Tư vấn mua Nồi cơm điện

Bật mí cách nấu cơm bằng nồi cơm điện tử và điện cơ ngon chuẩn vị

23/01/2024 - 12:14 PM

Bạn muốn nấu cơm bằng nồi cơm điện để có món cơm ngon dẻo, giữ trọn chất dinh dưỡng nhưng lại chưa nắm rõ các thao tác nấu đúng cách cho từng loại gạo khác nhau? Trong bài viết dưới đây, hãy cùng SUNHOUSE khám phá cách nấu chuẩn vị bằng nồi cơm điện cho 4 loại gạo phổ biến nhé!

1. Chuẩn bị nguyên liệu & dụng cụ nấu 

Để nấu cơm với khẩu phần ăn 2 người lớn, bạn cần 5 phút chuẩn bị nguyên liệu, dụng cụ và 40 phút chế biến. 

1 - Nguyên liệu:

  • 320 gram gạo (tương đương 4 chén cơm)

  • 5ml dầu ăn, mỡ lợn hoặc giấm (không bắt buộc)

  • 10 gram muối ăn (không bắt buộc) 

2 - Dụng cụ:

  • Nồi cơm điện tử hoặc nồi cơm điện cơ

  • Rổ mắt nhỏ

Kinh nghiệm khi chọn gạo: Bạn nên chọn gạo tròn đều, hạt bóng, có hương thơm nhẹ, khi nấu chín hạt cơm sẽ tơi mềm, hấp dẫn hơn. Ngược lại, bạn không nên chọn gạo ẩm mốc, để lâu ngày đã bị mất đi chất dinh dưỡng, vị ngọt và hương thơm tự nhiên của gạo.

Tránh chọn gạo bị mốc có màu vàng đậm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người ăn

Tránh chọn gạo bị mốc có màu vàng đậm sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe người ăn

2. Đong gạo 

Khi đong gạo, bạn hãy cân nhắc số lượng người ăn và sức ăn của mỗi người để nấu đúng lượng cơm cần thiết cho mỗi bữa.

Nếu không có cốc đong chuyên dụng, bạn có thể xác định lượng gạo bằng cách sử dụng lon sữa bò hoặc bát ăn cơm có sẵn trong gia đình và tham khảo ngay bảng nguyên tắc quy đổi dưới đây:

Dụng cụ đong

Lượng gạo tương đương

Thành phẩm

1 Cốc đong chuyên dụng

160 gram

2 bát cơm

1 Lon sữa bò

320 gram

4 bát cơm

1 Bát ăn nhỏ

240 gram

3 bát cơm

3. Vo sạch gạo 

Để thành phẩm cơm trắng, bóng hơn và khi ăn không bị sạn, bạn tiến hành vo gạo theo hướng dẫn dưới đây:

Vo gạo 1 - 2 lần nước để loại bỏ bụi bẩn, dùng tay nhẹ nhàng khuấy đều để loại bỏ cát bụi và dùng tay lọc bỏ những hạt sạn còn lẫn với gạo. Tuy nhiên, không nên vo gạo quá kỹ, chà xát mạnh sẽ làm mất chất dinh dưỡng và giảm chất lượng cơm thành phẩm. Cuối cùng, bạn xóc đều rổ 2 - 3 lần để gạo khô nhanh hơn.

Kinh nghiệm:  Một số loại gạo cần ngâm thêm 30 phút - 1 giờ trước khi nấu để đạt kết cấu chín đều, mềm ngọt, tỏa hương thơm tự nhiên như gạo nguyên hạt, gạo huyết rồng và gạo nếp dài.

Vo gạo nhẹ nhàng để loại bỏ phần bụi bẩn bám bên ngoài vỏ gạo

Vo gạo nhẹ nhàng để loại bỏ phần bụi bẩn bám bên ngoài vỏ gạo

4. Hướng dẫn đong nước nấu cơm theo loại gạo

Tùy thuộc vào loại gạo đang sử dụng, bạn có thể lựa chọn đong nước theo nấc chia độ ở trong nồi, ngón tay hoặc cốc đong chuyên dụng để hạn chế tình trạng cơm bị quá khô hoặc quá nhão khi chín. 

