Sử dụng nồi cơm điện để nấu cơm nếp giúp những ai đam mê nấu nướng dễ dàng chế biến một món ăn đậm chất truyền thống Việt mà không cần tốn nhiều công sức chuẩn bị nguyên liệu rườm rà. Cùng xem ngay cách nấu cơm nếp bằng nồi cơm điện dẻo thơm, cực tiện lợi, nhanh chóng trong bài viết sau!
Do cùng được nấu từ nguyên liệu chung là gạo nếp, cơm nếp và xôi dễ khiến nhiều người nhầm lẫn. Sự khác biệt chính giữa 2 món ăn này chủ yếu đến từ phương thức nấu.
Để đảm bảo cơm nếp chín ngon và đạt chuẩn, bạn cần chuẩn bị trước các nguyên liệu và dụng cụ cơ bản sau đây:
500 gram gạo nếp
1 muỗng cà phê/ 5 gram muối
Nồi cơm điện
Rổ mắt nhỏ
Ưu tiên chọn loại gạo nếp hạt mẩy, khi cắn thử cho vị ngọt nhẹ
Lưu ý:
- Bạn nên:
- Chọn gạo nếp có mùi thơm nhẹ, màu hạt trắng sáng và kích thước hạt đồng đều của các thương hiệu uy tín như Hạt Ngọc Trời, Minh Tâm, Thành Tín,...
- Một số loại gạo nếp ngon các bạn có thể tham khảo là nếp lứt, nếp cái hoa vàng, nếp ba trăng,...
- Bạn không nên:
- Chọn gạo có màu trắng tinh như bông (dấu hiệu gạo đã bị tẩm hóa chất) hoặc không đều màu.
- Sử dụng gạo nếp có mùi hôi mốc sẽ làm giảm hương vị và chất lượng cơm nếp sau khi nấu.
Sơ chế gạo nếp đúng cách giúp thành phẩm cơm ngon và tròn vị hơn, đồng thời giảm thời gian nấu cơm. Dưới đây là hai cách sơ chế gạo hiệu quả giúp bạn nấu được cơm nếp dẻo thơm như mong đợi.
Ngâm gạo là bước gần như cố định khi nấu xôi hoặc cơm nếp giúp hạt nếp nhanh chín mềm, dẻo thơm. Các loại gạo bắt buộc phải ngâm trước khi nấu cơm nếp bằng nồi cơm điện để đảm bảo hạt mềm, đạt được độ dẻo như mong muốn bao gồm:
Gạo nếp cái hoa vàng, gạo nếp ngỗng, gạo nếp cẩm, nếp nương và một số loại nếp hạt dài khác.
Các loại gạo nếp cũ khi để lâu thường trở nên khô và cứng, làm mất đi một phần độ ẩm tự nhiên. Vì vậy, bạn cần phải ngâm để gạo hồi lại độ ẩm trước khi nấu.
Lưu ý ngâm gạo nếp dài từ 4 - 5 tiếng để gạo nở, không cần ngâm gạo qua đêm
Lưu ý: Riêng với gạo khẩu hang, bạn chỉ cần ngâm gạo trong thời gian ngắn từ 10 - 15 phút là đã có thể sử dụng để nấu cơm.
Nếu bạn bận rộn, có ít thời gian nấu cơm nếp, thì bạn nên sử dụng những loại gạo nấu trực tiếp, không cần ngâm như: Gạo nếp sáp, gạo nếp cau và một số loại gạo nếp hạt ngắn khác.
Vo gạo nhẹ nhàng 1 - 2 lần để loại bỏ bụi bẩn, lưu ý không chà xát mạnh tay làm vỡ gạo
Cơm nếp có cách nấu gần tương tự với cơm tẻ, tuy nhiên đòi hỏi sự tỉ mỉ khi đong tỷ lệ nước và gạo, tránh tình trạng cơm bị nhão hoặc nát.
