Bí quyết - Mẹo vặt

8 nguyên nhân và cách xử lý nồi cơm điện không bật được nút nấu

02/11/2023 - 12:21 PM

Sau một thời gian sử dụng nồi cơm điện, bạn có thể gặp trường hợp nồi cơm không bật được nút nấu nhưng không biết nồi gặp vấn đề gì, xử lý ra sao. Đừng lo lắng! Bài viết dưới đây sẽ chỉ ra 8 cách giải quyết tình trạng nồi cơm điện không bật được nút nấu cũng như hiểu rõ được nguyên nhân. Hãy cũng SUNHOUSE tìm hiểu nhé!

Tình trạng nồi cơm điện không bật được nút nấu có thế gặp phải sau 1 thời gian dài sử dụng

Tình trạng nồi cơm điện không bật được nút nấu có thế gặp phải sau 1 thời gian dài sử dụng

I. Xử lý lỗi không bật được nút nấu ở nồi cơm điện tử

Nút nấu cơm ở nồi cơm điện tử là nút Tính năng/Function hoặc nút Bắt đầu/Start. Khi bạn bấm các nút này mà đèn LED không sáng, không phát ra tiếng kêu hoặc màn hình điện tử hiển thị mã lỗi thì chứng tỏ các nút nấu đang gặp trục trặc có thể khiến nồi cơm điện nấu bị sống.

Mỗi loại nồi, mỗi thương hiệu sẽ hiển thị các mã lỗi khác nhau. Bạn có thể tham khảo 1 số mã lỗi cơ bản cũng như cách khắc phục dưới đây:

1. Do bị liệt/đơ phím bấm trên bảng điều khiển

Đối với trường hợp nồi cơm điện không bật được nút nấu, bấm nút khoảng 10 - 15 giây mới phát ra tiếng thì bảng điều khiển đang gặp tình trạng đơ, liệt phím bấm, không nhận diện được lệnh.

Thông thường, nguyên nhân dẫn đến tình trạng này chủ yếu là do người dùng đã dùng lực quá mạnh khi nhấn lên các phím hoặc khi vệ sinh nồi vô tình khiến nước ngấm vào bo mạch bên trong gây hỏng hóc.

Ngoài ra, nồi cơm bị rơi hoặc va đập mạnh cũng có thể khiến phần bo mạch bên trong bị chạm/đứt gãy cũng dẫn đến tình trạng bảng điều khiển không hoạt động được.

Để khắc phục, bạn cần liên hệ với trung tâm bảo hành/ bộ phận kỹ thuật viên để được thay phím bấm nhanh chóng nhất. Không nên tự ý thay thế tại nhà, bởi bảng điều khiển được nối với bộ phận gia nhiệt và cảm biến nồi, cần phải thực hiện thay thế thật chính xác thì nồi cơm mới hoạt động được. 

Tình trạng bảng điều khiển bị liệt/đơ phím bấm của nồi cơm điện tử

Tình trạng bảng điều khiển bị liệt/đơ phím bấm của nồi cơm điện tử

2. Do cảm biến lõi nồi bị lỗi

Nếu khởi động và bấm nút nấu cơm nhưng màn hình điện tử lại báo các lỗi như E2 ở nồi cơm điện tử SUNHOUSE, U10 ở nồi cơm điện khác,.. thì thường do bạn sử dụng nhầm lõi nồi, đặt lõi nồi bị lệch hoặc phần cảm biến giữa đáy nồi và mâm nhiệt của nồi cơm đang bị lỗi. 

Để xác định đúng nguyên nhân nồi cơm điện không bật được nút nấu, bạn cần kiểm tra kỹ các vấn đề như lòng nồi đã được đặt đúng vị trí chưa, có tương thích với vỏ nồi không hoặc mâm nhiệt có bị bám bụi bẩn ảnh hưởng đến cảm biến không. Nếu đặt lệch hoặc sử dụng sai lòng nồi bạn cần điều chỉnh lại cho thật khớp và chính xác. 

Trong trường hợp cảm biến bị bám quá nhiều bụi bẩn, bạn cần lấy lòng nồi ra ngoài, dùng khăn khô mềm lau nhẹ, không nên dùng các miếng cọ sắc nhọn để tránh gây xước cảm biến dẫn đến hư hỏng.

Sau khi điều chỉnh lòng nồi và vệ sinh cảm biến, bạn nhấn phím "Cancel/Off" trên bảng điều khiển, nếu nồi vẫn báo lỗi thì bạn nên liên hệ kỹ thuật để được kiểm tra và sửa chữa.

