Tư vấn mua Nồi cơm điện

Cách sửa nồi cơm điện tử gặp 8 lỗi phổ biến chuẩn chuyên gia

03/12/2023 - 08:41 PM

Đôi khi trong quá trình sử dụng, nồi cơm điện tử của bạn sẽ gặp trục trặc. Khi đó bạn nên liên hệ với trung tâm bảo hành sản phẩm để được bảo hành đúng theo quy trình của hãng. Nhưng nếu có chuyên môn, bạn có thể tự khắc phục tại nhà dễ dàng. Trong bài viết dưới đây, SUNHOUSE sẽ gợi ý tới bạn một số cách sửa nồi cơm điện tử nhanh chóng, dễ thực hiện.

Sau 1 thời gian dài sử dụng, nồi cơm điện tử của bạn có thể gặp một số lỗi gây bất tiện trong nấu nướng 

Sau 1 thời gian dài sử dụng, nồi cơm điện tử của bạn có thể gặp một số lỗi gây bất tiện trong nấu nướng 

1. Cách sửa đèn hiển thị không sáng 

Đèn hiển thị trên màn hình nồi cơm điện tử không sáng là tình trạng khi cắm điện vào và nhấn nút Bắt đầu/Start nhưng màn hình hiển thị hoặc các nút bấm không báo đỏ. Dưới đây là 2 nguyên nhân chính và cách sửa nồi cơm điện tử khi đèn không sáng bạn có thể áp dụng:

1.1. Chưa kết nối đúng với nguồn điện

  • Nguyên nhân: Nồi cơm điện tử là thiết bị sử dụng điện năng để vận hành. Nếu bạn sơ xuất cắm phích cắm bị lỏng thì nồi cơm điện không được cấp điện. Điều này dẫn đến tình trạng đèn điện tử không sáng.

  • Cách xử lý: Bạn hãy dùng bút điện để kiểm tra phần ổ điện có điện hay không. Nếu bút điện sáng có nghĩa ổ vẫn có điện, hãy lau khô phần phích cắm nồi cơm điện và cắm lại. Nếu bút điện không sáng có nghĩa ổ không có điện, hãy liên hệ với thợ điện để kiểm tra và sửa chữa lại ổ điện nhà bạn.

Hãy kiểm tra lại ổ điện nhà bạn nếu khi cắm điện mà đèn hiển thị không sáng

Hãy kiểm tra lại ổ điện nhà bạn nếu khi cắm điện mà đèn hiển thị không sáng

1.2. Do sự cố mạch điện

  • Nguyên nhân: Nồi cơm điện tử cần nhận mạch điện ổn định để làm sáng đèn trên bảng điện tử. Khi mạch điện bên trong nồi cơm bị hỏng hoặc dây điện nồi cơm bị đứt, bảng điện tử không được cấp điện dẫn đến hiện tượng đèn hiển thị không phát sáng.

  • Cách xử lý: Cách sửa nồi cơm điện tử gặp lỗi này là kiểm tra phần dây điện có bị đứt hoặc hở hay không. Nếu dây điện bị đứt hở hoặc mạch điện bên trong gặp trục trặc, hãy liên hệ đến trung tâm bảo hành để được hỗ trợ sửa chữa nhanh chóng nhất.

2. Cách sửa mâm nhiệt nồi cơm điện tử không nóng

Bạn đã sử dụng đúng nguồn điện, cắm ổ điện chắc chắn nhưng mâm nhiệt trong nồi cơm điện tử không nóng. Lý do có thể từ 3 nguyên nhân dưới đây:

2.1. Do sự cố mạch điện

  • Nguyên nhân: Bộ phận mạch điện có vai trò truyền dẫn tín hiệu từ con chip điện tử theo chương trình nấu cài đặt sẵn để điều khiển nhiệt độ nấu tới mâm nhiệt. Mâm nhiệt không nóng có thể nguyên nhân từ mạch điện gặp vấn đề như bị đứt, hở dẫn đến tình trạng mâm nhiệt không được làm nóng.

