Bí quyết - Mẹo vặt

10+ cách xử lý nồi cơm điện nấu bị dính giúp cơm chín nguyên hạt

02/10/2023 - 08:27 PM

Bạn sử dụng nồi cơm điện nhưng lại thường xuyên xảy ra vấn đề cơm bị dính ở đáy nồi khiến cơm không còn ngon, lãng phí và việc vệ sinh nồi cũng khó khăn hơn. Nếu bạn đang gặp tình trạng như trên và muốn tìm cách giải quyết, hãy tham khảo bài viết dưới đây. SUNHOUSE sẽ hướng dẫn bạn các cách đơn giản và hiệu quả để xử lý nồi cơm điện nấu bị dính.

Tính trạng cơm dính đáy nồi trong một số dòng nồi cơm điện vẫn thường xuyên diễn ra khiến cơm không được ngon và gây lãng phí

Tính trạng cơm dính đáy nồi trong một số dòng nồi cơm điện vẫn thường xuyên diễn ra khiến cơm không được ngon và gây lãng phí

1. 8 nguyên nhân và cách khắc phục nồi cơm điện nấu bị dính

Tình trạng cơm bị dính dưới đáy nồi xảy ra khiến cơm bị lãng phí lại khó vệ sinh lòng nồi.  Vấn đề này có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau: do chất lượng nồi cơm hoặc do lượng gạo và nước khi nấu không phù hợp. Dưới đây SUNHOUSE sẽ giúp bạn khắc phục tình trạng này nhanh chóng và dễ dàng dựa trên từng tình huống:

1.1. Lớp chống dính kém/không có chống dính

Hiện nay, hầu hết các dòng nồi cơm điện thường được trang bị thêm 1 lớp chống dính dưới lòng nồi. Lớp chống dính này có vai trò quan trọng trong việc ngăn cơm bám dính vào bề mặt nồi, giúp cơm nấu chín đều. Mất lớp chống dính còn khiến nồi cơm điện nấu cơm bị cháy, bén nồi, làm giảm chất lượng cơm.

Mặc dù đã trang bị lớp chống dính nhưng tình trạng nồi cơm điện nấu bị dính vẫn diễn ra có thể do 2 trường hợp:
  • Lớp chống dính kém chất lượng 

Nếu bạn có nhu cầu mua nồi mới thì nên chọn loại nồi có lớp chống dính tốt như: Whitford, Daikin, Teflon, Dyflon, Greblon,... được làm từ các chất liệu an toàn không gây hại cho sức khỏe, chịu nhiệt tốt. 

  • Vệ sinh nồi không đúng cách

Việc dùng búi sắt để chà dưới lòng nồi, dùng thìa kim loại xới cơm trong nồi,... sẽ làm mất đi lớp chống dính vì kim loại sẽ cạo đi lớp chống dính khiến cơm nấu lên sẽ bị dính nồi. Nếu không may nồi cơm điện nấu bị dính vì nguyên nhân khác, bạn nên ngâm đầy nước trong lòng nồi để cơm bở ra, sẽ dễ vệ sinh hơn.

Ngoài ra nếu lỡ làm lớp chống dính bị hư hại thì có thể tham khảo cách dùng dầu ăn bôi lên lòng nồi trước khi nấu. Lớp dầu ăn mỏng sẽ giúp chống dính, cơm cũng có vị thơm ngậy, bóng và hấp dẫn hơn.

Dòng nồi cơm điện SUNHOUSE sử dụng lớp chống dính Whitford an toàn có khả năng chống dính tốt, thân thiện với người sử dụng lại hạn chế lãng phí cơm

Dòng nồi cơm điện SUNHOUSE sử dụng lớp chống dính Whitford an toàn có khả năng chống dính tốt, thân thiện với người sử dụng lại hạn chế lãng phí cơm

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo thêm sản phẩm nồi cơm điện tử cao tần được sử dụng công nghệ cảm ứng từ giúp đun nấu không tiếp xúc trực tiếp với mâm nhiệt. Bằng việc sử dụng phương pháp này, hương vị hạt gạo được đảm bảo độ thơm ngon mà vẫn duy trì dưỡng chất.

