Tư vấn mua Máy ép chậm

7 Cách làm nước ép cà rốt bằng máy ép chậm đơn giản tại nhà

15/06/2024 - 01:57 PM

Làm nước ép cà rốt bằng máy ép chậm giúp cho ra ly nước ép mịn, không gợn cặn, giữ được trọn vẹn dinh dưỡng có trong cà rốt, bên cạnh đó nước ép cà rốt còn mang rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe người dùng. Trong bài viết dưới đây, SUNHOUSE sẽ gợi ý cho bạn 7 cách làm nước ép cà rốt bằng máy ép chậm chi tiết, đơn giản, dễ làm chỉ với vài thao tác bạn đã có thể tạo ra những ly nước ép thơm siêu thơm ngon ngay tại nhà.

1. Cách làm nước cà rốt nguyên chất bằng máy ép chậm

Nước ép cà rốt nguyên chất là thức uống thơm ngon, bổ dưỡng, được làm từ những củ cà rốt tươi ngon. Nhờ quy trình ép giữ nguyên được hầu hết vitamin, khoáng chất và chất xơ, nước ép cà rốt mang đến nhiều lợi ích tuyệt vời cho sức khỏe. Tham khảo chi tiết về cách làm nước ép cà rốt nguyên chất bằng máy ép qua các thông tin dưới đây.

Làm nước ép cà rốt nguyên chất bằng máy ép chậm
Làm nước ép cà rốt nguyên chất bằng máy ép chậm

1.1. Nguyên liệu và dụng cụ

  • Cà rốt: 3 - 4 củ (300 - 400gam)

  • Máy ép chậm: Máy ép chậm giúp giữ lại nhiều vitamin và enzyme hơn so với máy ép nhanh

  • Dao và thớt: Để sơ chế cà rốt

  • Ly và muỗng: Để đựng và khuấy nước ép.

  • Bàn chải rửa rau củ: Để rửa sạch các loại rau củ trước khi chế biến.

  • Bát đựng: Để chứa các nguyên liệu đã sơ chế.

1.2. Sơ chế nguyên liệu

  • B1: Rửa sạch cà rốt với nước muối loãng 2 - 3 lần, dùng bàn chải rửa rau củ chà nhẹ lớp vỏ để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.

  • B2: Gọt vỏ cà rốt nên dùng dao gọt bào hoặc dao gọt chuyên dụng và gọt theo chiều dọc theo thân cà rốt, mỏng vỏ.

  • B3: Cắt cà rốt thành khúc dài khoảng 3 - 4 cm để dễ dàng cho vào máy ép.

Các bước sơ chế cà rốt để làm nước ép cà rốt

Các bước sơ chế cà rốt để làm nước ép cà rốt

1.3. Ép cà rốt bằng máy ép chậm

  • Khởi động máy ép, cho máy quay thử khoảng 3 - 5 giây trước khi cho cà rốt vào.

  • Cho cà rốt đã cắt khúc vào ống tiếp nguyên liệu của máy ép.

  • Sử dụng thanh đẩy để đẩy cà rốt vào trong máy ép.

Lưu ý: Cho cà rốt vào máy ép một cách từ từ để tránh làm tắc nghẽn máy.

Sử dụng máy ép chậm để ép cà rốt

Nước ép cà rốt mịn, không có cặn và xơ khi sử dụng bằng máy ép chậm để ép

Nước mia là một loại thức uống giải khát rất tốt vào những ngày hè nóng nực, nên rất nhiều người thắc mắc rằng liệu máy ép chậm có thể ép mía không, đặc biệt là các chị em nội trợ. Để giải đáp thắc mắc này, hãy cùng SUNHOUSE tham khảo ngay bài viết hướng dẫn ép mía bằng máy ép chậm tại đây nhé. 

1.4. Thưởng thức nước ép

  • Rót nước ép ra ly thủy tinh đã chuẩn bị trước đó.

