Bí quyết - Mẹo vặt

Cấu tạo nồi cơm điện tử: 2 bộ phận tạo nên sự khác biệt

06/10/2023 - 02:20 PM

Cấu tạo nồi cơm điện tử có 2 bộ phận khác với nồi cơm điện cơ là bảng điều khiển và bộ phận gia nhiệt. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về 2 bộ phận khác biệt này cùng nguyên lý hoạt động và các chế độ nấu cơ bản của nồi cơm điện tử, từ đó có thể sử dụng nồi đúng cách và an toàn. 

 

Nồi cơm điện tử

Nồi cơm điện cơ

Điểm giống

Có 4 bộ phận giống nhau đó là: Vỏ nồi được làm từ nhựa hoặc thép không gỉ, Nắp nồi (nắp gài), Ruột nồi được phủ lớp chống dính và có vạch đo lượng nước khi nấu và khi cơm chín sẽ tự chuyển về chế độ Ủ ấm.

Điểm khác

  • Bảng điều khiển: Sử dụng nút bấm hoặc nút cảm ứng để điều chỉnh 8 - 10 chế độ nấu ăn khác nhau.

  • Dấu hiệu báo cơm chín: Nồi cơm kêu “tít tít tít” và chuyển sang chế độ Ủ ấm

  • Cảm biến nhiệt thông minh: Tự động điều chỉnh thời gian và nhiệt độ nấu phù hợp từng chế độ 

  • Bảng điều khiển: Sử dụng nút gạt để điều chỉnh 2 chế độ Nấu (cook) và Ủ ấm (warm).

  • Dấu hiệu báo cơm chín: Cần gạt nảy lên và đèn LED chuyển sang chế độ ủ ấm

  • Cảm biến nhiệt thông minh: Không có.

1. 03 bộ phận của nồi cơm điện tử tương tự nồi cơm điện cơ

Nhìn chung, cấu tạo cơ bản của nồi cơm điện tử cũng tương tự như nồi cơm điện cơ, đều có các phần đó là: Thân (vỏ) nồi, nắp nồi và lõi nồi nấu.

  • Thân (vỏ) nồi

Thường làm bằng nhựa hoặc thép không gỉ, giúp nồi dễ dàng vệ sinh, bảo quản và sử dụng lâu dài. Cấu tạo gồm 3 lớp (lớp tỏa nhiệt trong cùng để làm ấm nồi, lớp thứ 2 là sứ cách nhiệt để giữ nhiệt cho toàn bộ nồi, ngoài cùng là vỏ nồi), hỗ trợ quá trình nấu nhanh, giữ ấm hiệu quả. 

  • Nắp nồi

Thường có nắp gài (hay còn gọi là nắp liền), khác so với nồi cơm điện cơ (có thêm nắp rời). Cấu tạo vung 2 lớp giúp hạn chế tích nước, đọng nước xuống cơm gây nhão, ướt cơm. 

  • Lòng nồi

Thường được làm từ hợp kim dẫn nhiệt tốt, phủ lớp chống dính, chống gỉ sét và đảm bảo sức khỏe người dùng. Bên trong lòng nồi có các vạch số để đo lường lượng nước khi nấu cơm.
 

Các bộ phận của nồi cơm điện cơ

Nồi cơm điện tử cũng có những bộ phận, phụ kiện tương tự như nồi cơm điện cơ

2. 02 bộ phận có cấu tạo khác so với nồi cơm điện cơ

So với nồi cơm điện cơ, nồi cơm điện tử tạo ra sự khác biệt đáng kể thông qua 2 bộ phận chính là: bảng điều khiển thông minh và bộ phận gia nhiệt. 

Nồi cơm điện tử tích hợp bảng điều khiển điện tử dùng để điều chỉnh nhiệt độ, công suất, thời gian theo các chế độ nấu một cách tự động và sử dụng công nghệ cao tần hay 2 - 3 mâm nhiệt. 

2.1. Bảng điều khiển 

Bảng điều khiển của nồi cơm điện tử sẽ khác của nồi cơm điện cơ về thiết kế, chức năng, thao tác sử dụng và tín hiệu báo cơm chín. 

1 - Thiết kế: Nồi cơm điện tử có bảng điều khiển ở mặt trên (phía trên nắp nồi) và phía trước (phần thân nồi) với các nút bấm hoặc cảm ứng tương ứng với các chế độ nấu và tính năng khác nhau. Thiết kế này khác hoàn toàn so với nồi cơm điện cơ khi chỉ sử dụng cần gạt với 2 chế độ là Nấu (Cook) và Ủ ấm (Warm). 

2 - Chức năng: Bảng điều khiển của nồi cơm điện tử sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ, thời gian, công suất tùy theo chế độ nấu mà bạn lựa chọn.

Nếu như nồi cơm điện cơ chỉ có 2 chế độ là Nấu (Cook) và Ủ ấm (Warm) thì nồi cơm điện tử có trung bình đến 8 - 10 chế độ như nấu xôi, nấu cháo, nấu súp, làm bánh,... đáp ứng mọi nhu cầu ăn uống của các thành viên trong gia đình. 