1.2. Lượng nước trong nồi quá nhiều so với lượng gạo

Đối với nồi cơm điện cơ, bạn cần đong lượng nước thích hợp với lượng gạo thì cơm chín mới đạt được độ dẻo vừa phải. Khi có quá nhiều nước trong nồi so với lượng gạo, độ ẩm trong nồi sẽ tăng lên cao, cơm hấp thụ nước nhiều hơn, cơm sẽ nhão và bắt đầu dính vào đáy nồi.

Để tránh tình trạng nồi cơm điện nấu bị dính do lượng nước quá nhiều, bạn nên tham khảo các tỷ lệ nước và gạo phù hợp hoặc sử dụng bát đo lượng nước và gạo có sẵn để có tỷ lệ chính xác. Chẳng hạn như đo mực nước hơn gạo 1 đốt ngón tay đối với 1 cốc gạo hoặc dựa trên mực nước đã vạch sẵn trên thành nồi.

Tuy nhiên, công thức đo mực nước này chưa phải giải pháp tối ưu nhất khi nó còn tùy thuộc vào loại gạo sử dụng, vẫn cần nhiều đến kinh nghiệm người nấu. Hiểu được vấn đề này, phần lớn các dòng nồi cơm điện tử SUNHOUSE đã ứng dụng bộ cảm ứng nhiệt có thể điều chỉnh nhiệt độ nấu chính xác trong từng quá trình tránh tình trạng cơm bị khô, nhão, dính nồi dù bạn có đổ nước hơi quá tay.

Vậy nên, nếu bạn dùng nồi cơm điện tử hãy đảm bảo bạn sử dụng chế độ nấu phù hợp cho loại gạo đang nấu sẽ giúp tránh tình trạng cơm dính đáy nồi.
Bạn có thể tham khảo thêm bài chia sẻ nồi cơm điện 1.8l nấu được bao nhiêu gạo giúp bạn dễ dàng quy đổi với mỗi dung tích nồi cơm điện phù hợp nấu được bao nhiêu gạo. 

Dòng nồi cơm điện SUNHOUSE sử dụng lớp chống dính Whitford an toàn có khả năng chống dính tốt, thân thiện với người sử dụng lại hạn chế lãng phí cơm

Công nghệ cảm biến nhiệt của nồi cơm điện tử có thể giúp bạn tránh tình trạng cơm dính đáy nồi nhờ khả năng điều chỉnh nhiệt độ thông minh tùy theo tình trạng gạo

1.3. Lượng gạo quá ít/quá nhiều so với thể tích nồi

Khi lượng gạo bạn nấu quá ít thì lớp cơm ở dưới đáy nồi tiếp xúc với nhiệt liên tục, khiến hạt cơm bị xém một phần và bị dính vào đáy nồi. Ngược lại, khi gạo quá nhiều thì lượng nhiệt không đủ truyền khắp nồi để nấu gạo đều dẫn đến cơm không chín đều. Kết quả là một phần gạo có thể bị sượng và dính vào đáy nồi.

Lời khuyên cho bạn là hay chọn thể tích nồi cơm điện phù hợp với số lượng thành viên trong gia đình bằng cách hỏi nhân viên tư vấn bán hàng. Ví dụ 4 thành viên sẽ phù hợp với loại nồi cơm có dung tích khoảng 1,5 lít, hạn chế tối đa tình trạng nồi cơm điện nấu bị dính.

