Bí quyết - Mẹo vặt

4 Bước tháo nồi chiên không dầu đơn giản để vệ sinh hiệu quả

16/10/2023 - 09:20 AM

Trung bình khoảng 2 - 3 tháng bạn cần tháo các bộ phận của nồi chiên không dầu ra để vệ sinh. Bởi nồi chiên sử dụng lâu ngày các vết bẩn cứng đầu có thể gây ảnh hưởng đến chất lượng món ăn trong quá trình nấu. SUNHOUSE sẽ chỉ cho bạn cách tháo nồi chiên không dầu vệ sinh đơn giản với 4 bước nhanh chóng - chính xác. Đừng bỏ lỡ bạn nhé!

Trước khi thực hiện vệ sinh nồi chiên không dầu, bạn cần nắm rõ nguyên lý tháo, là tháo các bộ phận lần lượt từ trong ra ngoài. Khi tháo các bộ phận, bạn nên để riêng từng bộ phận tránh nhầm lẫn giữa các bộ phận với nhau sau khi vệ sinh. 

Hướng dẫn nhanh cách tháo nồi chiên không dầu:

  • Bước 1: Ngắt điện thiết bị

  • Bước 2: Tháo khay hứng dầu và vỉ/giỏ chiên

  • Bước 3: Tháo nắp nồi chiên

  • Bước 4: Tháo rời các bộ phận

Đối với bộ phận khay hứng dầu và vỉ/giỏ chiên chị em nội trợ có thể tự tháo tại nhà.

Còn những bộ phận như nắp nồi chiên và các bộ phận bên trong đòi hỏi có kỹ thuật và chuyên môn cao thì chị em nên nhờ chồng/người thân,... hoặc mang ra cửa hàng chuyên sửa đồ điện gia dụng để nhờ họ tháo và vệ sinh giúp những bộ phận này.

1. Bước 1: Ngắt điện thiết bị 

Để đảm bảo an toàn trong quá trình tháo nồi chiên không dầu, bạn cần ngắt điện thiết bị trước khi tiến hành tháo các bộ phận. Các thao tác ngắt điện, cụ thể như sau: 

  • Bước 1: Kiểm tra chắc chắn nồi chiên hiện đang không hoạt động.

  • Bước 2: Ngắt nguồn điện của ổ điện đang cắm phích cắm. Việc làm này giúp đảm bảo không làm phát sinh các tia lửa điện trong khi cắm/rút phích điện vào/ra ổ cắm, bảo vệ an toàn cho người dùng khi sử dụng các thiết bị dùng điện.

  • Bước 3: Rút phích cắm của nồi ra khỏi ổ điện. Khi rút phích cắm ra khỏi ổ điện, bạn nên chú ý lau khô tay, không nắm phần dây điện mà nắm phần đầu phích cắm thật chắc chắn rồi rút nhanh ra khỏi ổ điện.

    Bởi nếu nắm dây điện để rút phích cắm ra, hành động này có thể dễ làm đứt dây điện, hỏng phích cắm và không đảm bảo an toàn cho bạn.

Rút phích cắm của nồi chiên không dầu ra khỏi ổ điện

Trước khi vệ sinh nồi chiên không dầu cần rút phích cắm ra khỏi ổ điện

2. Bước 2: Tháo khay hứng dầu và vỉ/giỏ chiên 

Khi tháo nồi chiên không dầu, bạn cần chú ý khay hứng dầu và vỉ/giỏ chiên vì là những bộ phận tiếp xúc với thực phẩm nhiều nhất. Vì vậy, bạn cần phải tháo khay hứng dầu và vỉ/ giỏ chiên sau mỗi lần sử dụng để vệ sinh nhằm loại bỏ dầu/mỡ dính trên chúng. 

2.1. Tháo khay hứng dầu:

Một tay giữ chặt phần thân của nồi, tay còn lại bạn sử dụng tay cầm của khay hứng dầu sau đó kéo thẳng ra. Bộ đôi khay hứng dầu và vỉ/giỏ chiên đã được tháo ra khỏi nồi.

2.2. Tháo vỉ/giỏ chiên:

  • Đối với vỉ chiên: bạn chỉ cần nhấc vỉ chiên lên và bỏ ra ngoài.

  • Đối với giỏ chiên: tuỳ từng thiết kế của nồi sẽ có nút bấm để tách rời 2 bộ phận này. Sau đó bạn cũng nhấc giỏ chiên ra khỏi khay hứng dầu. 

 Cách tháo vỉ chiên và giỏ chiên ra khỏi khay hứng dầu

 Cách tháo vỉ chiên và giỏ chiên ra khỏi khay hứng dầu

3. Bước 3: Tháo nắp nồi chiên

Tháo nắp nồi chiên giúp bạn kiểm tra các linh kiện cũng như vệ sinh bộ phận bên trong. Tuy nhiên, thao tác này chị em nội trợ không nên thực hiện tại nhà.

