm giảm hiệu quả làm sạch của máy rửa bát
Dưới đây là một số mẹo quan trọng mà bạn nên biết để tận dụng tối đa sức chứa và khả năng làm sạch của máy rửa bát:
Mặc dù máy rửa bát có khả năng đánh bay mọi vết bẩn và thức ăn thừa còn dính trên xoong, nồi, bát, đĩa,... nhưng khi thức ăn tích tụ quá nhiều sẽ dẫn đến tắc nghẽn ống thoát nước của máy rửa bát, ảnh hưởng đến hiệu suất của máy.
Vì vậy, để đảm bảo hiệu quả làm sạch cũng như tuổi thọ của máy rửa bát, người dùng nên chủ động loại bỏ thức ăn thừa còn sót lại trên các vật dụng trước khi xếp vào máy rửa bát.
Gạt bỏ thức ăn thừa trước khi xếp bát đĩa vào máy rửa bát
Tuy nhiên, không nên đặt các vật dụng ở hướng chắn vòi phun vì như vậy máy sẽ không thể làm sạch hoàn toàn mọi bát, đĩa mà còn có thể gây gián đoạn quá trình vận hành của máy.
Nhôm, gỗ, thiếc, nhựa là một số vật dụng không nên cho vào máy rửa bát vì có thể bị hư hỏng hoặc biến dạng do nhiệt độ cao, áp lực nước hoặc chất tẩy rửa trong máy rửa bát.
Nhôm
Nhôm là một kim loại có tính dẫn nhiệt cao. Khi cho vào máy rửa bát, nhôm có thể bị biến dạng do nhiệt độ cao. Ngoài ra, chất tẩy rửa trong máy rửa bát cũng có thể khiến nhôm bị xỉn màu.
Gỗ
Gỗ là một vật liệu hữu cơ có thể bị biến dạng do nhiệt độ cao và áp lực nước. Khi cho vào máy rửa bát, gỗ có thể bị cong vênh, nứt vỡ hoặc biến dạng.
Thiếc
Thiếc là một kim loại mềm có thể bị biến dạng do nhiệt độ cao và áp lực nước. Khi cho vào máy rửa bát, thiếc có thể bị cong vênh, nứt vỡ hoặc biến dạng.
Nhựa
Không phải tất cả các loại nhựa đều có thể sử dụng được trong máy rửa bát. Một số loại nhựa có thể bị biến dạng hoặc nứt vỡ do nhiệt độ cao hoặc áp lực nước
Cánh tay phun là bộ phận quan trọng của máy rửa bát, giúp phun nước và chất tẩy rửa lên bát đĩa. Nếu cánh tay phun bị vướng mắc, máy rửa bát sẽ không thể hoạt động hiệu quả và bát đĩa sẽ không được rửa sạch.
Để kiểm tra cánh tay phun, bạn thực hiện theo 6 bước sau:
Tắt máy rửa bát và rút phích cắm ra khỏi ổ điện.
Tháo giá dưới cùng của máy rửa bát để tiếp cận cánh tay phun phía dưới.
Kiểm tra các lỗ trên cánh tay phun để xem có bị tắc nghẽn bởi thức ăn thừa, cặn khoáng hoặc các vật dụng khác không.
Nếu có vật dụng nào vướng mắc, bạn có thể sử dụng que tăm hoặc dây mỏng để lấy ra.
Kiểm tra cánh tay phun có thể quay tự do hay không.
Nếu cánh tay phun không thể quay tự do, bạn có thể cần tháo rời và vệ sinh cánh tay phun.
Để máy đạt hiệu suất rửa tối đa, hãy đảm bảo chỉ xếp một lượng bát, đĩa phù hợp với dung tích quy định của máy rửa bát. Nếu người dùng cố nhét quá nhiều vật dụng vào các giàn rửa, máy rửa bát sẽ bị giảm hiệu suất làm sạch và sấy khô. Vì vậy, trong trường hợp bạn có quá nhiều bát, đĩa, xoong, nồi cần rửa, hãy chia ra các lần rửa để máy hoạt động hiệu quả nhất.
Dung tích chứa của mẫu máy rửa bát SUNHOUSE SHB8615SEB
Qua bài viết trên, hy vọng bạn đọc đã nắm rõ cách xếp bát vào máy rửa bát đúng cách để tối ưu không gian và hiệu suất làm sạch của máy. Nếu bạn còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc muốn chia sẻ thêm kinh nghiệm về việc xếp bát vào máy rửa bát, hãy để lại bình luận bên dưới bài viết. SUNHOUSE luôn sẵn lòng giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ bạn nhanh nhất.