Bạn nên chọn loại nồi cơm có dung tích phù hợp với lượng ăn của gia đình để tránh cơm dính đáy nồi gây lãng phí

Bạn nên chọn loại nồi cơm có dung tích phù hợp với lượng ăn của gia đình để tránh cơm dính đáy nồi gây lãng phí

1.4. Do mâm nhiệt bị gặp vấn đề khiến nhiệt phân bố không đều

Nguyên nhân khác gây nên tình trạng mâm nhiệt gặp vấn đề là có thể do chủ quan từ người dùng như lâu ngày không vệ sinh, kiểm tra thiết bị, mâm nhiệt bị lỗi, hỏng,... khiến mâm nhiệt bị móp méo, có đốm nổ đen,... 

Mâm nhiệt phân bố nhiệt theo cơ chế dẫn nhiệt trực tiếp: điện nhiệt sẽ được truyền từ phần mâm nhiệt vào đáy nồi và phân bổ đều để làm nóng gạo và nước bên trong. Nếu mâm nhiệt gặp vấn đề thì nhiệt phân bố không đều khiến cho phần gạo bên trong không chín đều, chỗ khô chỗ ướt, cơm nấu bị dính.

Để khắc phục tình trạng này, bạn có thể:

  • Liên hệ với đơn vị cung cấp nồi cơm điện để bảo hành hoặc sửa chữa. 

  • Tham khảo loại nồi cơm điện cao tần, không tiếp xúc mâm nhiệt để đảm bảo nhiệt tỏa đều 360 độ. Nồi cao tần được trang bị cảm ứng từ có khả năng nấu chín cơm nhanh chóng và đều đặn khắp trong nồi nên tránh được tình trạng cơm dính đáy nồi.

Nồi cơm điện cao tần SUNHOUSE không sử dụng mâm nhiệt mà được trang bị cảm ứng từ có khả năng tỏa nhiệt 360 độ khắp đáy nồi làm cơm chín đều dẻo thơm hơn và không xảy ra tình trạng cơm dính đáy.

Nồi cơm điện cao tần SUNHOUSE không sử dụng mâm nhiệt mà được trang bị cảm ứng từ có khả năng tỏa nhiệt 360 độ khắp đáy nồi làm cơm chín đều dẻo thơm hơn và không xảy ra tình trạng cơm dính đáy.

1.5. Gạo được ngâm nước quá lâu trước khi nấu

Nguyên nhân này thường xảy ra ở dòng nồi cơm điện cơ, còn nồi cơm điện tử thì không vì nồi cơm điện tử có khả năng điều khiển nhiệt độ nấu dựa trên tình trạng gạo bên trong. 

Nhiều người có thói quen ngâm gạo trước khi nấu, hoặc vô tình quên bấm nút Nấu/Cook và đến khi nấu thì hạt gạo đã ngậm 1 lượng nước nhất định, bị trương lên khiến cho các chất dinh dưỡng bị hòa tan trong nước. Sau đó, nếu không rút bớt lượng nước nấu cơm thì rất dễ bị nhão dẫn đến tình trạng nồi cơm điện nấu bị dính. 

Để khắc phục tình trạng trên, bạn nên hạn chế đảo cơm quá nhiều lần nếu lỡ ngâm gạo quá lâu. Đồng thời, khi nấu xong, nếu cơm bị nhão, bạn có thể đặt một miếng bánh mì ở vị trí cơm dính để hút bớt nước. Sau khi cơm chín nên để cơm nguội bớt rồi mới xới. Trừ gạo nếp thì bạn không nên ngâm bất cứ loại gạo trước khi nấu vì gạo nếp khá cứng và khó ngậm nước mới cần ngâm.

Nếu ngâm gạo quá lâu trước khi nấu thì cơm rất dễ bị nhão và dính dưới đáy nồi

Nếu ngâm gạo quá lâu trước khi nấu thì cơm rất dễ bị nhão và dính dưới đáy nồi

1.6. Rơ le nồi bị hỏng sau thời gian dài sử dụng

Tình trạng này thường gặp ở các dòng nồi cơm điện cơ. Sau một thời gian sử dụng thì các bộ phận trong rơ le như cuộn dây, cơ cấu chuyển động, hoặc tiếp xúc có thể gãy hoặc bị hỏng khiến rơ le không hoạt động tốt. Nếu tiếp xúc bên trong rơ le bị móp méo hoặc oxy hóa 1 phần làm cho bề mặt không còn phẳng gây ra tiếp xúc kém và khiến cơm có thể bị dính nồi tại các điểm tiếp xúc không đều.