Bởi việc này đòi hỏi bạn cần hiểu biết về công nghệ và điện gia dụng, để tránh những rủi ro như hỏng mạch điện, cháy nổ,... Lúc này, bạn có thể thực hiện 1 trong 2 cách sau: 

3.1. Nhờ người thân hoặc hàng xóm

Họ phải là những người có kinh nghiệm, am hiểu về đồ điện gia dụng, đã từng tháo nồi chiên không dầu hoặc tháo/sửa các đồ điện trong nhà. Lúc này, chị em cần nhắc người thực hiện chú ý những điều sau: 

  • Đặt nồi chiên ở một vị trí bằng phẳng như: bàn bếp, dưới sàn nhà để tiến hành tháo 

  • Dùng 1 lực nhẹ để mở phần nắp. 

3.2. Mang ra cửa hàng sửa chữa đồ gia dụng

Nếu không nhờ được người nhà, để đảm bảo an toàn cũng như thiết bị không bị hỏng. 

 Cách tháo vỉ chiên và giỏ chiên ra khỏi khay hứng dầu

Dùng thìa kết hợp cùng tay để tháo nắp nồi chiên không dầu

4. Bước 4: Tháo rời các bộ các phận

Tháo rời các bộ phận trong nồi giúp bạn kiểm tra được chính xác các linh kiện vẫn đang hoạt động, vệ sinh nồi chiên không dầu sạch sẽ từng bộ phận.

Tuy nhiên, thao tác này cũng không khuyến khích chị em nội trợ tự tháo lắp tại nhà. Bởi những linh kiện bên trong rất nhỏ, nếu tháo rất dễ làm rơi, hỏng các linh kiện. 

Nếu ở bước trên, bạn đã nhờ được bạn bè/người thân, bạn nên nhắc người tháo nồi chiên không dầu theo các bước sau:

  • Bước 1: Ngay sau khi tháo nắp nồi, bạn sẽ thấy một phần khung bảo vệ được làm từ thép không gỉ chịu lực. 

  • Bước 2: Để gỡ khung bảo vệ, hãy nắm chặt phần giữa của khung để có độ ổn định tốt. Sau đó, bạn hãy nhấc khung lên một cách thật dứt khoát. Vì phần khung bảo vệ này khá nặng nên bạn hãy nắm thật chắc để không làm rơi khung gây ảnh hưởng đến các linh kiện khác của nồi.

Còn nếu bạn đã mang nồi ra cửa hàng sửa chữa đồ gia dụng, người thợ có yêu cầu tháo rời các bộ phận bên trong thì bạn cần ở tại cửa hàng, chờ đến khi họ tháo các linh kiện, vệ sinh xong và lắp lại hoàn chỉnh rồi mới về để tránh trường hợp thợ tráo đổi linh kiện của nồi. 

Các bộ phận/linh kiện bên trong nắp nồi chiên không dầu

Các bộ phận/linh kiện bên trong nắp nồi chiên không dầu

Gia đình bạn đang phân vân nên mua lò nướng hay nồi chiên không dầu? 2 loại nồi này khác nhau điểm nào? Cùng SUNHOUSE tìm hiểu qua bài viết Khác nhau giữa lò nướng và nồi chiên không dầu đưa ra 7 điểm khác biệt giữa nồi chiên không dầu và lò nướng và ưu, nhược điểm của mỗi loại. Tham khảo ngay nhé!

5. Cách vệ sinh nồi chiên không dầu cho từng bộ phận

Vệ sinh nồi chiên không dầu mỗi bộ phận sẽ có đặc điểm riêng biệt, vì vậy ta cần thực hiện vệ sinh từng bộ của nồi chiên không dầu tránh làm hỏng hoặc trầy xước. Dưới đây là cách vệ sinh từng bộ khi tháo nồi chiên không dầu: 

5.1. Vệ sinh vỏ nồi và nắp nồi

Bạn lấy khăn mềm hoặc miếng vải ẩm, sử dụng lực nhẹ và động tác xoay tròn, lau từ trong ra ngoài giúp loại bỏ bụi bẩn và mùi nhựa bám trên vỏ nồi. Nắp nồi có thể sử dụng ống thổi bụi chuyên dụng để loại bỏ những vết bẩn cứng đầu.

Lưu ý, bạn cần thao tác nhẹ nhàng tránh làm trầy xước sơn, gây mất thẩm mỹ.

Sử dụng khăn mềm, ẩm lau nhẹ từ trong ra ngoài phần thân nồi để loại bỏ bụi bẩn và mùi nhựa mới

Sử dụng khăn mềm, ẩm lau nhẹ từ trong ra ngoài phần thân nồi để loại bỏ bụi bẩn và mùi nhựa mới

5.2. Vệ sinh vỉ chiên và khay hứng dầu

Đây là 2 bộ phận bạn cần thường xuyên vệ sinh nhất. 

  • Bước 1: Pha loãng nước rửa bát với vào một bát nước ấm (khoảng 40 - 50 độ C). 

  • Bước 2: Ngâm vỉ chiên và khay hứng dầu vào trong nước ấm khoảng 15 - 20 phút. 

  • Bước 3: Sử dụng miếng bọt biển, chà nhẹ khu vực khó tiếp cận trên khay hứng dầu và vỉ chiên. Thao tác nhẹ nhàng để tránh gây trầy xước bề mặt. 