Để nấu cơm nếp dẻo thơm, chuẩn vị bằng nồi cơm điện tử mâm nhiệt SUNHOUSE Mama SHD8915, bạn thực hiện theo 4 bước sau đây:
Bước 4: Khi nồi chuyển sang chế độ "Ủ ấm/Warm", bạn mở nắp và đảo đều.
Hướng dẫn 4 bước nấu cơm nếp với nồi cơm điện tử mâm nhiệt SUNHOUSE Mama SHD8915
Để nấu cơm nếp trên nồi điện cơ, bạn có thể tham khảo hướng dẫn nấu trên nồi cơm điện tử SUNHOUSE SHD8308 gồm 4 bước dưới đây:
Bước 1: Thêm 500 gram gạo nếp và 1 thìa cà phê muối vào nồi trộn đều bằng muôi. Đổ thêm 350 ml nước sao cho nước xâm xấp mặt nếp.
Bước 2: Chuyển nút về chế độ "Cook/ Nấu" và kiểm tra đèn LED màu đỏ để xác nhận nồi đang trong quá trình nấu cơm.
Bước 3: Khi nồi chuyển sang chế độ "Warm/ Ủ ấm" và đèn LED chuyển xanh, đảo cơm bằng muôi hoặc đũa. Quá trình này giúp cơm nếp chín đều và ngon hơn.
Bước 4: Chờ khoảng 5 - 7 phút, tiếp tục đảo nhẹ tay lần 2 để cơm nếp đạt được độ mềm dẻo mong muốn.
Hướng dẫn cách nấu cơm nếp bằng nồi cơm điện tử SUNHOUSE SHD8308
Bạn có thể thay đổi món ăn kèm để biến cơm nếp thành món mặn hay món ngọt tuỳ khẩu vị gia đình.
Với món mặn, cơm nếp sẽ rất hợp để ăn cùng xúc xích, lạp xưởng chiên, thịt kho trứng, pate, giò chả, chà bông,... dùng kèm một ít cải chua hoặc dưa chuột để giải ngấy là bạn đã có ngay một bữa ăn chất lượng.
Cơm nếp trắng trang trí thêm lạp xưởng và hành phi để món ăn hấp dẫn hơn
Thêm thịt, trứng, chả kho kèm lạp xưởng, dưa chuột là bạn có ngay 1 bữa ăn chất lượng
Món ngọt với cơm nếp có thể được ăn kèm trái cây như mít, xoài hay một số loại chè như chè đỗ đen, chè hoa cau,... đều rất hấp dẫn và là bữa phụ hợp lý lúc xế chiều.
Cơm nếp với mít kèm 1 chút muối lạc, dừa nạo cực đưa miệng
Cơm nếp xoài ăn kèm nước cốt dừa sẽ là một món tráng miệng đáng nhớ
Để cơm nếp thành phẩm luôn dẻo ngon, tròn vị và không bị nát, bạn có thể tham khảo 3 kinh nghiệm nấu và bảo quản cơm nếp dưới đây:
1 - Sử dụng dầu olive, mỡ gà hoặc dầu ăn để hạt cơm nếp trở nên bóng mịn, làm tăng sự hấp dẫn và hương vị cho món ăn.
2 - Thêm nước cốt dừa vào cơm nếp để tạo độ ngậy, theo tỷ lệ 5 phần gạo : 1 phần nước cốt dừa : 2,5 phần nước sẽ giúp cơm nếp trở nên thơm ngon và đặc biệt.
3 - Hâm nóng lại cơm nếp trước khi ăn để có được độ dẻo ứng ý. Trước khi thưởng thức, bạn lấy cơm nếp ra và hâm nóng theo 2 cách sau đây:
Trên đây là 2 cách nấu cơm nếp bằng nồi cơm điện dễ dàng và tiện lợi tại nhà. Việc nấu cơm nếp bằng nồi cơm điện không chỉ tiết kiệm thời gian mà còn đảm bảo cơm thành phẩm luôn mềm dẻo, không bị nhão. Ngoài ra, bạn có thể ứng dụng thêm 3 kinh nghiệm trên để món ăn hấp dẫn và sử dụng được lâu hơn nhé!