Để tránh tình trạng rơ le hỏng khiến nồi cơm điện nấu bị dính, bạn nên thường xuyên kiểm tra và bảo dưỡng thiết bị. Nếu bạn phát hiện rơ le bị hỏng, hãy đem đến các đơn vị bảo hành uy tín để thay thế hoặc sửa chữa.

1.7. Nguồn điện không ổn định

Trong trường hợp nồi của bạn vẫn rất mới, lớp chống dính và bộ phận truyền nhiệt vẫn hoạt động tốt nhưng cơm lại bị dính thì khả năng cao đó là do nguồn điện mà bạn sử dụng đang bị trục trặc. Điện sẽ không kết nối ổn định luôn mà lúc ra lúc vào khiến gạo và nước không được cấp lượng nhiệt đều trong quá trình nấu. Khi hạt gạo đang nở ra mà lại bị ngắt điện thì sẽ dính chặt luôn đáy nồi.

Để tránh tình trạng nồi cơm điện nấu bị dính do nguồn điện không ổn định, bạn có thể thực hiện các biện pháp sau:

  • Sử dụng ổ cắm và thêm bộ lọc điện để bảo vệ nồi cơm khỏi sự biến động khác thường trong nguồn điện.

  • Đảm bảo rằng nồi cơm được cắm vào một nguồn điện ổn định và không sử dụng chung nguồn điện với các thiết bị khác có tiêu thụ lớn.

  • Kiểm tra đường dây điện và hệ thống điện bằng máy đo điện áp hoặc nhờ thợ điện can thiệp để đảm bảo rằng không có vấn đề kỹ thuật nào gây ra sự không ổn định trong nguồn điện.

Cơm dính đáy nồi cũng có thể do nguồn điện không ổn định nên bạn hãy kiểm tra các đường dây điện và ổ cắm nồi cơm

Cơm dính đáy nồi cũng có thể do nguồn điện không ổn định nên bạn hãy kiểm tra các đường dây điện và ổ cắm nồi cơm

1.8. Van xả hơi nước/lỗ thông hơi bị tắc

Van xả hơi nước/lỗ thông hơi trong nồi có tác dụng giúp kiểm soát áp suất trong nồi, ngăn rò rỉ hơi nước, giúp đảm bảo rằng nhiệt độ và áp suất trong nồi được duy trì ổn định. Điều này giúp cơm nấu đều và ngon miệng, tránh tình trạng cơm dính hoặc cơm khô. 

Nếu van xả/lỗ thông hơi có âm thanh khác lạ nghe như bị rít, kẹt hoặc bị cặn vàng, có nước ở lỗ thì có thể là bị tắc do sử dụng lâu ngày, ít vệ sinh dẫn đến hơi nước không thoát ra ngoài được khiến cơm bị nhão, bết dính. Dưới đây là một số giải pháp để tránh tình trạng này,:

  • Vệ sinh định kỳ khoảng 2 - 3 lần/tuần: Hãy dùng nước ấm và bàn chải mềm để làm sạch phần này khỏi cặn bã nhờn hoặc bã nhão bám vào. 

  • Chọn nồi có van xả hơi nước thông minh: Có khả năng kiểm soát áp suất trong nồi và tránh sự bùng nổ hoặc tràn nước. Hệ thống này thường được tích hợp trong các dòng nồi cơm điện SUNHOUSE có thể điều chỉnh theo từng giai đoạn nấu cơm và dựa theo chương trình nấu của nồi.