  • Nên uống nước ép cà rốt ngay sau khi ép để giữ được tối đa vitamin và dưỡng chất.

  • Tùy theo sở thích và nhu cầu: Có thể bỏ thêm một ít đá viên để tăng thêm độ thanh mát.

Lưu ý: Trong trường hợp không uống hết, bạn có thể cho nước ép vào chai thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và uống trong vòng 24 giờ.
Trên đây là cách làm nước ép cà rốt nguyên chất, vậy cà rốt có thể kết hợp với nguyên liệu khác hay không? Nước ép cà rốt mix với gì ngon? Cùng tìm hiểu thêm 6 cách mix nước ép cà rốt dưới đây nhé.

2. Cách làm nước ép cà rốt mix táo bằng máy ép chậm

Nước ép cà rốt mix táo là sự kết hợp hoàn hảo giữa vị ngọt thanh của táo và vị thanh mát của cà rốt, tạo nên thức uống thơm ngon, bổ dưỡng, cung cấp nhiều vitamin A, C, khoáng chất và chất xơ cho cơ thể. Tham khảo cách làm nước ép cà rốt táo bằng máy ép chậm qua các thông tin dưới đây.

Làm nước ép cà rốt táo bằng máy ép chậm
Sự kết hợp giữa cà rốt và táo mang lại hương vị thơm ngon và mang nhiều dinh dưỡng

2.1. Nguyên liệu và dụng cụ

  • Cà rốt: 3 - 4 (300 - 400gam)

  • Táo: 2 - 3 quả (~400gam)

  • Chanh: 20ml nước cốt (tuỳ sở thích)

  • Mật ong: 1 - 2 thìa cà phê (tuỳ sở thích)

  • Nước lọc: 100 - 200ml nước lọc (tuỳ sở thích)

  • Máy ép chậm: Giữ nguyên tối đa hương vị và chất dinh dưỡng.

  • Dao và thớt: Để sơ chế các loại củ quả.

  • Ly và muỗng: Để đựng và khuấy nước ép.

  • Bàn chải rửa rau củ: Để rửa sạch các loại rau củ trước khi chế biến.

  • Bát đựng: Để chứa các nguyên liệu đã sơ chế.

2.2. Sơ chế nguyên liệu

  • B1: Rửa sạch cà rốt và táo với nước muối loãng 2 - 3 lần, để loại bọ vi khuẩn và bụi bẩn.

  • B2: Gọt, bào vỏ cà rốt và cắt thành từng khúc dài khoảng 3 - 4 cm.

  • B3: Gọt, bào vỏ táo thành từng khúc nhỏ 2 - 3 cm, để ép lấy nước hiệu quả hơn. (Loại bỏ lõi táo vì lõi có chứa nhiều hạt và có thể ảnh hưởng đến hương vị nước ép)

Lưu ý: Gọt vỏ cà rốt và táo nên sử dụng dao gọt chuyên dụng và gọt theo chiều dọc và mỏng vỏ để tránh lãng phí vitamin và khoáng chất có ở vỏ.

2.3. Ép cà rốt và táo bằng máy ép chậm

  • Khởi động máy ép, cho máy quay thử khoảng 3 - 5 giây trước khi cho củ quả vào.

  • Lần lượt cho cà rốt và táo đã cắt khúc vào ống tiếp nguyên liệu của máy ép.

  • Sử dụng thanh đẩy để đẩy nguyên liệu.

2.4. Thưởng thức nước ép

  • Rót nước ép ra ly thủy tinh đã chuẩn bị trước đó.

  • Khuấy đều nước ép trước khi uống để cảm nhận rõ rệt được hương vị kết hợp giữa cà rốt và táo.

  • Tùy theo sở thích và nhu cầu:

    • Có thể bỏ thêm một ít đá viên để tăng thêm độ thanh mát.

    • Thêm chanh để thêm vị chua thanh.

    • Cho thêm mật ong để thêm độ thơm ngọt.