Kiểm tra xem nồi cơm đã đặt đúng vị trí chưa

Kiểm tra xem nồi cơm đã đặt đúng vị trí chưa

3. Do cảm biến nồi bị đứt

Cảm biến nhiệt ở nồi cơm điện tử thường có 2 loại: cảm biến nắp nồi và cảm biến đáy nồi, có tác dụng cảm nhận nhiệt độ và tự động điều chỉnh nhiệt độ phù hợp.

​​​​​​​Nếu trong quá trình sử dụng, khi khởi động màn hình điện tử báo các lỗi như lỗi E2, E3, E4 (ở nồi cơm cao tần của tập đoàn SUNHOUSE), mã lỗi E04 hoặc F04 (ở nồi cơm điện tử hãng khác), thì phần lớn do dây điện bên trong cảm biến nhiệt ở nắp/đáy nồi bị đứt/hỏng.

​​​​​​​Hoặc cũng có thể do sử dụng lâu ngày, cảm biến nhiệt không còn nhạy dẫn đến hoạt động sai khiến các chức năng nấu bị vô hiệu hóa. 

Để khắc phục lỗi nồi cơm điện không bật được nút nấu này, bạn cần đến trung tâm bảo hành hoặc liên hệ đến bộ phận kỹ thuật viên để được thay mới cảm biến nồi nhanh chóng. Cảm biến nồi là bộ phận cực kỳ quan trọng của nồi cơm điện tử, do đó bạn không nên tự ý thay thế hoặc tháo mâm nhiệt ra kiểm tra.

​​​​​​​Nếu vô tình đấu nhầm dây hoặc làm ảnh hưởng đến các linh kiện bên trong cảm biến nhiệt có thể khiến nồi cơm bị hỏng, không thể sửa chữa được nữa. 

Bạn cần đem sửa dây điện bên trong nếu phần cảm biến của nồi cơm điện tử nhiệt hỏng

Bạn cần đem sửa dây điện bên trong nếu phần cảm biến của nồi cơm điện tử nhiệt hỏng

II. Xử lý lỗi không bật được nút nấu ở nồi cơm điện cơ

4. Do đáy nồi có nước hoặc vật thể lạ

Khi vo gạo để nấu cơm, bạn vô tình để đáy lòng nồi dính các cặn bẩn, nước nhưng lại quên lau sạch trước khi cho vào nồi nấu.

​​​​​​​Lúc này phần cảm biến nhiệt khi nhận thấy các vật thể lạ bên dưới đáy nồi sẽ tự động vô hiệu hóa các nút bấm để ngăn bạn thực hiện thao tác nấu, tránh tình trạng cặn bẩn làm kênh nồi, nước ngấm vào làm ảnh hưởng khả năng truyền nhiệt của bộ phận gia nhiệt. 

Để khắc phục nồi cơm điện không bật được nút nấu trong trường hợp này, bần nhấc lòng nồi cơm ra để kiểm tra, tiến hành lau chùi, loại bỏ các vật lạ và chất bẩn trên bề mặt cảm biến. Sau đó nhấn phím Cancel/Off và thao tác cài đặt lại chương trình nấu.

Đáy nồi cơm điện tồn đọng vết bụi bẩn là nguyên nhân khiến bạn không bật được nút nồi cơm điện

Đáy nồi cơm điện tồn đọng vết bụi bẩn là nguyên nhân khiến bạn không bật được nút nồi cơm điện

5. Do không có nguồn cấp điện vào

Nếu bạn đã cắm nguồn điện nhưng bảng điều khiển vẫn không sáng hoặc nồi cơm không nóng thì chứng tỏ nồi cơm không có nguồn điện cấp vào. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này người dùng sơ xuất căm cắm lỏng dây, dây cắm điện bị hỏng, đứt, hở điện hoặc ổ điện nhà bạn có vấn đề. 

Để khắc phục tình trạng nồi cơm điện không bật được nút nấu này, bạn cần kiểm tra phần dây điện của nồi cơm điện tử, công tắc điện hoặc ổ điện xem có bị đứt hoặc hở ở chỗ nào không. Nếu phát hiện dây điện bị đứt, hở, hãy nối lại hoặc để đảm bảo an toàn bạn có thể liên hệ đến trung tâm bảo hành để được hỗ trợ sửa chữa nhanh chóng nhất. 

