Tư vấn mua Máy lọc nước

3 bước vệ sinh máy lọc nước RO dễ dàng ai cũng thực hiện được

23/11/2023 - 09:07 AM

Bạn đã mua máy lọc nước RO và đang trong quá trình sử dụng nhưng lại chưa biết cách vệ sinh máy lọc như thế nào, bao lâu 1 lần để đảm bảo chất lượng nước đầu ra? Làm thế nào để máy luôn hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn 3 bước vệ sinh máy lọc RO cực “chuẩn chỉnh”, chi tiết và dễ dàng, giúp bạn thực hiện ngay tại nhà. Mời bạn cùng theo dõi! 

Vệ sinh máy lọc RO

Vệ sinh máy lọc RO nhanh chóng, đơn giản chỉ với 3 bước!

1. Lý do nên vệ sinh máy lọc RO định kỳ 6 tháng/lần

Nhà sản xuất và chuyên gia thường khuyến cáo người dùng nên vệ sinh máy lọc RO định kỳ 6 tháng/lần. Bởi việc vệ sinh máy lọc định kỳ mang đến nhiều lợi ích giúp nâng cao trải nghiệm trong quá trình sử dụng. Cụ thể như: 

1.1. Hỗ trợ máy lọc nước hoạt động năng suất hơn:

Vệ sinh máy lọc nước và lõi lọc định kỳ sẽ hạn chế được lượng cặn bẩn tích tụ trong hệ thống lọc. Từ đó, giúp ổn định dòng chảy của nước, cải thiện hiệu suất lọc, giúp máy lọc hoạt động năng suất hơn, cung cấp đủ nguồn nước cho người dùng sử dụng. 

1.2. Tăng tuổi thọ của máy lọc nước:

Máy lọc nước nếu không được vệ sinh định kỳ, các lõi lọc dễ bị tắc nghẽn khiến nước đầu vào đi qua rất chậm hoặc không thể đi qua.

Lúc này, máy bơm và các linh kiện trong máy lọc như van áp thấp/áp cao,.. phải hoạt động hết công suất để đẩy nước qua các lõi lọc đến bình áp. Tình trạng này nếu kéo dài rất dễ gây hỏng máy bơm, hỏng van, hỏng màng lọc, chập cháy,... ảnh hưởng đến tuổi thọ của máy lọc nước.

Do đó, cần vệ sinh định kỳ để máy lọc nước luôn ở trạng thái hoạt động ổn định, gia tăng tuổi thọ cho máy lọc và các linh kiện trong máy. 

Nguồn nước sạch cho gia đình

Vệ sinh máy lọc nước định kỳ sẽ giúp máy luôn hoạt động ổn định, duy trì nguồn nước sạch cho gia đình

1.3. Bảo vệ màng lọc RO: 

Màng lọc RO chủ yếu dùng để lọc sạch các vi khuẩn, ion kim loại,... có kích thước >0,001mm. Người dùng cần vệ sinh máy lọc nước thường xuyên để tránh tình trạng các bộ lọc làm việc kém hiệu quả dẫn đến nước còn nhiều cặn bẩn, tạp chất,... có kích thước lớn khiến màng lọc RO phải hoạt động hết công suất. Điều này sẽ nhanh chóng dẫn đến tình trạng tắc màng lọc RO dù chưa đến hạn thay thế. 

1.4. Tiết kiệm chi phí:

Vệ sinh định kỳ giúp người dùng phát hiện kịp thời các vấn đề trong máy lọc nước để sửa chữa và khắc phục sớm, tiết kiệm chi phí thay phụ kiện mới. Đồng thời, thói quen này còn giúp máy lọc luôn hoạt động với công suất ổn định, giảm tiêu hao điện năng trong quá trình sử dụng. 

1.5. Đảm bảo khả năng lọc bụi bẩn, kim loại nặng: 

Hệ thống lọc của máy lọc sạch thì nước đi qua màng lọc RO sẽ không bám nhiều cặn bẩn trên các lỗ lọc, giúp màng lọc luôn làm việc hết hiệu suất. Từ đó, khả năng lọc bụi bẩn, vi khuẩn và kim loại nặng sẽ được đảm bảo, giúp mang đến cho người dùng nguồn nước sạch khuẩn lên đến 99,99%, an toàn trong quá trình sử dụng. 

Khả năng lọc vi khuẩn đạt chuẩn

Vệ sinh máy lọc nước định kỳ sẽ hạn chế được tình trạng màng lọc RO tắc nghẽn, đảm bảo khả năng lọc vi khuẩn, kim loại nặng luôn đạt chuẩn 

Mời bạn đọc bài viết sơ đồ điện máy lọc nước ro giúp bạn biết được nguyên lý hoạt động và vai trò của từng bộ phận trong máy lọc nước. Qua đó giúp hỗ trợ việc lắp đặt, nối các đường dây dẫn trong máy lọc nước chuẩn chỉnh và dễ dàng hơn.

1.6. Nước sau lọc luôn sạch, chuẩn tinh khiết, bổ sung khoáng chất cho cơ thể:

Vệ sinh máy lọc nước thường xuyên sẽ đảm bảo các cấp lọc trong hệ thống lọc như lọc thô - lọc tinh - lọc bù khoáng, không bị tắc nghẽn, trạng thái hoạt động luôn ở mức tốt nhất.