    • Cho thêm 100 - 200ml nếu muốn giảm độ đặc của nước ép.

Lưu ý: Nên thưởng thức ngay sau khi mới ép để cảm nhận được nguyên vị và dinh dưỡng nhất. Trong trường hợp không uống hết, bạn có thể cho nước ép vào chai thủy tinh và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh và uống trong vòng 24 giờ.

Có thể bạn quan tâm: So sánh máy ép chậm và máy ép nhanh, nên mua loại nào?

3. Cách làm nước ép cà rốt và thơm (dứa)

Nước ép cà rốt thơm là một trong những thức uống ưa chuộng trong mùa hè nóng bức, với tác dụng thanh nhiệt, giải độc cơ thể, chứa nhiều vitamin A, C, E và các khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như kali, magie, phốt pho. Bên cạnh đó, còn giúp tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, đẹp da và sáng mắt. Tham khảo cách làm chi tiết nước ép cà rốt thơm bằng máy ép chậm qua đoạn viết dưới đây nhé.

Cách làm nước ép cà rốt thơm bằng máy ép chậm

Nước ép cà rốt thơm mát giải pháp thanh nhiệt lý tưởng cho ngày hè nóng bức

3.1. Nguyên liệu và dụng cụ

  • Cà rốt: 2 - 3 (200gam)

  • Dứa (Thơm): 1/2 quả (~200gam)

  • Mật ong: 1-2 thìa cà phê (tuỳ sở thích)

  • Nước lọc: 100 - 200ml nước lọc (tuỳ sở thích)

  • Máy ép chậm: Giữ nguyên tối đa hương vị và chất dinh dưỡng.

  • Dao và thớt: Để sơ chế các loại củ quả.

  • Ly và muỗng: Để đựng và khuấy nước ép.

  • Bàn chải rửa rau củ: Để rửa sạch các loại rau củ trước khi chế biến.

  • Bát đựng: Để chứa các nguyên liệu đã sơ chế.

3.2. Sơ chế nguyên liệu

  • B1: Rửa sạch cà rốt với nước muối loãng 2 - 3 lần, để loại bọ vi khuẩn và bụi bẩn.

  • B2: Gọt, bào vỏ cà rốt và cắt thành từng khúc dài khoảng 3 - 4 cm.

  • B3: Gọt vỏ dứa, bỏ phần mắt rứa và cùi. Sau đó cắt thành từng khúc dài dày khoảng 2 - 3 cm.

Sơ chế dứa để làm nước ép cà rốt thơm
Các bước sơ chế dứa (thơm) trước khi thực hiện đưa vào máy ép chậm

3.3. Ép cà rốt thơm bằng máy ép chậm

  • Khởi động máy ép chậm và để máy quay thử khoảng 3 - 5 giây trước khi cho củ quả vào.

  • Lần lượt cho cà rốt và dứa đã cắt khúc vào ống tiếp nguyên liệu của máy ép.

  • Sử dụng thanh đẩy nguyên liệu để đẩy.

3.4. Thưởng thức nước ép

  • Rót nước ép cà rốt thơm ra ly thủy tinh.

  • Để cảm nhận rõ rệt được hương vị kết hợp giữa cà rốt và dứa, bạn nên khuấy đều nước ép trước khi uống.

  • Tùy theo sở thích và nhu cầu:

    • Có thể bỏ thêm một ít đá viên để tăng thêm độ thanh mát.

    • Cho thêm mật ong để thêm độ thơm ngọt, béo ngậy.

    • Cho thêm 100 - 200ml nếu muốn giảm độ đặc của nước ép.

4. Cách làm nước ép cà rốt mix cam bằng máy ép chậm

 Nước ép cà rốt cam là sự kết hợp hoàn hảo giữa hương vị thơm ngon và lợi ích sức khỏe, giúp thanh nhiệt, giải độc cơ thể, tăng cường hệ miễn dịch, và mang lại làn da tươi sáng, mịn màng. Hơn nữa, sử dụng máy ép chậm còn giữ nguyên được tối đa lượng vitamin và khoáng chất trong cà rốt và cam. Cùng tham khảo cách làm nước ép cà rốt cam bằng máy ép chậm đơn giản, chi tiết qua các thông tin dưới đây.