  • Cách xử lý: Bạn cần đem đến cơ sở bào hành chính hãng để kiểm tra và sửa chữa lại mạch điện.

Bạn cần đem sửa mạch điện bên trong nồi cơm điện nếu mâm nhiệt không nóng

Bạn cần đem sửa mạch điện bên trong nồi cơm điện nếu mâm nhiệt không nóng

2.2. Do cầu chì bị cháy

  • Nguyên nhân: Sau một thời gian dài sử dụng, cầu chì của nồi cơm điện có thể bị cháy/nổ do công suất sử dụng vượt quá giới hạn chịu đựng của cầu chì. Đây là nguyên nhân khá phổ biến ở những dòng nồi điện tử cũ, đã qua sử dụng hoặc sản phẩm là hàng nhái, kém chất lượng.

  • Cách xử lý: Cách sửa nồi cơm điện tử tốt nhất trong trường hợp này là  liên hệ với bộ phận kỹ thuật hoặc mang nồi cơm đến cửa hàng sửa chữa uy tín để thay cầu chì mới.

Cầu chì bị cháy là một trong những nguyên nhân khiến mâm nhiệt không nóng

Cầu chì bị cháy là một trong những nguyên nhân khiến mâm nhiệt không nóng

2.3. Do sự cố mâm nhiệt

  • Nguyên nhân: Mâm nhiệt được đặt dưới lõi nồi cơm để truyền nhiệt nấu chín cơm. Khi mâm nhiệt hỏng hoặc bị vật cản trở như nước, cặn bẩn,... thì lõi nồi cơm không được truyền nhiệt để tiến hành quá trình nấu cơm.

  • Cách xử lý: Bạn nhấc phần lõi nồi cơm ra để kiểm tra, nếu phần mâm nhiệt có nước hay bụi bẩn hãy vệ sinh sạch sẽ trên bề mặt trước khi nấu cơm. Sau khi vệ sinh mà mâm nhiệt vẫn không được làm nóng, bạn cần đem đến các cơ sở sửa chữa uy tín hoặc địa điểm bảo hành chính hãng để sửa chữa, thay mới mâm nhiệt cho nồi cơm điện tử.

Dưới đáy nồi cơm điện đọng nước, cặn bẩn cản trở mâm nhiệt truyền nhiệt và khiến mâm nhiệt hỏng

Dưới đáy nồi cơm điện đọng nước, cặn bẩn cản trở mâm nhiệt truyền nhiệt và khiến mâm nhiệt hỏng

3. Cách sửa đèn hiển thị sáng - mâm nhiệt không nóng

Nếu bạn cắm điện cho nồi cơm, đèn hiển thị vẫn sáng và điều khiển như bình thường nhưng sau 1 thời gian tiến hành nấu, nồi cơm không có dấu hiệu bốc hơi nước, mâm nhiệt không nóng. Nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng trên như sau:

3.1. Do sự cố mạch điện

  • Nguyên nhân: Mạch điện tử của nồi cơm hỗ trợ điều khiển nhiệt độ truyền đến mâm nhiệt dựa trên tín hiệu của con chip thông minh. Nếu mạch điện tử bị hỏng, gặp sự cố khiến mâm nhiệt không được cấp nhiệt theo điều lệnh từ chip điện tử và không được làm nóng.

  • Cách xử lý: Cách sửa nồi cơm điện tử trong trường hợp này là đem nồi cơm điện tử đến các cơ sở đại lý chính hãng để bảo hành, sửa chữa.

3.2. Do sự cố mâm nhiệt

  • Nguyên nhân: Lòng nồi cơm được làm nóng để nấu chín cơm là từ mâm nhiệt truyền nhiệt lên. Người dùng thường vô tình để nước, cặn bẩn đọng lại dưới mâm nhiệt khiến mâm nhiệt hỏng và gây cản trở cho việc truyền nhiệt từ mâm nhiệt lên lòng nồi.