Nồi cơm điện SUNHOUSE được trang bị van xả hơi thông minh có khả năng tự điều chỉnh để kiểm soát áp suất trong nồi giúp cơm chín ngon đều và không dính đáy

Nồi cơm điện SUNHOUSE được trang bị van xả hơi thông minh có khả năng tự điều chỉnh để kiểm soát áp suất trong nồi giúp cơm chín ngon đều và không dính đáy

Khi bạn đang nấu cơm bằng nồi cơm điện tử thì bỗng nhiên màn hình LED hiển thị các chữ E1 hay E2, E3,..., bài viết nồi cơm điện tử báo lỗi sẽ giúp bạn nhận biết đúng các lỗi hiển thị và cách khắc phục lỗi nồi cơm điện hiệu quả nhất. 

2. 2 cách “chữa cháy” tạm thời khi nồi cơm điện nấu bị dính 

Những cách xử lý nồi cơm điện nấu bị dính trên sẽ giúp bạn giải quyết triệt để, tuy nhiên bạn vô tình nấu cơm bị dính thì phải làm sao?

SUNHOUSE sẽ gợi ý cho bạn một số cách “chữa cháy” tạm thời khi cơm bị dính đáy nồi, áp dụng được cho hầu hết các trường hợp như sau:

  • Thả ruột nồi vào thau nước lạnh

Chuẩn bị 1 thau nước lạnh có miệng rộng hơn ruột nồi và lượng nước không vượt quá nồi cơm. Đặt nồi cơm nóng vào thau và chờ khoảng 5 - 15 phút tùy vào lượng cơm và mức độ dính. Nhiệt độ nước lạnh giúp làm mát nồi cơm và tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ giữa cơm và nước, giúp cơm dễ dàng tách ra. 

  • Mở nắp nồi trong 10 - 15 phút để hơi nước bay bớt

Điều này làm cho cơm dễ dàng tách ra khỏi lớp chống dính ở đáy nồi. Lưu ý hãy thực hiện một cách cẩn thận để đảm bảo rằng nước từ nắp nồi không rơi vào cơm, đặc biệt đối với nồi cơm điện cơ.

Bạn có thể mở nồi cơm khoảng 5 - 15 phút để hơi nước thoát ra, giảm tình trạng cơm dính đáy nồi

Bạn có thể mở nồi cơm khoảng 5 - 15 phút để hơi nước thoát ra, giảm tình trạng cơm dính đáy nồi

Việc nấu cơm ngon và vệ sinh nồi sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều khi bạn biết cách ngăn nồi cơm điện nấu bị dính. Hãy áp dụng các cách khắc phục cũng như một số mẹo trên đây và tận hưởng bữa ăn trọn vẹn cùng gia đình mà không còn phải lo lắng về vấn đề cơm bị dính đáy nồi. SUNHOUSE mong rằng bài viết trên đây sẽ cung cấp những thông tin hữu ích giúp bạn có trải nghiệm nấu cơm tốt hơn và thú vị hơn.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy bình luận dưới bài viết hoặc liên hệ với SUNHOUSE để nhân viên tư vấn và giải đáp ngay sớm nhất!

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Nồi cơm điện tử giữ ấm 24 tiếng: Cơm dẻo - vẹn nguyên dinh dưỡng. Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết sau!
Chi tiết
Tết nguyên đán đang đến rất gần, nếu bạn và gia đình đang có nhu cầu tân trang căn bếp và sắm sửa một chiếc Nồi cơm điện chất lượng tốt, hiện đại, đa tính năng mới chuẩn bị cho Tết này nhưng vẫn đang đắn đo về giá cả. Tham khảo ngay bài viết dưới đây, SUNHOUSE sẽ mách bạn 3 mẫu nồi cơm điện hiện đại giá tốt đang được rất nhiều khách hàng ưa chuộng dịp Tết này.
Chi tiết
Bài viết sẽ cùng bạn tìm hiểu về rơ le nhiệt nồi cơm điện tử: từ cách nhận biết, vị trí, cấu tạo đến một số lỗi thường gặp để bạn biết cách khắc phục khi gặp sự cố.
Chi tiết
1800 6680
Top