Cách làm nước ép cà rốt cam bằng máy ép chậm

Cách làm nước ép cà rốt cam bằng máy ép chậm

4.1. Nguyên liệu và dụng cụ

  • Cà rốt: 2 củ (~200gam)

  • Cam: 1 - 2 quả (~250gam)

  • Chanh: 20ml nước cốt (tuỳ sở thích)

  • Mật ong hoặc đường: 1-2 thìa cà phê (tuỳ sở thích)

  • Nước lọc: 100 - 200ml nước lọc (tuỳ sở thích)

  • Máy ép chậm: Giữ nguyên tối đa hương vị và chất dinh dưỡng.

  • Dao và thớt: Để sơ chế các loại củ quả.

  • Ly và muỗng: Để đựng và khuấy nước ép.

  • Bàn chải rửa rau củ: Để rửa sạch các loại rau củ trước khi chế biến.

  • Bát đựng: Để chứa các nguyên liệu đã sơ chế.

4.2. Sơ chế nguyên liệu

  • B1: Rửa sạch cà rốt và cần tây với nước muối loãng 2 - 3 lần, để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.

  • B2: Gọt, bào vỏ cà rốt và cắt thành từng khúc dài khoảng 3 - 4 cm.

  • B3: Gọt vỏ, cắt dọc quả cam làm 4 hoặc 6 phần bằng nhau, lược bỏ phần hạt.

4.3. Ép cà rốt cam cam bằng máy ép chậm

  • Khởi động máy ép, cho máy quay thử khoảng 3 - 5 giây trước khi cho cà rốt và cam vào.

  • Lần lượt cho cà rốt và cam đã cắt khúc vào ống tiếp nguyên liệu của máy ép.

  • Sử dụng thanh đẩy để đẩy nguyên liệu.

Lưu ý: Vì độ cứng mềm và nước khác nhau, nên ép tách biệt 2 cà rốt và cam, để máy ép chậm ép đều hơn.

4.4. Thưởng thức nước ép

  • Đổ, rót nước ép cà rốt cam ra ly thủy tinh đã chuẩn bị trước đó.

  • Khuấy đều nước ép trước khi uống để cảm nhận rõ rệt được hương vị kết hợp giữa.

  • Tùy theo sở thích và nhu cầu:

    • Cho thêm mật ong để thêm độ thơm ngọt.

    • Có thể bỏ thêm một ít đá viên để tăng thêm độ thanh mát.

    • Cho thêm một ít gừng băm nhuyễn để tăng hương thơm và kích thích vị giác hơn.

    • Cho thêm 100 - 200ml nếu muốn giảm độ đặc của nước ép.

Lưu ý: 

  • Nên uống nước ép cà rốt sau bữa ăn 30 phút vì với các thực phẩm chứa nhiều chất béo sẽ giúp hấp thụ các chất dinh dưỡng trong cà rốt tốt hơn.

  • Đối với người đau dày, thì không nên uống khi đói. Hoặc sau khi ăn từ 1 đến 2 tiếng đồng hồ.

5. Cách làm nước ép cà rốt mix cần tây bằng máy ép chậm

Nước ép cà rốt cần tây là sự kết hợp hoàn hảo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, bao gồm thanh lọc cơ thể, hỗ trợ tiêu hóa, tăng cường hệ miễn dịch, và giúp da trở nên sáng mịn. Thức uống này còn mang lại cảm giác sảng khoái và tươi mới, lý tưởng cho việc chăm sóc sức khỏe hàng ngày. Tham khảo các làm chi tiết qua các thông tin dưới đây.