  • Cách xử lý: Để khắc phục sự cố mâm nhiệt, bạn hãy đem nồi cơm đến cơ sở sửa chữa, bảo hành uy tín và sửa chữa. Ngoài ra cần chú ý vệ sinh sạch sẽ nồi cơm điện, chú ý lau sạch đáy lòng nồi cơm điện trước khi đưa vào nồi nấu cơm để tránh bụi bẩn và nước đọng lại.

Bạn cần lưu ý lau khô lõi nồi cơm trước khi nấu để không xảy ra tình trạng mâm nhiệt không nóng

Bạn cần lưu ý lau khô lõi nồi cơm trước khi nấu để không xảy ra tình trạng mâm nhiệt không nóng

4. Cách sửa nồi cơm điện tử nấu bị sống

Đôi khi bạn gặp tình trạng nồi cơm điện tử nấu cơm bị sống dù đã cung cấp điện cho nồi. Điều này có thể do bạn sử dụng không đúng cách hoặc các bộ phận của nồi cơm điện gặp vấn đề. Dưới đây là 1 số nguyên nhân cũng như cách sửa nồi cơm điện tử tương ứng:

Nguyên nhân

Cách xử lý

Lượng nước trong nồi quá ít hoặc quá nhiều

  • Tham khảo thông tin từ người bán hoặc bao bì hướng dẫn sử dụng để đong tỷ lệ gạo - nước cho chính xác. 

  • Chọn nồi cơm điện tử có công nghệ Fuzzy Logic để nấu cơm.

Lượng gạo nhiều hơn dung tích nồi

Điều chỉnh lượng gạo để nấu cơm sao cho phù hợp với dung tích nồi hoặc chọn dòng nồi cơm điện có dung tích phù hợp với nhu cầu ăn.

Lòng nồi đặt chưa đúng vị trí

Sử dụng 2 tay để đặt lòng nồi vào nồi cơm để tránh lòng nồi bị lệch.

Có dị vật ngăn cách giữa lòng nồi và mâm nhiệt 

Dùng khăn khô/chổi loại bỏ hết bụi bẩn, nước đọng lại dưới mâm nhiệt.

Lòng nồi bị biến dạng do sử dụng sai cách

Mua lòng nồi thay thế khác tại các cơ sở, đại lý phân phối chính hãng.

Do sự cố mạch điện

Mang nồi cơm điện tử đến trung tâm bảo hành chính hãng để sửa chữa, thay mới nếu cần.

Do sự cố cảm biến 

Trên đây là những nguyên nhân và cách xử lý đơn giản cho tình trạng cơm điện tử nấu cơm bị sống. Nếu bạn cần hướng dẫn cụ thể hơn về cách xử lý trong trường hợp này, hãy tham khảo bài viết 8 cách khắc phục nồi cơm điện nấu bị sống siêu đơn giản.

5. Cách sửa nồi cơm điện tử khi cơm bị khê

Tình trạng cơm bị khê có thể xảy ra với nồi cơm điện tử do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là các lý do cụ thể cũng như cách khắc phục tương ứng:

  • Lòng nồi chưa đặt đúng vị trí - bị trống phần dưới

Khi đặt 1 tay hoặc đặt lòng nồi quá mạnh vào nồi cơm khiến lòng nồi bị lệch. Khi phần đáy không tiếp xúc toàn bộ với mâm nhiệt khiến cho nồi cơm chín 1 phần và khê một số vị trí được tiếp xúc với mâm nhiệt. Bạn cần dùng 2 tay đặt nhẹ nhàng lòng nồi để khớp với nồi cơm điện giúp phần đáy tiếp xúc toàn bộ với mâm nhiệt.

  • Lòng nồi bị biến dạng

Có thể do trong quá trình sử dụng, lòng nồi bị va đập nhiều nên bị biến dạng. Từ đó, mâm nhiệt không truyền nhiệt đều lên lòng nồi như trước khiến cơm bị khê một số vị trí dưới đáy nồi. Hãy mua  lòng nồi mới để thay thế tại các cửa hàng, đại lý chính hãng để được tư vấn cũng như chọn sản phẩm uy tín.