Bên cạnh đó, nồi cơm điện tử còn tích hợp nhiều tính năng khác như Hẹn giờ, Tùy chọn loại gạo, Tùy chọn khẩu vị,... giúp người dùng thoải mái lựa chọn và cài đặt chế độ mong muốn.

Bảng điều khiển của nồi cơm điện cơ

Bảng điều khiển của nồi cơm điện tử có nhiều chức năng nấu hơn nồi cơm điện cơ

3 - Thao tác sử dụng: Bạn cần chọn chế độ nấu hoặc tính năng phù hợp trên bảng điều khiển bằng cách bấm nút cho đến khi đèn dừng ở chế độ nấu mình mong muốn. Thao tác có thể phức tạp hơn một chút so với nồi cơm điện cơ (khi chỉ cần gạt nút gạt để chuyển sang chế độ Nấu), nhưng đổi lại bạn có thể chọn và nấu được nhiều món ăn ngon, đơn giản.

4 - Tín hiệu báo cơm chín: Thời gian sẽ hiển thị trên màn hình LED, đếm lùi về số 0 và sẽ phát ra âm thanh “tít tít tít” khi cơm đã chín. Lúc này bạn có thể ăn cơm luôn mà không cần chờ 5 - 10 phút để cơm ráo nước như của nồi cơm điện cơ.

Màn hình hiển thị 00:00 và phát ra âm thanh "tít tít tít" là dấu hiệu báo cơm chín của nồi cơm điện tMàn hình hiển thị 00:00 và phát ra âm thanh "tít tít tít" là dấu hiệu báo cơm chín của nồi cơm điện tử 

Tín hiệu báo cơm đã chín của nồi cơm điện tử và nồi cơm điện cơTín hiệu báo cơm đã chín của nồi cơm điện tử và nồi cơm điện cơ

2.2. Bộ phận gia nhiệt

Nồi cơm điện tử có 2 loại: nồi cơm điện tử sử dụng mâm nhiệt và nồi cơm điện tử cao tần. Mỗi loại sẽ có cấu tạo bộ phận gia nhiệt khác nhau:

  • Nồi cơm điện tử mâm nhiệt:
Thường có 2 - 3 mâm nhiệt đặt ở vị trí đáy nồi, xung quanh thân nồi và nắp nồi. Khi được cung cấp điện, mâm nhiệt chuyển điện năng thành nhiệt năng, làm nóng nồi cơm từ các phía và làm chín cơm từ từ.

Đặc biệt, nồi cơm điện tử có công nghệ Fuzzy Logic - tự động điều chỉnh nhiệt độ nấu phù hợp với lượng gạo/loại gạo và nước trong nồi, giúp cơm nấu chín kỹ và ngon hơn kể cả khi bạn cho nhiều hay ít nước (sai số trong khoảng cho phép + 20% - 30%). 

Công nghệ cảm biến thông minh

Nồi cơm điện tử sử dụng công nghệ cảm biến nhiệt thông minh, tự động điều chỉnh nhiệt độ và thời gian, giúp cơm chín đều và giữ nóng được lâu hơn 

  • Nồi cơm điện tử cao tần:
Hoạt động dựa trên nguyên lý cảm biến từ (tương tự như bếp từ). Nồi cơm điện tử cao tần sẽ thông qua dòng điện FUCO làm nóng trực tiếp toàn bộ lòng nồi cơm cho nhiệt độ mọi vị trí ở lòng nồi như nhau.

Nhiệt độ được điều chỉnh chính xác nhờ khả năng cảm biến nhiệt, giúp tạo nhiệt độ lý tưởng cho các loại gạo, không có tình trạng cơm bị quá nhão hay quá khô. Vì thế, hạt cơm được nấu ra từ nồi cơm điện cao tần nở đều và cực kỳ dẻo mà không bị bể, nát.

Ngoài ra, khi nấu sôi, hơi nước được thoát hơi ra bên ngoài qua van thoát hơi nước. Tuy nhiên với công nghệ IH, nồi sẽ điều chỉnh lượng hơi nước thoát ra qua van thoát hơi nước thông minh, tạo ra áp suất bên trong nồi cơm giúp cơm có được độ dẻo thơm ngon trong quá trình nấu và giữ ấm sau khi nấu chín.