Hướng dẫn làm nước ép cà rốt mix cần tây bằng máy ép chậm

Sử dụng máy ép chậm làm nước ép cà rốt mix với cần tây

5.1. Nguyên liệu và dụng cụ

  • Cà rốt: 2 - 3 (200 - 300gam)

  • Cần tây: 2 - 3 nhánh (100gam)

  • Chanh: 20ml nước cốt chanh (tuỳ sở thích)

  • Mật ong: 1 - 2 thìa cà phê (tuỳ sở thích)

  • Nước lọc: 100 - 200ml nước lọc (tuỳ sở thích)

  • Máy ép chậm: Giữ nguyên tối đa hương vị và chất dinh dưỡng.

  • Dao và thớt: Để sơ chế các loại củ quả.

  • Ly và muỗng: Để đựng và khuấy nước ép.

  • Bàn chải rửa rau củ: Để rửa sạch các loại rau củ trước khi chế biến.

  • Bát đựng: Để chứa các nguyên liệu đã sơ chế.

5.2. Sơ chế nguyên liệu

  • B1: Rửa sạch cà rốt và cần tây với nước muối loãng 2 - 3 lần, để loại bỏ bụi bẩn và vi khuẩn.

  • B2: Gọt, bào vỏ cà rốt và cắt thành từng khúc dài khoảng 3 - 4 cm.

  • B3: Cắt cần tây thành từng khúc dài tương tự cà rốt.

Lưu ý: Đối với cần tây thì không nên sử dụng phần lá, tuy chứa nhiều vitamin và dưỡng chất nhưng phần lá này sẽ tạo nên mùi hăng và vị đắng cho nước ép.

5.3. Ép cà rốt và táo bằng máy ép chậm

  • Khởi động máy ép, cho máy quay thử khoảng 3 - 5 giây trước khi cho rau củ vào.

  • Lần lượt cho cà rốt và cần tây đã cắt khúc vào ống tiếp nguyên liệu của máy ép.

  • Sử dụng thanh đẩy để đẩy nguyên liệu.

5.4. Thưởng thức nước ép

  • Rót nước ép cà rốt và cần tây ra ly thủy tinh đã chuẩn bị trước đó.

  • Khuấy đều nước ép trước khi uống để cảm nhận rõ rệt được hương vị kết hợp.

  • Tùy theo sở thích và nhu cầu:

    • Có thể bỏ thêm một ít đá viên để tăng thêm độ thanh mát.

    • Thêm chanh để thêm vị chua thanh.

    • Cho thêm mật ong để thêm độ thơm ngọt.

    • Cho thêm 100 - 200ml nếu muốn giảm độ đặc của nước ép.

6. Cách làm nước ép cà rốt mix cà chua

Nước ép cà rốt cà chua là thức uống quen thuộc và được yêu thích bởi hương vị thơm ngon, thanh mát cùng hàm lượng dinh dưỡng dồi dào. Mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe như tăng cường hệ miễn dịch, cải thiện sức khỏe tim mạch, hỗ trợ tiêu hóa, đẹp da và sáng mắt. Với cách làm đơn giản, chỉ cần vài phút, bạn đã có thể tự tay chế biến ly nước ép cà rốt cà chua thơm ngon tại nhà. Cùng khám phá cách làm nước ép cà rốt mix cà chua bằng máy ép chậm qua đoạn viết dưới đây nhé.

Cách làm nước ép cà rốt mix cà chua bằng máy ép chậm

Làm nước ép cà rốt kết hợp với cà chua bằng máy ép chậm

6.1. Nguyên liệu và dụng cụ

  • Cà rốt: 2 củ (~200gam)

  • Cà chua: 2 - 3 quả (~250gam)

  • Đường: 1 - 2 thìa cà phê (tuỳ sở thích)

  • Nước lọc: 100 - 200ml nước lọc (tuỳ sở thích)

  • Máy ép chậm: Giữ nguyên tối đa hương vị và chất dinh dưỡng.

