Ép lựu bằng máy ép chậm là cách giữ tối đa vitamin, chất dinh dưỡng, khoáng chất và hương vị tự nhiên của lựu. Trong bài viết này, SUNHOUSE sẽ chia sẻ tới bạn 3 cách làm nước ép lựu bằng máy ép chậm cực dễ, chỉ với vài bước đơn giản bạn đã có thể tạo ra những ly nước ép thơm ngon, bổ dưỡng ngay tại nhà.
Nước ép lựu từ lâu đã được biết đến như một thức uống bổ dưỡng, mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe. Với hương vị thơm ngon, màu sắc đẹp mắt, nước ép lựu xứng đáng là lựa chọn hoàn hảo cho những ai mong muốn nâng cao sức khỏe và sắc đẹp. Giải đáp cho câu hỏi máy ép chậm ép lựu được không? Cùng tham khảo cách sử dụng máy ép chậm ép lựu nguyên chất qua các thông tin dưới đây.
Lựu: 2 quả (~400gam)
Mật ong: 1 - 2 thìa cà phê (tuỳ sở thích)
Nước lọc: 100 - 200ml nước lọc (tuỳ sở thích)
Máy ép chậm: Giữ nguyên tối đa hương vị và chất dinh dưỡng.
Dao và thớt: Sơ chế các loại củ quả.
Ly và muỗng: Để đựng và khuấy nước ép.
Bát, đĩa: Đựng các nguyên liệu đã sơ chế.
B1: Rửa sạch lựu với nước muối loãng 2 - 3 lần, để ráo nước.
B2: Dùng dao cắt phần đầu cuống quả lựu theo hình vuông. Khứa theo các đường vân của quả lựu để hạt lựu không bị nát, vỡ.
B3: Tách phần vỏ và vân trắng ra, lấy phần hạt bên trong.
Khởi động, cho máy ép chậm quay thử khoảng 3 - 5 giây trước khi cho lựu vào.
Cho hạt lựu đã tách sẵn vào ống tiếp nguyên liệu của máy ép.
Dùng thanh đẩy để đẩy nguyên liệu.
Có thể bạn quan tâm: Phân biệt máy ép chậm và máy ép nhanh?
Rót nước ép lựu ra ly đã chuẩn bị trước đó.
Khuấy đều nước lựu trước khi uống để cảm nhận rõ rệt được hương vị.
Tùy theo sở thích và nhu cầu:
Có thể bỏ thêm một ít đá viên để tăng thêm độ thanh mát.
Cho thêm đường để thêm độ thơm ngọt.
Cho thêm 100 - 200ml nếu muốn loãng hơn.
Lưu ý:
Nên uống nước ép ngay khi ép xong, để đảm bảo nước ép còn giữ nguyên hương vị thơm ngon và chất dinh dưỡng.
Trong trường hợp muốn bảo quản, có thể cho vào bình thủy tinh để vào ngăn mát tủ lạnh và sử dụng trong vòng 24 giờ sau đó.
Nên sử dụng khi bụng no, hoặc sau khi ăn 30 phút để không ảnh hưởng đến dạ dày.
Lựu được biết đến với hàm lượng cao chất chống oxy hóa, giúp bảo vệ cơ thể khỏi các gốc tự do, trong khi cà rốt chứa nhiều beta-carotene, có lợi cho sức khỏe mắt và làn da. Sự kết hợp này mang lại không chỉ lợi ích dinh dưỡng mà còn hương vị độc đáo, thanh khiết, thích hợp cho mọi lứa tuổi và là lựa chọn hoàn hảo cho một ngày năng động và tràn đầy năng lượng. Tham khảo cách làm nước ép lựu cà rốt qua thông tin dưới đây.
Cà rốt: 2 củ (~200gam)
Lựu: 1 quả (~200gam)
Mật ong hoặc đường: 1 - 2 thìa cà phê (tuỳ sở thích)
Nước cốt chanh: 10ml (Tùy sở thích)
Nước lọc: 100 - 200ml nước lọc (tuỳ sở thích)
Máy ép chậm: Giữ nguyên tối đa vị và chất dinh dưỡng.
Dao và thớt: Để sơ chế các loại củ quả.
Ly và muỗng: Để đựng và khuấy nước ép.
Bát đựng: Để chứa các nguyên liệu đã sơ chế.
B1: Rửa sạch lựu và cà rốt với nước muối loãng 2 - 3 lần, để ráo nước.
B2: Gọt, bào vỏ cà rốt, sau đó cắt thành từng ngắn dài khoảng 2 cm
B3: Dùng dao cắt phần đầu cuống quả lựu theo hình vuông. Khứa theo các đường vân của quả lựu để hạt lựu không bị nát, vỡ.
B3: Tách phần vỏ và vân trắng ra, lấy phần hạt bên trong.
Khởi động, cho máy ép chậm quay thử khoảng 3 - 5 giây trước khi cho lựu và cà rốt vào.
Cho lần lượt hạt lựu và cà rốt vào ống tiếp nguyên liệu của máy ép.
Sử dụng thanh đẩy để đẩy nguyên liệu.
Rót nước ép lựu táo và cà rốt đã chuẩn bị trước đó.
Khuấy đều nước lựu cà rốt trước khi uống để cảm nhận rõ rệt được hương vị kết hợp.
Tùy theo sở thích và nhu cầu:
Có thể bỏ thêm một ít đá viên để tăng thêm độ thanh mát.
Cho 10ml nước cốt chanh để tăng hương thơm và vị chua thanh.
Cho thêm đường hoặc mật ong để thêm độ thơm ngọt bùi.
Cho thêm 100 - 200ml nếu không muốn uống đặc.