Công nghệ nấu cao tần

Công nghệ nấu cao tần đốt nóng mọi phía của nồi, giúp cơm chín đều, không bị nhão, sượng và giữ nguyên dưỡng chất 

3. Nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện tử 

Để hiểu rõ hơn về nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện tử, bạn có thể theo dõi quy trình sau:

  • Sau khi cắm điện cho nồi và bật chế độ nấu mong muốn, bộ điều khiển sẽ cấp điện cho bộ phận gia nhiệt, chuyển điện năng thành nhiệt năng làm nóng lòng nồi 

  • Sau đó nồi cơm điện tử có giai đoạn ủ/ngâm gạo trước khi nấu để gạo ngon và chín đều hơn

  • Nồi sử dụng mâm nhiệt hoặc công nghệ cao tần để làm nóng nồi, cho nhiệt lượng tỏa rộng, đều khắp lòng nồi  

  • Cảm biến nhiệt sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ theo lượng gạo, nước và tình trạng nấu. Nhờ đó, hạn chế được lượng nước thừa mà vẫn có món cơm nóng hổi đúng khẩu vị 

  • Nước trong lòng nồi sẽ hấp thụ nhiệt từ đáy nồi, làm nước sôi và biến thành hơi nước. Hơi nước này sẽ nấu chín lớp gạo trên trên cùng của nồi và biến nó thành cơm chín.

  • Van thoát hơi nước thông minh tự động cảm nhận và kiểm soát tốt lượng hơi nước trong nồi, để cơm không bị quá khô hoặc quá nhão, giúp lưu giữ vitamin, dưỡng chất có sẵn trong gạo, chống tràn hiệu quả khi nấu các món lỏng

  • Nắp nồi và thân nồi giữ nhiệt độ ổn định trong quá trình nấu

  • Khi gạo đã nở đến một mức nhất định, bộ phận điều khiển sẽ tự động chuyển sang chế độ giữ ấm.

  • Sau khi cơm chín, nhiệt lượng còn giữ lại trong nồi, bảo toàn nguyên vẹn hương vị, chất dinh dưỡng tới 24 tiếng 

Nồi cơm điện tử Sharp 11 lít

4. Các chế độ nấu cơ bản của nồi cơm điện tử 

Tùy vào từng loại nồi sẽ có số lượng chế độ nấu khác nhau, với mỗi chế độ, bộ phận đốt nóng sẽ hoạt động theo các cách khác nhau. Về cơ bản, các nồi cơm điện tử sẽ có các chế độ nấu sau:

  • Chế độ nấu các loại gạo: Nồi sẽ tự điều chỉnh thời gian và nhiệt độ phù hợp với từng loại gạo như gạo lứt, gạo ngắn hạt, gạo dài hạt,...

  • Chế độ giữ ấm, hâm nóng, nấu các món hấp: Bộ phận đốt nóng sẽ tạo ra hơi nước từ nước trong nồi, các món ăn sẽ được nấu chín từ hơi nước, gọi là món hấp. Ngoài ra, nhiệt lượng sinh ra ở trong nồi cũng giúp làm nóng món ăn.

  • Chế độ nấu các món hầm: Bộ phận giữ nhiệt sẽ duy trì nhiệt độ ở mức cao trong một khoảng thời gian đủ lâu để làm chín và nhừ món ăn. 

  • Chế độ nấu nhanh: Bộ phận đốt nóng hoạt động với công suất cao, để tăng nhiệt độ nhanh chóng, từ đó giảm ngắn thời gian nấu cơm lại.

Bên cạnh đó, tuỳ vào số lượng thành viên trong gia đình mà dung tích của mỗi nồi cơm sẽ nấu được một lượng gạo phù hợp. Bài viết nồi cơm điện 1.8L nấu được bao nhiêu gạo là ví dụ về loại nồi có dung tích phổ biến, phù hợp với gia đình từ 4-6 người mà bạn có thể tham khảo.

Chế độ nấu ăn đa dạng

Nồi cơm điện tử có đa dạng chế độ nấu ăn 

Như vậy, có thể thấy, cấu tạo nồi cơm điện tử khác nồi cơm điện cơ ở bảng điều khiển và bộ phận đốt nóng. Việc kết hợp công nghệ và tính năng tối ưu, nồi cơm điện tử đã nâng cao trải nghiệm nấu nướng lên một tầm cao mới, giúp bạn dễ dàng lựa chọn và điều chỉnh chế độ nấu theo nhu cầu của mình. 

Nếu bạn đang quan tâm đến sản phẩm nồi cơm điện tử này, hãy theo dõi SUNHOUSE để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về loại nồi này nhé. 

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Bạn đang phân vân nên mua nồi cơm điện tử hay cao tần? Cùng SUNHOUSE so sánh và lựa chọn nên mua nồi cơm điện tử hay nồi cơm cao tần tốt hơn nhé!
Chi tiết
Mỗi loại nồi cơm điện tử sẽ có cách thiết kế, sắp xếp các chức năng trong bảng điều khiển khác nhau nên cách sử dụng cũng sẽ khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách sử dụng nồi cơm điện tử đúng - nhanh - đơn giản chỉ trong 2 phút với các thao tác cơ bản: Chuẩn bị nấu, Chọn Chế độ nấu, Cài đặt Hẹn giờ và Bắt đầu.
Chi tiết
Cháo sườn được nấu bằng nồi cơm điện không chỉ giúp hạt cháo nở đều, thịt sườn mềm và chứa nhiều dinh dưỡng có lợi mà còn giúp tiết kiệm thời gian đáng kể hơn so với cách nấu truyền thống.
Chi tiết
1800 6680
Top