  • Do sự cố mạch điện

Mạch điện bị vỡ, chập điện, hỏng nên không thể thực hiện phát tín hiệu đúng như theo con chip điện tử. Mạch điện có thể phát tín hiệu khiến mâm nhiệt liên tục tuyền nhiệt độ cao và làm cơm bên trong bị khê. Với sự cố này, bạn nên đem nồi cơm tới các đơn vị sửa chữa uy tín để bảo hành.

  • Do sự cố cảm biến

Cảm biến nhiệt bị sai hoặc gặp trục trặc khiến nhiệt độ truyền đến lòng nồi cơm tăng cao liên tục trong thời gian dài. Điều này khiến cơm trong nồi bị khê và không còn hấp dẫn. Bạn nên đem nồi cơm điện tử đi sửa ở các đơn vị, đại lý chính hãng.

Cơm khi nấu bằng nồi cơm điện tử bị khê do nhiều nguyên nhân 

Cơm khi nấu bằng nồi cơm điện tử bị khê do nhiều nguyên nhân 

6. Cách sửa nồi cơm điện tử tự chuyển trạng thái giữ ấm khi cơm chưa chín

Hiện tượng nồi cơm chuyển chế độ sớm trong khi cơm chưa chín cũng xảy ra với một số sản phẩm nồi cơm điện tử. Điều này khiến cơm trong nồi còn sống và khi nấu chín lại thì cơm không còn ngon như ban đầu. Bạn có thể hiểu 3 nguyên nhân dưới đây là áp dụng các cách xử lý phù hợp như:

6.1. Chưa đặt lòng nồi vào 

  • Nguyên nhân: Nếu bạn sơ xuất chưa đặt lòng nồi vào nhưng vẫn bấm nút điều chỉnh chế độ nấu. Nồi cơm có thể vẫn làm nóng như thường trong khoảng thời gian ngắn. Đến khi cảm biến nhiệt độ phát hiện không có gạo, không có hơi nước bốc lên thì sẽ chuyển nồi sang trạng thái Giữ Ấm/Keep Warm.

  • Cách xử lý: Hãy rút phích cắm, ngắt điện nguồn và để nồi cơm nguội hoàn toàn. Sau đó đặt lòng nồi cơm vào và sử dụng như bình thường. Bạn có thể lưu ý dán thêm giấy nhắc nhở đặt lòng nồi vào nồi cơm điện để không xảy ra trường hợp này. 

6.2. Chưa cho nước vào lòng nồi

  • Nguyên nhân: Tương tự như việc chưa đặt lòng nồi vào, nồi cơm sẽ tự động chuyển sang chế độ Giữ Ấm/Keep Warm nếu cảm biến nhiệt không nhận thấy được nước và gạo trong nồi đang sôi.

  • Cách xử lý: Hãy ngắt điện nồi cơm, để nguội hoàn toàn. Bạn đong nước phù hợp với lượng gạo và tiếp tục nấu cơm. 

Nếu bạn chỉ cho gạo mà chưa đong nước vào nồi cơm thì nồi cơm sẽ tự động chuyển trạng thái Giữ ấm/Keep Warm

Nếu bạn chỉ cho gạo mà chưa đong nước vào nồi cơm thì nồi cơm sẽ tự động chuyển trạng thái Giữ ấm/Keep Warm

6.3. Lòng nồi chưa đặt đúng vị trí - bị trống phần dưới 

  • Nguyên nhân: Bạn sử dụng 1 tay hoặc đặt lòng nồi quá mạnh tay vào nồi cơm điện tử khiến nồi bị lệch vị trí. Khi lòng nồi cơm bị trống phần dưới có thể khiến cho đáy nồi không tiếp nhận đủ lượng nhiệt từ mâm nhiệt như chương trình nấu có sẵn. Từ đó, cơm trong nồi chưa chín nhưng nhiệt độ trong nồi vẫn giảm và chuyển chế độ Keep Warm/Giữ Ấm.

  • Cách xử lý: Tương tự như trên, bạn ngắt điện nồi cơm và để nguội hoàn toàn. Hãy điều chỉnh lại lòng nồi sao cho khớp và tiếp tục nấu.