  • Dao và thớt: Để sơ chế các loại củ quả.

  • Ly và muỗng: Để đựng và khuấy nước ép.

  • Bàn chải rửa rau củ: Để rửa sạch các loại rau củ trước khi chế biến.

  • Bát đựng: Để chứa các nguyên liệu đã sơ chế.

6.2. Sơ chế nguyên liệu

  • B1: Rửa sạch cà rốt và cà chua với nước muối loãng 2 - 3 lần, ngâm khoảng 5 phút để loại bọ vi khuẩn và bụi bẩn.

  • B2: Gọt, bào vỏ cà rốt và cắt thành từng khúc dài khoảng 3 - 4 cm.

  • B3: Cắt dọc quả cà chua thành 4 miếng bằng nhau.

6.3. Ép cà rốt và cà chua bằng máy ép chậm

  • Khởi động máy ép, cho máy quay thử khoảng 3 - 5 giây trước khi cho nguyên liệu vào.

  • Lần lượt cho cà rốt và cà chua đã cắt khúc vào ống tiếp nguyên liệu của máy ép.

  • Sử dụng thanh đẩy để đẩy nguyên liệu.

Lưu ý: Vì độ cứng mềm khác nhau, nên ép lần lượt từng loại để đảm bảo tốc độ của máy ép chậm.

6.4. Thưởng thức nước ép

  • Rót nước ép ra ly thủy tinh đã chuẩn bị trước đó.

  • Khuấy đều nước ép trước khi uống để cảm nhận rõ rệt được hương vị kết hợp giữa 2 loại này.

  • Tùy theo sở thích và nhu cầu:

    • Có thể bỏ thêm một ít đá viên để tăng thêm độ thanh mát.

    • Cho thêm đường để thêm độ ngon ngọt.

    • Cho thêm 100 - 200ml nếu muốn giảm độ đặc của nước ép.

7. Cách làm nước ép cà rốt lựu bằng máy ép chậm

Nước ép cà rốt lựu là sự pha trộn tuyệt vời giữa vị ngọt của cà rốt và hương thơm đặc trưng của trái lựu. Nước ép cà rốt lựu còn là nguồn cung cấp giàu vitamin và chất chống oxy hóa, giúp làm sạch cơ thể và tăng cường sức đề kháng. Với màu sắc rực rỡ và hương vị tinh tế, nó là lựa chọn lý tưởng để tận hưởng sức khỏe và vẻ đẹp tự nhiên. Tham khảo các làm qua đoạn văn dưới đây.

Hướng dẫn làm nước ép cà rốt lựu bằng máy ép chậm

Làm nước ép cà rốt lựu bằng máy ép chậm

6.1. Nguyên liệu và dụng cụ

  • Cà rốt: 2 củ (~200gam)

  • Lựu: 1 quả (~200gam)

  • Mật ong hoặc đường: 1 - 2 thìa cà phê (tuỳ sở thích)

  • Nước lọc: 100 - 200ml nước lọc (tuỳ sở thích)

  • Máy ép chậm: Giữ nguyên tối đa hương vị và chất dinh dưỡng.

  • Dao và thớt: Để sơ chế các loại củ quả.

  • Ly và muỗng: Để đựng và khuấy nước ép.

  • Bàn chải rửa rau củ: Để rửa sạch các loại rau củ trước khi chế biến.

  • Bát đựng: Để chứa các nguyên liệu đã sơ chế.

6.2. Sơ chế nguyên liệu

  • B1: Rửa sạch cà rốt với nước muối loãng 2 - 3 lần, để loại bọ vi khuẩn và bụi bẩn.

  • B2: Gọt, bào vỏ cà rốt và cắt thành từng ngắn dài khoảng 2 cm.

  • B3: Cắt làm 4, sau đó hạt lựu ra khỏi vỏ và mang trắng.

