Món xôi lá dứa là món ăn có hương vị thơm ngon, béo ngậy cùng màu sắc bắt mắt và có cách chế biến khá phức tạp. Bạn có thể tiết kiệm tối đa thời gian, công sức nấu món ăn này bằng nồi cơm điện ngay tại nhà. Tham khảo bài viết dưới đây để biết cách nấu xôi lá dứa bằng nồi cơm điện!
Dưới đây là bảng thành phần để nấu món xôi lá dứa truyền thống bằng nồi cơm điện cho gia đình khoảng 3 - 4 người ăn:
Nguyên liệu |
Định lượng |
Gạo nếp |
300 gam |
Lá dứa |
Khoảng 7 - 8 lá |
Dừa sợi |
50 - 70 gam |
Nước cốt dừa |
150 ml |
Đậu phộng |
100 gam |
Mè rang |
1 - 2 muỗng canh |
Muối |
2 - 3 muỗng cà phê |
Dầu ăn |
1 muỗng cà phê |
Đường |
2 muỗng canh |
Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu món xôi lá dứa truyền thống
Bạn cần lưu ý cách chọn các nguyên liệu dưới đây để món xôi lá dứa ngon hơn:
- Chọn gạo nếp: Nên chọn:
- Gạo nếp cái hoa vàng.
- Hạt gạo căng tròn, bóng mịn, màu sáng và có mùi thơm nhẹ.
- Tránh chọn loại gạo bị vỡ nát nhiều, mùi mốc hoặc hôi.
- Chọn lá dứa ngon: Nên chọn:
- Lá to, dài và có màu xanh đậm và mùi thơm của lá dứa.
- Không nên chọn những lá có vết côn trùng cắn hay màu sắc héo úa.
Chọn dừa sợi: Nên chọn dừa mềm, không bị đứt đoạn, không có mùi hóa chất.
Nguyên liệu quan trọng nhất để nấu món xôi lá dứa là mùi hương và màu xanh từ lá dứa. Hãy làm theo các bước sau đây để món xôi của bạn có hương vị và màu sắc hấp dẫn:
1 - Sơ chế lá dứa
Rửa từng nhánh lá dứa dưới vòi nước sạch, dùng tay hoặc khăn sạch vuốt phần lá để loại bỏ bụi bẩn bám trên bề mặt.
Cắt lá dứa thành từng khúc dài khoảng 2 đốt ngón tay.
2 - Xay lá dứa
Bỏ toàn bộ phần lá dứa vừa cắt khúc vào máy xay.
Thêm khoảng 200ml nước sạch rồi xay nhuyễn lá dứa.
Lọc hỗn hợp lá dứa vừa xay qua rây để lấy phần nước cốt.
Các bước sơ chế lá dứa để món xôi có màu sắc đẹp mắt và hương vị hấp dẫn
1 - Vo gạo nếp: Dùng tay khuấy nhẹ nhàng gạo dưới chậu nước sạch để hết bụi bẩn trong gạo. Lưu ý, bạn không nên chà xát gạo quá mạnh tay khiến gạo mất đi chất dinh dưỡng và xôi không được dẻo mềm, thơm ngon như bạn mong muốn.
Dùng tay vo gạo nhẹ nhàng dưới chậu nước sạch để loại bỏ bụi bẩn
2 - Ngâm gạo nếp:
Để gạo nếp dễ lên màu, bạn có thể tăng lượng lá dứa lên hoặc khi đổ nước cốt lá dứa, bạn nên dùng đũa đảo nhẹ gạo nếp vì phần nước cốt dứa dễ bị lắng đọng xuống làm gạo nếp bị nhạt màu.
Ngâm gạo nếp với nước cốt lá dứa trong khoảng 3 - 4 tiếng để xôi có màu đẹp mắt
Bên cạnh công thức nấu xôi lá dứa, hãy cùng SUNHOUSE tham khảo bài viết hướng dẫn cách nấu xôi dừa bằng nồi cơm điện cho ra một món xôi thơm ngon, trọn vị béo bùi.
Bạn cho gạo vào lòng nồi cơm cùng khoảng:
Gạo nếp sau khi được trộn cùng hỗn hợp nước nấu xôi
Nồi cơm điện tử và nồi cơm điện cơ sẽ có cơ chế khác biệt nên mỗi loại nồi có thao tác nấu khác nhau:
Mỗi loại nồi, mỗi thương hiệu sẽ có cách ký hiệu khác nhau trên bảng điều khiển, không phải loại nồi nào cũng có chế độ nấu xôi riêng. Nồi cơm điện tử có chế độ cảm biến nhiệt thông minh, có thể tự điều chỉnh thời gian nấu theo từng chế độ, giúp xôi nấu bằng nồi cơm điện tử không bị nhão hay lại gạo.