Nước ép lựu táo là một hợp chất tuyệt vời giữa vị chua ngọt của táo và hương thơm đặc trưng của trái lựu. Với màu sắc hấp dẫn của nước ép lựu và vẻ bắt mắt của táo, đồ uống này không chỉ mang lại hương vị độc đáo mà còn là nguồn cung cấp giàu vitamin C và chất chống oxy hóa, giúp tăng cường hệ miễn dịch và bảo vệ sức khỏe tim mạch. Máy ép chậm ép lựu táo là sự lựa chọn hoàn hảo cho những ai yêu thích thưởng thức một ly đồ uống bổ dưỡng và sảng khoái vào mọi thời điểm của ngày. Tham khảo cách làm chi tiết qua các thông tin dưới đây.
Lựu: 1 quả (~200gam)
Táo: 1 quả (~200gam)
Đường: 1 - 2 thìa cà phê (tuỳ sở thích)
Nước lọc: 100 - 200ml nước lọc (tuỳ sở thích)
Máy ép chậm: Giữ nguyên tối đa hương vị và chất dinh dưỡng.
Dao và thớt: Sơ chế các loại củ quả.
Ly và muỗng: Để đựng và khuấy nước ép.
Bát, đĩa: Đựng các nguyên liệu đã sơ chế.
B1: Rửa sạch lựu và táo với nước muối loãng 2 - 3 lần, để ráo nước.
B2: Bổ táo theo chiều dọc, cắt thành 6 miếng, bỏ phần hạt bên trong để không ảnh hưởng đến hương vị của nước ép (Tùy vào nhu cầu, sở thích có thể gọt vỏ hoặc không)
B3: Dùng dao cắt phần đầu cuống quả lựu theo hình vuông. Khứa theo các đường vân của quả lựu để hạt lựu không bị nát, vỡ.
B3: Tách phần vỏ và vân trắng ra, lấy phần hạt bên trong.
Khởi động, cho máy ép chậm quay thử khoảng 3 - 5 giây trước khi cho lựu và táo vào.
Cho lần lượt táo và hạt lựu vào ống tiếp nguyên liệu của máy ép.
Dùng thanh đẩy để đẩy nguyên liệu.
Rót nước ép lựu táo ra ly đã chuẩn bị trước đó.
Khuấy đều nước lựu trước khi uống để cảm nhận rõ rệt được hương vị kết hợp giữa táo và lựu.
Tùy theo sở thích và nhu cầu:
Có thể bỏ thêm một ít đá viên để tăng thêm độ thanh mát.
Cho thêm đường để thêm độ thơm ngọt.
Cho thêm 100 - 200ml nếu muốn loãng hơn.
Trong quá trình sử dụng máy ép chậm ép lựu hoặc những loại trái cây khác, bạn cần lưu ý vài điều như sau để đảm bảo làm ra những ly nước ép ngon, bổ dưỡng và quá trình vận hành máy được tối ưu:
Những lưu ý khi sử dụng máy ép chậm
>>> Khi xảy ra tình trạng kẹt máy do ép nguyên liệu quá cứng, tham khảo ngay cách sửa máy ép chậm bị kẹt để xử lý kịp thời.
Việc sử dụng máy ép chậm ép lựu mang lại nhiều lợi ích sức khỏe quan trọng và tiện ích sau đây:
Bảo toàn dinh dưỡng: Máy ép chậm hoạt động bằng cách nghiền và ép từ từ, giúp giữ lại hầu hết các dưỡng chất và enzyme tự nhiên trong quả lựu. Điều này giúp nước ép lựu từ máy ép chậm giàu hơn các chất chống oxy hóa, vitamin và khoáng chất so với các phương pháp ép nhanh hơn.
Giảm lượng bọt và oxy hóa: Quá trình ép chậm giảm thiểu sự tiếp xúc của nước ép với không khí, làm giảm sự oxy hóa và bọt khí, giúp nước ép lựu được duy trì tươi mới và lâu hơn.
Giữ được hương vị tự nhiên: Do quá trình ép chậm không tạo nhiệt lượng cao như máy ép nhanh, nên hương vị tự nhiên của nước ép lựu được giữ lại nhiều hơn.
Tối ưu hóa năng suất: Máy ép chậm có thể ép được nhiều nước hơn từ cùng một lượng quả lựu so với máy ép thông thường, vì quá trình này trích xuất hết nước từ trái cây hiệu quả hơn.
Dễ dàng làm sạch và bảo trì: Các thành phần của máy ép chậm thường dễ tháo rời và làm sạch hơn, giúp duy trì sự vệ sinh và tuổi thọ của máy lâu dài.
Do đó, sử dụng máy ép chậm để làm nước ép lựu không chỉ mang lại lợi ích dinh dưỡng mà còn đảm bảo được chất lượng và hương vị tốt nhất của sản phẩm.
Qua bài viết này, SUNHOUSE đã chia sẻ tới bạn 3 cách làm nước ép lựu bằng máy ép chậm đơn giản, chỉ khoảng 15 phút đã có thể tạo ra những ly nước ép ngon và giàu dinh dưỡng để thưởng thức. Ngoài ép lựu, bạn có thể kết hợp cùng với các loại trái cây khác nhau để tăng thêm hương vị và làm đa dạng thực đơn cho gia đình của mình. Hy vọng qua bài viết này, bạn đã có thể thực hiện làm nước ép lựu bằng máy ép chậm ngay tại nhà. Trong quá tình thực hiện, nếu gặp khó khăn hay có thắc mắc gì cần giải đáp, bạn hãy để lại thông tin tại phần bình luận và theo dõi SUNHOUSE để được giải đáp và hỗ trợ sớm nhất nhé!