Sơ chế cà rốt và lựu để làm nước ép cà rốt mix lựu
Sơ chế cà rốt và lựu để làm nước ép cà rốt mix lựu

6.3. Ép cà rốt và lựu bằng máy ép chậm

  • Khởi động máy ép, cho máy quay thử khoảng 3 - 5 giây trước khi cho nguyên liệu vào.

  • Lần lượt cho cà rốt và lựu vào ống tiếp nguyên liệu của máy ép.

  • Sử dụng thanh đẩy để đẩy nguyên liệu.

6.4. Thưởng thức nước ép

  • Rót nước ép ra ly thủy tinh đã chuẩn bị trước đó.

  • Khuấy đều nước ép trước khi uống để cảm nhận rõ rệt được hương vị kết hợp giữa cà rốt và lựu.

  • Tùy theo sở thích và nhu cầu:

    • Có thể bỏ thêm một ít đá viên để tăng thêm độ thanh mát.

    • Cho thêm đường hoặc mật ong để thêm độ ngon ngọt.

    • Cho thêm 100 - 200ml nếu muốn giảm độ đặc của nước ép.

>>> Nếu bạn là một tin đồ của nước ép lựu, có thể tham khảo bài viết "3 cách làm nước ép lựu bằng máy ép chậm đơn giản, dễ làm tại nhà" tại website của SUNHOUSE.

8. Các lưu ý khi làm nước ép cà rốt bằng máy ép chậm

Khi ép cà rốt bằng máy ép chậm, bạn cần lưu ý một số điều dưới đây để giúp quá trình ép diễn ra suôn sẻ, cho ra nước ép thơm ngon nhất:

  1. Khi sơ chế cà rốt, nên cắt cà rốt thành các khúc nhỏ khoảng 3 - 4cm để dễ ép, hạn chế cà rốt bị kẹt ở ống tiếp và lưỡi dao.

  2. Cho lượng cà rốt vừa đủ vào máy ép chậm, không nên nhồi nhét quá nhiều cà rốt trong 1 lần bởi cà rốt là thực phẩm cứng, có thể làm kẹt máy và hỏng motor. 

  3. Chỉ sử dụng thanh đẩy để đẩy cà rốt xuống khoang ép, không nên cho các vật dụng khác như đũa, thìa, muỗng vào máy ép khi máy đang hoạt động.

  4. Nên thêm vào một ít nước lọc và các loại thực phẩm mềm khác để quá trình ép diễn ra mượt mà, tránh cà rốt bị kẹt trong máy. 

  5. Thời gian khuyến khích sử dụng máy ép chậm để ép cà rốt tối đa là 10 phút, không để máy làm việc quá tải, liên tục trong 20 phút vì có thể làm hỏng động cơ và gây chập cháy.

  6. Vệ sinh máy ép chậm sau mỗi lần sử dụng để đảm bảo máy ép hoạt động hiệu quả trong các lần tiếp theo. 

Một số lưu ý khi làm nước ép cà rốt bằng máy ép chậm

Một số lưu ý khi làm nước ép cà rốt bằng máy ép chậm

Bên cạnh đó, ổi là một loại quả được rất nhiều người yêu thích bởi vì nó giúp tăng cường hệ miễn dịch, hỗ trợ quá trình trao đổi chất, làm đẹp da, cải thiện thị lực và giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư. Do đó, SUNHOUSE cũng sẽ chỉ bạn ép ổi bằng máy ép chậm, nguyên chất 100%, nước ép mịn và không gợn cặn, không lẫn bã cho gia đình mình.

Hiện nay, máy ép chậm SUNHOUSE được trang bị bộ lọc mới, có thể ép đa dạng các loại trái cây, rau củ. Để biết chi tiết hơn về máy ép chậm của SUNHOUSE, bạn có thể tham khảo video sau đây: 


Máy ép chậm giữ tối đa hương vị và các chất dinh dưỡng

9. 10 tác dụng của nước ép cà rốt đối với sức khỏe

Nước ép cà rốt không chỉ là một thức uống ngon miệng mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe đáng kể, dưới đây là 10 tác dụng của nước ép cà rốt đối với người dùng:
  • Cung cấp Vitamin A: Nước ép cà rốt rất giàu beta-carotene, một chất chống oxy hóa mà cơ thể chuyển hóa thành vitamin A. Vitamin A cần thiết cho sức khỏe mắt, làn da và hệ thống miễn dịch.