Bấm nút “Tùy chọn/Option” → Chọn tính năng “Nấu chậm/Slow Cook".
Bấm nút “Tùy chọn gạo" → Chọn “Gạo thơm/Fragrant Rice”.
Bấm nút “Khẩu vị/Taste” → Chọn “Dẻo/Chewy” để xôi được mềm dẻo.
Bấm nút “Bắt đầu/Start” để nồi bắt đầu nấu xôi.
Sau khoảng 30 - 45 phút, nồi cơm sẽ phát tín hiệu báo xôi chín bằng tiếng “Tít” và tự động chuyển sang chế độ “Giữ ấm/Keep Warm”.
Nồi cơm điện tử SUNHOUSE có 3 chế độ nấu cho 3 loại gạo khác nhau nên cực tiện lợi
Nồi cơm điện cơ có thao tác đơn giản, dễ hiểu hơn so với nồi cơm điện tử nhưng bạn cần lưu ý thời gian để chuyển chế độ cho xôi chín thấu, nở đều và mềm dẻo. Thao tác nấu xôi lá dứa bằng nồi cơm điện cơ đơn giản hơn:
Nhấn nút gạt về chế độ “Nấu/Cook” để nồi nấu xôi.
Khi nồi chuyển sang chế độ “Ủ ấm/Warm”, để nguyên trong 10 phút, mở nồi và đảo đều xôi.
Nhấn lại nút về chế độ “Nấu/Cook” lần 2 để xôi được nấu chín hoàn toàn. Khác với nồi cơm điện tử, chế độ cảm ứng từ của nồi cơm điện tử giúp làm nóng khắp đáy nồi cho xôi chín hoàn toàn nên không cần đảo xôi khi nấu.
Khoảng 10 - 15 phút sau, nồi tiếp tục chuyển về chế độ “Ủ ấm/Warm” lần 2 thì mở ra kiểm tra xôi. Hạt gạo nở đều, xôi mềm dẻo và không bị sượng là đã hoàn thành.
Khi nấu xôi lá dứa bằng nồi cơm điện cơ cần lưu ý thời gian để chuyển chế độ nấu
Ngoài ra, hãy tham khảo thêm cách nấu xôi cốm khô bằng nồi cơm điện cho ra một món xôi thơm dẻo của cốm cùng với vị béo bùi của đậu xanh nhé!
Trong quá trình đợi xôi chín, để món xôi lá dứa thêm thơm ngon, béo ngậy và đậm vị, bạn có thể làm thêm muối mè để ăn kèm. Chi tiết các bước như sau:
Muối mè giã cùng đậu phộng để rắc lên xôi ăn kèm
Món xôi lá dứa khi nấu xong có màu xanh lá bắt mắt, hương lá lứa hòa quyện với dừa và hương thơm từ gạo nếp tạo nên sức hấp dẫn.
Với món xôi này, bạn nên ăn lúc còn nóng để cảm nhận được hương vị của từng nguyên liệu trong xôi lá dứa: Xôi mềm dẻo, chín đều, hương lá dứa thơm, vị ngọt ngọt béo của dừa, đậu phộng rang.
Món xôi lá dứa sau khi nấu có màu xanh bắt mắt, xôi mềm dẻo thơm ngậy
Dưới đây là một số lưu ý khi nấu xôi lá dứa bằng nồi cơm điện nếu muốn món xôi lá dứa thành công ngay lần đầu tiên:
Ngâm nếp và đậu xanh qua đêm giúp cho các nguyên liệu nở mềm, giúp tiết kiệm thời gian nấu.
Chuẩn bị thêm 1 thìa nước cốt dừa rưới lên bề mặt xôi xôi thơm và ngậy hơn và tạo độ bóng cho hạt nếp.
Không nên mở nắp nồi cơm điện nhiều lần trong quá trình nấu xôi để tránh làm bay hơi.
Rưới thêm thìa nước cốt dừa lên bề mặt xôi sẽ giúp món anh thơm ngon, bóng đẹp
Bạn cũng có thể nấu được món xôi đậu đen một cách dễ dàng bằng nồi cơm điện mà không tốn quá nhiều thời gian. Để nắm được các bước thực hiện, mời bạn tham khảo hướng dẫn nấu xôi đậu đen bằng nồi cơm điện cùng SUNHOUSE nhé!
Món xôi lá dứa được chế biến dễ dàng hơn hẳn khi sử dụng nồi cơm điện. Hy vọng cách nấu xôi lá dứa bằng nồi cơm điện mà SUNHOUSE đã hướng dẫn sẽ giúp bạn thưởng thức món ăn sáng hấp dẫn và đầy dinh dưỡng này cùng gia đình mình.
Hãy để lại bình luận dưới bài viết này nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về cách nấu xôi lá dứa bằng nồi cơm điện tại nhà!