4.1. Với gạo trắng hạt dài

Với các loại gạo trắng hạt dài như gạo ST24, gạo ST25, gạo tám,... bạn sử dụng vạch định mức trong lòng nồi cơm điện hoặc ngón tay để đong nước hiệu quả:

  • Cách 1 - Sử dụng vạch định mức: Bạn sử dụng cốc đong và vạch định mức có sẵn trong nồi cơm, sau đó đổ nước vào lòng nồi đến vạch tương ứng với số cốc gạo đã lấy. Ví dụ, nếu bạn đong 3 cốc gạo đầy thì thêm nước đến vạch có số 3 để đảm bảo cơm chín ngon nhất. 

  • Cách 2 - Sử dụng đốt ngón tay: Bạn dàn đều gạo trong nồi để bề mặt bằng phẳng sau đó, đặt ngón trỏ vuông góc với mặt gạo và cho nước từ từ đến khi mực nước ngập đến 1 đốt ngón tay. 

Bạn có thể dùng vạch định mức trong lòng nồi hoặc đốt ngón tay để đong nước nấu cơm cho gạo trắng hạt dài

Bạn có thể dùng vạch định mức trong lòng nồi hoặc đốt ngón tay để đong nước nấu cơm cho gạo trắng hạt dài.

4.2. Với các loại gạo còn lại

Các loại gạo còn lại có mức độ hút nước khác nhau, không thể đong nước theo vạch định mức có sẵn trong nồi cơm điện.

Thay vào đó, bạn có thể thêm khảo cách đong dưới đây để đảm bảo giữ trọn hương vị và mùi thơm đặc trưng của cơm:
  • Bước 1: Bạn xác định gia đình đang sử dụng loại gạo nào trong 3 loại dưới đây dựa trên màu sắc và độ dài hạt:
    • ​​​​​​​Gạo trắng hạt vừa
    • Gạo trắng hạt ngắn
    • Gạo lứt hạt dài
  • Bước 2: Thêm nước dựa theo phần hướng dẫn trên bao bì sản phẩm hoặc sử dụng bảng tỷ lệ gạo. Bạn dùng cốc đong, lon hoặc bát ăn cơm để đong nước theo đúng lượng nước dưới đây:

Phân loại gạo 

Ví dụ

Tỷ lệ gạo : nước 

Gạo trắng, hạt vừa

Gạo nàng hương, gạo bắc hương

1 cốc gạo : 1.5 cốc nước (Tương đương 160 gram gạo : 240 ml nước)

Gạo trắng, hạt ngắn

Gạo Arborio, gạo Japonica, gạo Calrose

1 cốc gạo : 1.25 cốc nước (Tương đương 160 gram gạo : 200ml nước)

Gạo lứt, hạt dài

Gạo lứt huyết rồng, gạo lứt hữu cơ, gạo lứt đen,… 

1 cốc gạo : 2.25 cốc nước (Tương đương 240 gram gạo : 360ml nước)

 

Kinh nghiệm:

  • Bạn nên nấu cơm bằng nước nóng từ 50 - 80 độ C để lớp màng bảo vệ bên ngoài hạt gạo co lại, tránh tình trạng gạo bị nứt vỡ và hao hụt chất dinh dưỡng.

  • Bạn thêm 5ml giấm ăn vào cơm và đảo đều, độ axit trong giấm và tính kiềm trong gạo giúp cơm trắng, mềm hơn và không bị dính ở đáy nồi.

Bạn căn tỷ lệ nước phù hợp theo hướng dẫn để gạo trắng hạt ngắn khi nấu không bị nhão

Bạn căn tỷ lệ nước phù hợp theo hướng dẫn để gạo trắng hạt ngắn khi nấu không bị nhão

5. Thao tác nấu cơm bằng nồi điện cơ và điện tử 

Để bắt đầu nấu trên nồi cơm điện cơ và nồi cơm điện tử, bạn thực hiện các thao tác theo hướng dẫn dưới đây.

5.1. Thao tác nấu bằng nồi cơm điện tử 

Nồi cơm điện tử có tích hợp công nghệ Fuzzy Logic giúp cơm thành phẩm ngon và dẻo hơn so với các loại nồi điện cơ thông thường. Công nghệ mang lại sự tiện ích cho người dùng khi tự động điều chỉnh nhiệt độ, thời gian nấu tương ứng với loại gạo và lượng nước, không cần lo lắng cơm bị cháy hoặc khô.