  • Cải thiện thị lực: Beta-carotene trong cà rốt giúp cải thiện thị lực và ngăn ngừa các vấn đề về mắt như thoái hóa điểm vàng và đục thủy tinh thể.

  • Tăng cường hệ miễn dịch: Vitamin C và các chất chống oxy hóa trong nước ép cà rốt giúp tăng cường hệ thống miễn dịch, bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh nhiễm trùng và viêm nhiễm.

  • Cải thiện làn da: Các chất chống oxy hóa trong cà rốt giúp làm chậm quá trình lão hóa da, làm cho da trở nên sáng và khỏe mạnh hơn.

  • Hỗ trợ tiêu hóa: Nước ép cà rốt chứa nhiều chất xơ, giúp cải thiện quá trình tiêu hóa và ngăn ngừa táo bón.

  • Tốt cho tim mạch: Các chất dinh dưỡng trong nước ép cà rốt như kali và chất chống oxy hóa giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch bằng cách giảm huyết áp và mức cholesterol.

  • Giảm nguy cơ ung thư: Một số nghiên cứu cho thấy, các chất chống oxy hóa và phytochemical trong cà rốt có thể giúp giảm nguy cơ một số loại ung thư, đặc biệt là ung thư phổi và ung thư da.

  • Kiểm soát lượng đường trong máu: Nước ép cà rốt có chỉ số glycemic thấp, giúp kiểm soát lượng đường trong máu, thích hợp cho người bị tiểu đường.

  • Giảm viêm: Các chất chống oxy hóa trong cà rốt có tác dụng chống viêm, giúp giảm viêm và đau trong các bệnh như viêm khớp.

  • Giảm cân: Nước ép cà rốt ít calo và nhiều chất xơ, giúp cảm giác no lâu hơn và hỗ trợ quá trình giảm cân.

Tuy nhiên, cần uống với lượng vừa phải và kết hợp với chế độ ăn uống cân đối để đạt hiệu quả tốt nhất.

Bài viết trên đây, SUNHOUSE đã hướng dẫn bạn 7 cách làm nước ép cà rốt bằng máy ép chậm đơn giản, nhanh chóng, cho ra nước ép đậm vị, nguyên chất 100%. Mong rằng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn chế biến được nước ép cà rốt thơm ngon, dinh dưỡng, giải nhiệt cho cả gia đình. Nếu muốn tham khảo và đặt mua máy ép chậm SUNHOUSE, hãy để lại bình luận bên dưới để SUNHOUSE cùng biết nhé!

 
Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Chỉ với vài thao tác đơn giản, bạn đã có thể tự làm ra những ly ép lựu thơm ngon ngay tại nhà, khi thực hiện theo 3 cách làm nước ép lựu bằng máy ép chậm này
Chi tiết
Các loại máy ép chậm vô cùng đa dạng, được phân loại dựa trên các tiêu chí như thiết kế trục ép, dung tích bình chứa, theo công suất và theo tính năng.
Chi tiết
Hiện nay, các dòng máy ép chậm cả quả thường có thiết kế ống tiếp nguyên liệu lớn, được trang bị bộ lọc thông minh, tính năng an toàn và công suất hoạt động khoảng từ 150W trở lên. Nếu bạn đang tìm kiếm các mẫu máy ép chậm giúp ép được cả quả, không cần cắt nhỏ nguyên liệu trước khi ép thì hãy tham khảo ngay bài viết sau đây cùng SUNHOUSE nhé!
Chi tiết
1800 6680
Top