Lưu ý dùng 2 tay đặt lòng nồi vào nồi cơm để tránh nồi bị lệch khiến cơm không chín

Lưu ý dùng 2 tay đặt lòng nồi vào nồi cơm để tránh nồi bị lệch khiến cơm không chín

7.  Cách sửa nồi cơm điện tử khi nấu cháo bị trào ra ngoài

Phần lớn người dùng hiện nay sử dụng nồi cơm điện tử để nấu cháo và không tránh khỏi tình trạng cháo bị trào ra ngoài. 

  • Nguyên nhân: Do lượng nấu nhiều hơn so với dung tích nồi. Khi lượng nước và gạo nấu quá nhiều thì khi sôi, hơi nước bốc lên kèm theo lượng nước nhất định trong nồi khiến cháo bị trào ra ngoài. Việc này gây bất tiện cho người sử dụng và lâu dài có thể khiến nồi cơm điện bị hỏng.

  • Cách xử lý: Bạn cần tham khảo lượng nước và gạo để nấu cháo sao cho phù hợp với dung tích của nồi. Nếu nhu cầu ăn cao hơn thì hãy nấu nhiều lần hoặc mua nồi cơm điện tử mới với dung tích lớn hơn.

8.  Cách sửa nồi cơm điện tử khi nồi hiển thị nhấp nháy mã E1, E2, E3, E4, E5 

Khi bạn cắm điện nồi cơm điện tử nhưng màn hình hiển thị lại hiện các mã số E1, E2, E3, E4, E5 là đan thông báo nồi cơm gặp trục trặc và gặp sự cố về mạch điện bên trong. 

  • Nguyên nhân: Mạch điện bên trong có tác dụng truyền dẫn lượng điện đều đặn để nồi cơm hoạt động tốt, nấu chín cơm. Nếu nồi cơm phát hiện lỗi tại một số vị trí khác nhau bên trong nồi sẽ hiện các mã số để báo hiệu bạn cần khắc phục ngay

  • Cách xử lý: Bạn hãy rút phích cắm nồi cơm khỏi ổ điện sau đó cắm lại. Nếu màn hình vẫn hiển thị các mã số như trên thì cần đem tới các cơ sở sửa chữa chính hãng để bảo hành.

Khi nồi cơm điện SUNHOUSE báo lỗi E3, bạn cần đem sản phẩm ra cơ sở chính hãng để bảo hành

Khi nồi cơm điện SUNHOUSE báo lỗi E3, bạn cần đem sản phẩm ra cơ sở chính hãng để bảo hành

Như vậy, SUNHOUSE đã chỉ ra cho bạn 8 lỗi phổ biến thường gặp khi sử dụng nồi cơm điện tử. Hy vọng thông qua bài viết trên đây, bạn có thể hiểu được nguyên nhân cũng như áp dụng cách sửa nồi cơm điện tử tại nhà theo hướng dẫn cụ thể trên đây một cách nhanh chóng và dễ dàng.

Nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào, hãy liên hệ với SUNHOUSE hoặc để lại bình luận dưới đây để được giải đáp sớm nhất!

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Mỗi loại nồi cơm điện tử sẽ có cách thiết kế, sắp xếp các chức năng trong bảng điều khiển khác nhau nên cách sử dụng cũng sẽ khác nhau. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn cách sử dụng nồi cơm điện tử đúng - nhanh - đơn giản chỉ trong 2 phút với các thao tác cơ bản: Chuẩn bị nấu, Chọn Chế độ nấu, Cài đặt Hẹn giờ và Bắt đầu.
Chi tiết
Bài viết sẽ giúp bạn biết được 8 cách giải quyết tình trạng nồi cơm điện không bật được nút nấu cũng như hiểu rõ được nguyên nhân của vấn đề này
Chi tiết
Nồi cơm điện nấu bị sống có thể do những tác nhân bên ngoài hoặc do nồi cơm điện bị hỏng một số bộ phận, bài viết sẽ chỉ ra nguyên nhân, cách xử lý cũng như một số mẹo và lưu ý để tránh tình trạng này
Chi tiết
1800 6680
Top