5.1.1. Với nồi cơm điện có chức năng nấu theo khẩu vị

  • Bước 1: Bấm nút “Tính năng/ Function” chọn ”Nấu tiêu chuẩn”, “Nấu nhanh” hoặc “Nấu chậm” tùy theo thời gian bạn muốn cơm chín.

  • Bước 2: Bấm nút “Khẩu vị/ Taste” và chọn “Tiêu chuẩn”. 

  • Bước 3: Bấm “Tùy chọn gạo/ Rice type option” và chọn “Gạo thơm”, “Gạo ngắn hạt” hoặc “Gạo lứt” tùy vào loại gạo bạn nấu. 

  • Bước 4: Bấm nút “Start/ Bắt đầu” để bắt đầu quá trình nấu. Khi nồi chuyển về chế độ “Warm/ ủ ấm” là cơm đã chín tơi.

Nấu cơm bằng nồi cơm điện tử có chức năng nấu theo khẩu vị

Nấu cơm bằng nồi cơm điện tử có chức năng nấu theo khẩu vị

5.1.2. Với nồi cơm điện không có chức năng nấu theo khẩu vị

  • Bước 1: Sau khi bấm nút “Chọn chế độ”, trên màn hình LED sẽ hiển thị các chế độ cùng thời gian nấu tương ứng.

  • Bước 2: Bạn nhấn liên tiếp vào nút “Chế độ” đến khi chế độ “Nấu cơm” nhấp nháy trên màn hình. 

  • Bước 3: Bấm nút “Bắt đầu” để nồi cơm hoạt động. Khi màn hình LED hiển thị chế độ “Giữ ấm” là cơm đã nấu xong.

5.2. Thao tác nấu cơm bằng nồi cơm điện cơ

Do nồi cơm điện cơ chỉ mặc định một chế độ nấu duy nhất nên bạn cần căn chỉnh lượng nước chính xác theo từng loại gạo để cơm đạt được độ mềm dẻo ưng ý hơn và làm theo hướng dẫn sau: 

  • Bước 1: Bạn đặt lòng nồi vào đúng vị trí bằng hai tay và xoay nhẹ nhàng đến khi phần đáy nối tiếp xúc hoàn toàn với mâm nhiệt.

  • Bước 2: Nhấn nút chế độ “Cook/ Nấu” đến khi đèn LED hiện màu đỏ.

  • Bước 3: Khi nồi chuyển về chế độ “Warm/ Ủ ấm” và đèn LED xanh sáng lên là cơm đã chín.

Hướng dẫn cách nấu cơm bằng nồi cơm điện cơ

Hướng dẫn cách nấu cơm bằng nồi cơm điện cơ

Kinh nghiệm:

  • Bạn cần lau khô nước bám bên ngoài nồi cơm trước khi đặt vào lòng nối để tránh rơ - le hoặc mâm nhiệt bị hỏng trong quá trình nấu. 

  • Sử dụng muôi nhựa để gạt hết các hạt gạo dính xung quanh thành nồi, tránh tình trạng cơm bị cháy khét trong quá trình nấu. 

  • Khi cơm chín, bạn thêm 5ml dầu ăn hoặc mỡ heo vào nồi đảo đều để hạt cơm căng bóng và có mùi thơm hấp dẫn hơn.

6. Ủ cơm & thưởng thức

Quá trình ủ cơm không chỉ là bí quyết để hạt cơm trở nên mềm dẻo, mà còn giúp cơm thơm ngon hơn khi thưởng thức. 

  • Để đảm bảo bề mặt cơm khô và chín đều, bạn nên ủ cơm ở chế độ “Warm” trong khoảng từ 5 đến 10 phút sau khi nấu xong.

  • Dùng muôi xới đều tay từ dưới lên trên để cho hạt cơm tơi, mềm và dẻo. 

  • Sau đó, bạn múc cơm ra bát nhỏ và thưởng thức khi còn nóng. Nếu không sử dụng ngay, bạn nên tiếp tục để cơm ở chế độ ủ ấm, giữ cho cơm luôn mềm dẻo. 

Bạn dùng muôi gỗ xới đều tay khi còn nóng để cơm được tơi, dẻo hơn

Bạn dùng muôi gỗ xới đều tay khi còn nóng để cơm được tơi, dẻo hơn

Lưu ý:

  • Không nên đảo cơm bằng muôi inox hoặc các dụng cụ làm bằng chất liệu inox sẽ gây xước và hỏng lớp chống dính ở đáy nồi. 