  • Bước 4: Tráng lại vỉ chiên và khay hứng dầu để loại bỏ các tạp chất và chất tẩy rửa còn sót lại. 

  • Bước 5: Để ráo hoặc lau khô bằng khăn mềm.

Lưu ý: Tránh sử dụng các loại miếng rửa chén giáp sắt, có thể làm trầy xước bề mặt nồi, đặc biệt đối với vỉ chiên vì nếu lớp chống dính ở vỉ chiên bị xước sẽ ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng thức ăn.

Vệ sinh giỏ chiên và khay hứng dầu bằng dầu rửa bát 

Vệ sinh giỏ chiên và khay hứng dầu bằng dầu rửa bát 

5.3. Vệ sinh mayso và thanh đốt

Phần dây mayso và thanh đốt là những bộ phận chính để vận hành công nghệ Rapid Air của nồi chiên không dầu nên sẽ trực tiếp bị dầu/mỡ của thực phẩm dính lên. Phần dầu mỡ này tích tụ lâu ngày có thể gây cháy nổ hoặc tạo khói khi nấu ăn. 

Tuy nhiên, bạn chỉ nên sử dụng khăn mềm để lau những vết dầu mỡ bắn lên trên đó, chứ không nên tự vệ sinh bằng baking soda hay nước rửa bát,... để tránh gây hỏng nồi hay chập điện. Cách thực hiện: 

  • Bước 1: Tháo khay hứng dầu và vỉ chiên ra khỏi nồi.

  • Bước 2: Lật ngược nồi chiên không dầu.

  • Bước 3: Dùng khăn mềm lau sạch đi những vết bẩn dính trên nồi.

  • Bước 4: Úp ngược nồi chiên không dầu trở về như ban đầu.

  • Bước 5: Chờ khô hoặc lấy khăn khô lau sạch nước.

Còn với những vết dầu mỡ cứng đầu, khó lau sạch bằng khăn mềm, bạn nên mang ra ngoài cửa hàng để vệ sinh. Họ sẽ có dung dịch vệ sinh chuyên dụng giúp bạn loại bỏ những vết bẩn lâu ngày. 

Sử dụng khăn mềm để vệ sinh thanh mayso

Sử dụng khăn mềm để vệ sinh thanh mayso

6. Cách lắp lại nồi chiên không dầu sau khi vệ sinh

Sau khi tháo nồi chiên không dầu và vệ sinh, các bộ phận của nồi đã khô hoàn toàn bạn tiến hành lắp lại nồi chiên không dầu theo 2 bước sau: 

Bước 1: Đóng bộ phận nắp trên của nồi

Dùng một lực vừa phải, ấn nắp theo các khớp răng xung quanh nắp.

Bước 2: Cho vỉ/chiên khay vào lại trong nồi

Bạn tiến hành đặt vỉ/giỏ chiên vào khay hứng dầu rồi sử dụng tay cầm cho lại vào trong nồi. 

Cho khay hứng dầu và vỉ/giỏ chiên vào lại trong nồi

Cho khay hứng dầu và vỉ/giỏ chiên vào lại trong nồi

Tuỳ vào từng bộ phận của nồi sẽ có tần suất tháo và tần suất vệ sinh khác nhau, bạn có thể tham khảo bảng dưới đây: 

Tên bộ phận

Tần suất tháo 

Tần suất vệ sinh

Vỏ nồi 

0 lần 

Hàng ngày

Vỉ chiên / Giỏ chiên

1 - 2 lần/ngày, tuỳ vào tần suất nấu

1 - 2 lần/ngày, tuỳ vào tuần suất nấu

Dây mayso

0 lần

2 - 3 tháng

Như vậy, bài viết trên đã hướng dẫn bạn 4 bước tháo nồi chiên không dầu siêu đơn giản để vệ sinh hiệu nồi chiên hiệu quả tại nhà. Bạn cần lưu ý, những bộ phận quan trọng như nắp nồi hay các linh kiện bên trong thì không nên tự ý tháo ở nhà, hãy mang ra cửa hàng chuyên sửa đồ điện gia dụng nếu cần vệ sinh. 

Nếu vẫn còn thắc mắc khi sử dụng nồi chiên không dầu cần giải đáp bạn có thể để lại bình luận dưới bài viết để được tư vấn và giải đáp nhé!

Xem thêm:

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Rapid Air là một trong những công nghệ nồi chiên không dầu phổ biến nhất được ứng dụng rộng rãi trong sản phẩm của SUNHOUSE và nhiều thương hiệu nổi tiếng khác
Chi tiết
Nhiều người vẫn đang băn khoăn không biết có nên dùng giấy bạc trong nồi chiên không dầu không? Câu trả lời là CÓ. Bởi giấy bạc đã trở thành sự lựa chọn phổ biến trong các món hấp, nướng với tính tiện lợi và giá thành rẻ.
Chi tiết
Trong quá trình nấu ăn, các nội trợ nên chú ý những vật dụng cho vào nồi chiên không dầu để đảm bảo tính an toàn, đồng thời giúp món ăn được chế biến ngon hơn
Chi tiết
1800 6680
Top