6. Do đáy nồi và mâm nhiệt không tiếp xúc

Nếu bạn vô tình làm nơi hoặc va đập mạnh khiến lòng nồi bị móp méo thì khi đặt nồi vào để nấu, lòng nồi sẽ bị lệch khiến đáy nồi không tiếp xúc được hoạt toàn với mâm nhiệt. Từ đó, dẫn đến tình trạng đáy nồi không nhận được đủ nhiệt nóng để làm chín cơm khiến nồi cơm luôn ở tình trạng nấu mà không tự động chuyển sang chế độ ủ ấm.

Để khắc phục, bạn cần mua lòng nồi mới để thay thế, thông thường giá bán sẽ giao động từ 100.000 VNĐ - 300.000 VNĐ (tùy từng thương hiệu).

​​​​​​​Đồng thời, bạn nên chọn thiết kế phần lõi dày đa lớp, làm từ chất liệu cao cấp để tránh tình trạng lõi nồi bị cong vênh nếu không may va đập, rơi trong quá trình sử dụng. 

Lõi nồi cơm điện SHD8955 có thiết kế 7 lớp dày 2,8mm có độ bền cao, hạn chế cong vênh khi va đập hay rơi

Lõi nồi cơm điện SHD8955 có thiết kế 7 lớp dày 2,8mm có độ bền cao, hạn chế cong vênh khi va đập hay rơi

>>> Xem thêm hướng dẫn cách xử lý nồi cơm điện nấu bị dính nồi giúp cơm dẻo ngon, nguyên hạt.

7. Do rơ le nhiệt bị hỏng

Bộ phận rơ le nhiệt nằm ở giữa tâm bộ phận mâm nhiệt của nồi cơm, có vai trò tự động đóng hoặc ngắt điện khi nhận thấy quá tải nhiệt.

​​​​​​​Nếu rơ le nhiệt bị hỏng, nồi cơm sẽ không thể tự động đóng ngắt nhiệt độ khi cơm chính dẫn đến tình trạng, nồi nhảy lên nút Ủ ấm/Keep Warm sớm hoặc không ấn được nút Nấu/Cook, chỉ ở chế độ Ủ ấm/Keep Warm.

​​​​​​​Rơ le nhiệt bị hỏng thường do trong quá trình sử dụng, bạn nhấn  ấn nút Nấu/Cook quá nhiều lần, khiến rơ le nhiệt yếu, nhờn, không nhạy. 

Ngoài ra, nếu nồi cơm của gia đình đã sử dụng được một thời gian dài, phần lòng nồi do chịu tác động nhiệt quá lâu, đã có hiện tượng cong lên dẫn đến khoảng cách giữa lò xo nhiệt với đáy nồi tăng lên khiến lực nén trở nên yếu đi làm rơ le không còn nhạy/hỏng. 

Để khắc phục trường hợp nồi cơm điện không bật được nút nấu này, bạn cần mang nồi cơm đến trung tâm bảo hành hoặc các cơ sở uy tín để sửa chữa. Trong trường hợp, có kiến thức về điện, bạn có thể thực hiện thay thế rơ le tại nhà theo các bước sau: 

  • Bước 1: Rút nguồn điện, lật nồi cơm điện lại và tháo các ốc xung quanh để mở đáy nồi.

  • Bước 2:  Bẻ các chấu cố định thanh thép nối dài từ nút Cook (Nấu cơm) đến giữa lòng nồi để tháo rơ le ra. 

  • Bước 3: Thực hiện tháo bộ phận lò xo khỏi rơ le nhiệt, sau đó thay đổi độ dài của lò xò, thông thường khoảng 5mm. 

  • Bước 4: Lắp lại các bộ phận như ban đầu và thử nấu lại cơm để kiểm tra.

Lõi nồi cơm điện SHD8955 có thiết kế 7 lớp dày 2,8mm có độ bền cao, hạn chế cong vênh khi va đập hay rơi

Phần Rơ le nhiệt bị hỏng khiến bạn không bật được nút nấu ở nồi cơm điện cơ

Rơ le nhiệt không ổn định sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng cơm và còn có thể làm cháy cơm. Mời bạn xem thêm Cách xử lý nồi cơm điện nấu cơm bị cháy trên 2 loại nồi phổ biến.

8. Do hai dây tiếp điểm nối nguồn điện với nút gạt chạm nhau

Bên trong nồi cơm điện có 2 dây tiếp điểm nối từ nguồn điện đến cần gạt trên (nút Cook/Nấu)  và cần gạt dưới (Warm/Ủ ấm).