  • Nếu nấu cơm cho người dạ dày yếu, bạn hạn chế để cơm nguội và khô. Hãy sử dụng chức năng “Ủ ấm” để duy trì nhiệt độ, giúp cơm luôn mềm và dễ tiêu hóa. 

Bạn nên thưởng thức cơm nóng hổi sẽ tốt cho dạ dày và đường tiêu hóa

Bạn nên thưởng thức cơm nóng hổi sẽ tốt cho dạ dày và đường tiêu hóa

7. Tổng hợp lỗi thường gặp khi nấu cơm bằng nồi cơm điện 

Trong quá trình nấu cơm bằng nồi cơm điện, bạn có thể gặp trường hợp chất lượng cơm chưa ưng ý khiến hương vị giảm đi hoặc phải nấu lại thêm một lần.

​​​​​​​Dưới đây là nguyên nhân và cách khắc phục triệt để 6 lỗi phổ biến khi nấu cơm bằng nồi cơm điện:

Lỗi 

Nguyên nhân 

Cách khắc phục 

Cơm bị nhão 

Khi nấu bằng nồi cơm điện cơ, bạn xác định sai loại gạo dẫn đến dùng quá nhiều hoặc quá ít nước so với cần thiết

 

  • Cách 1: Đun cơm trên bếp từ 5 - 10 phút ở lửa nhỏ cho đến khi cơm ráo

  • Cách 2: Để lòng nồi trước quạt gió khoảng 20 phút cho cơm khô lại

Cơm bị khê

  • Lòng nồi chưa đặt đúng vị trí, bị trống phần dưới

Đặt lòng nồi lại đúng vị trí bằng hai tay

  • Lòng nồi bị biến dạng

  • Do sự cố mạch điện

  • Do sự cố cảm biến 

Mang đến trung tâm bảo hành được chỉ định

Cơm không chín 

  • Lượng nước nấu quá ít

  • Tỷ lệ gạo và nước không đúng

  • Lòng nồi đặt sai cách

  • Lòng nồi biến dạng

  • Sự cố mạch điện hoặc cảm biến

Bạn tham khảo chi tiết cách khắc phục từng nguyên nhân trong bài viết “8 Cách khắc phục nồi cơm điện nấu bị sống siêu đơn giản”.

Nồi chuyển trạng thái giữ ấm nhưng cơm chưa nấu xong

  • Chưa đặt lòng nồi vào 

  • Chưa đong nước khi nấu cơm

  • Lòng nồi đặt không đúng cách

Ngắt nguồn điện, sau khi nồi nguội hẳn thì sử dụng lại bình thường.

Cơm bị dính vào nồi 

Do lớp chống dính lòng nồi chất lượng kém hoặc bị xước

Nồi hiển thị lỗi từ E1 đến E5

Lỗi do mạch điện bên trong và xuất hiện ở nồi cơm điện tử

Bạn rút nguồn và cắm điện để khởi động lại nồi cơm. Nếu màn hình vẫn hiển thị lỗi E thì mang nồi đến các trung tâm bảo hành để được hỗ trợ.

Trong bài viết trên, SUNHOUSE đã chia sẻ bí quyết nấu cơm bằng nồi cơm điện ngon và chuẩn vị với từng loại gạo. Để cơm luôn mềm dẻo và hấp dẫn, bạn hãy tham khảo thêm phần kinh nghiệm cũng như cách khắc phục 6 lỗi thường gặp khi nấu cơm nhé. Chúc bạn thành công trong quá trình thực hiện! 

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Bạn muốn nấu xôi lạc đơn giản tại nhà, đảm bảo hương vị thơm ngon? Xem ngay cách nấu xôi lạc bằng nồi cơm điện thành công chỉ trong một lần thử trong bài này!
Chi tiết
Bạn muốn nấu cơm nếp ngon dẻo, tiện lợi tại nhà bằng nồi cơm điện? Hãy cùng SUNHOUSE khám phá cách nấu cơm nếp bằng nồi cơm điện đơn giản, tiện lợi nhé!
Chi tiết
Cách nấu dầu dừa bằng nồi cơm điện là phương pháp đơn giản, dễ thực hiện tại nhà. Chỉ với vài bước, bạn đã có thể tự làm cho mình mẻ dầu dừa nguyên chất, thơm, chất lượng để dùng cho nấu ăn, dưỡng da, dưỡng tóc,...
Chi tiết
1800 6680
Top