​​​​​​​Nếu tiếp điểm của 2 dây này chạm vào nhau sẽ dẫn đến tình trạng nồi cơm không bật được nút nấu hoặc bật được nút nấu nhưng không tự động chuyển sang chế độ ủ ấm. Do đó, nếu lòng nồi cơm không bị móp, bảng mạch và rơ le nhiệt hoạt động bình thường thì chứng tỏ 2 dây tiếp điểm nối nguồn điện với nút gạt đã chạm nhau.

Để khắc phục lỗi nồi cơm điện không bật được nút nấu này, bạn cần liên hệ đến bộ phận kỹ thuật hoặc mang nồi cơm đến cửa hàng sửa chữa uy tín để được nối lại dây của 2 công tắc này. 

III. 3 lưu ý giúp hạn chế tình trạng nồi cơm điện không bật được nút nấu

Để tránh tình trạng nồi cơm điện không bật được nút nấu, bạn cần chú ý những điều sau đây trong khi sử dụng:

1. Lưu ý khi chuẩn bị nấu

Trước khi cho lõi nồi vào nồi nấu, luôn phải lau sạch, khô nước xung quanh lõi nồi và đáy nồi để đảm bảo an toàn cũng như nhiệt lượng tỏa đều lòng nồi cơm, giúp nồi cơm điện hoạt động một cách tốt nhất.

​​​​​​​Ngoài ra, nên dùng 2 tay đặt lòng nồi khi nấu để lòng nồi được đặt khớp với thân nồi và tiếp xúc trọn vẹn với phần mâm nhiệt.

Lau khô lõi nồi cơm trước khi nấu để khắc phục tình trạng không bật được nút nấu

Lau khô lõi nồi cơm trước khi nấu để khắc phục tình trạng không bật được nút nấu

2. Lưu ý trong quá trình nấu

Trong quá trình nấu cơm, không được ấn nút Nấu/Cook nhiều lần vì bất cứ lý do nào, bởi điều này sẽ khiến rơ le nồi dễ bị nhờn và hỏng, dễ dẫn đến tình trạng nồi cơm điện không bật được nút Nấu/Cook.

Lau khô lõi nồi cơm trước khi nấu để khắc phục tình trạng không bật được nút nấu

Bạn không nên bấm nút Nấu/Cook nhiều lần khiến rơ le dễ bị nhờn rít

3. Lưu ý khi vệ sinh nồi

Nên thường xuyên vệ sinh lòng nồi sau khi nấu và vệ sinh toàn bộ nồi 1 - 2 lần/tuần để đảm bảo không có bụi hay cặn bẩn tồn đọng dưới lòng nồi cơm làm ảnh hưởng đến cảm biến nhiệt. Đồng thời, nên hạn chế dùng khăn ướt để vệ sinh bảng điều khiển nồi cơm điện tử bởi nước từ khăn có thể chảy vào trong bảng điều khiển dễ dàng gây liệt phím bấm của nồi cơm điện.

Thông qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết được nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng nồi cơm điện không bật được nút nấu. Tình trạng này có thể xảy ra ở cả nồi cơm điện cơ và nồi cơm điện tử do thói quen sử dụng không đúng cách hoặc tác nhân bên ngoài. Vì vậy, bạn cần thường xuyên vệ sinh, kiểm tra bảo dưỡng và sử dụng sản phẩm đúng cách.

Nếu còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với SUNHOUSE hoặc để lại bình luận dưới đây để được giải đáp sớm nhất!

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Vừa nấu cơm ngon, chín đều, hạt cơm mềm dẻo vừa có thể đáp ứng đa dạng yêu cầu nấu nướng như làm bánh, nấu xôi, làm cơm cháy... là điểm khác biệt nổi bật của nồi cơm điện tử so với nồi cơm điện cơ. Tìm hiểu chi tiết hơn về những thông tin so sánh nồi cơm điện cơ và điện tử sẽ giúp bạn hiểu rõ, từ đó đưa ra lựa chọn đúng đắn về việc nên mua loại nồi cơm điện nào. Tìm hiểu ngay!
Chi tiết
Cấu tạo nồi cơm điện tử có 2 bộ phận khác với nồi cơm điện cơ là bảng điều khiển và bộ phận gia nhiệt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 bộ phận khác biệt này cùng nguyên lý hoạt động và các chế độ nấu cơ bản của nồi cơm điện tử, từ đó có thể sử dụng nồi đúng cách và an toàn.
Chi tiết
1800 6680
Top