Trong trường hợp lõi lọc hết hạn cũng dễ dàng phát hiện và thay thế kịp thời giúp mang đến nguồn nước sạch, chuẩn tinh khiết uống tại vòi và bổ sung các khoáng chất tốt cho cơ thể. 

2. 3 bước chuẩn bị vệ sinh máy lọc RO 

Để đảm bảo sự thuận tiện và an toàn trong quá trình vệ sinh máy lọc nước RO, bạn cần lưu ý thực hiện 3 bước chuẩn bị sau: 

2.1. Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu - dụng cụ 

Trước khi thực hiện vệ sinh máy lọc nước, bạn cần chuẩn bị một số dụng cụ cần thiết sau: 

  • 1 chậu nước sạch

  • 1 cái khăn khô sạch hoặc 1 mảnh vải mềm

  • 1 chiếc bàn chải mềm có kích thước nhỏ tương tự bàn chải đánh răng 

  • Dung dịch tẩy rửa chuyên dụng, nếu không có bạn có thể thay bằng giấm hoặc nước muối pha loãng 

Dụng cụ vệ sinh máy lọc nước

Các nguyên liệu và dụng cụ cần chuẩn bị trước khi vệ sinh máy lọc nước RO 

Lưu ý: Không nên dùng các chất tẩy rửa có tác dụng mạnh như dung dịch axit có độ pH >2 và dung dịch kiềm có độ pH >12,... Bởi chúng có thể ăn mòn thân máy, gây ra hiện tượng oxy hóa và làm biến đổi tính chất màng lọc, lõi lọc, ảnh hưởng không nhỏ đến chất lượng nước sau lọc. 

2.2. Bước 2: Khóa van cấp nước

Sau khi chuẩn bị dụng cụ, bạn cần khóa van cấp nước đầu vào và xả hết toàn bộ nước còn trong máy để tránh tình trạng rò rỉ nước trong quá trình vệ sinh gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong máy. 

Khóa van cấp nước

Khóa van cấp nước đầu vào cho máy lọc trước khi vệ sinh để tránh rò rỉ nước gây ảnh hưởng đến các bộ phận khác trong máy 

2.3. Bước 3: Rút phích cắm điện 

Rút phích cắm máy lọc nước ra khỏi nguồn điện để đảm bảo an toàn cho bản thân và thiết bị, không dẫn đến các sự cố chập cháy, giật điện,... khi vệ sinh máy lọc. 

Rút phích cắm điện

Rút phích cắm điện để đảm bảo an toàn cho bản thân và thiết bị khi vệ sinh 

Bạn đang phân vân mua máy lọc nước RO có tốt không? Câu trả lời có trong bài viết dùng máy lọc nước ro có tốt không với 8+ lý do thuyết phục về máy lọc nước RO.

3. 6 bước vệ sinh bên ngoài và bên trong máy lọc RO 

Máy lọc nước có 2 bộ phận chính cần bạn tiến hành vệ sinh đó là: lõi lọc bên trong máy và phần vỏ bên ngoài máy. Trong đó lõi lọc là bộ phận quan trọng nhất, bạn cần lưu ý vệ sinh thật kỹ để đảm bảo mang đến nguồn nước sạch và kéo dài tuổi thọ cho máy. Để vệ sinh máy lọc RO, bạn cần thực hiện theo các bước dưới đây: 

3.1. Bước 1: Tháo các cốc/lõi lọc 

Thông thường, máy lọc nước RO sẽ có từ 8 - 10 lõi lọc, bao gồm: 3 lõi lọc RO, 1 màng lọc RO, 4 - 6 lõi lọc chức năng.

Bạn cần tháo toàn bộ các lõi lọc thô có trong máy bằng cách vặn đầu cốc lọc ngược chiều kim đồng hồ. Sau đó, lấy lõi lọc bên trong cốc ra ngoài. Riêng với màng lọc RO và các lõi lọc chức năng, bạn tháo hết các cút nối ở 2 đầu cốc lọc để lấy cốc lọc ra khỏi hệ thống. 

 

Tháo các cốc lọc

Tháo các cốc lọc ở máy lọc nước RO 

3.2. Bước 2: Vệ sinh bên ngoài máy lọc nước 

Để vệ sinh thân máy, bạn dùng khăn khô mềm lau sạch lớp bụi bẩn bám bên trên bề mặt máy. Nếu có những vết bám cứng, không thể lau bằng khăn khô, bạn có thể dùng 1 chiếc khăn khác và thêm một ít dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để lau sạch.

Đối với vòi nước, bạn tháo vòi ra khỏi máy lọc rồi dùng bàn chải thấm một ít dụng dịch tẩy rửa chuyên dụng cọ kỹ càng bên trong lẫn bên ngoài vòi, sau đó rửa lại với nước sạch. 

Tháo vòi và vệ sinh

Tháo vòi và dùng bàn chải chà sâu vào bên trong lẫn bên ngoài vòi nước để làm sạch bụi bẩn tích tụ trong quá trình sử dụng  

3.3. Bước 3: Vệ sinh xung quanh khu vực lõi lọc

Khu vực lõi lọc là bộ phận được làm bằng nhựa, ở bên trên bộ lọc thô, bao quanh các ống lọc và bình lọc nước. Bạn cần vệ sinh thật kỹ bộ phần này để hạn chế tình trạng bụi bẩn bám xung quanh quanh xâm nhập vào các ống lọc.

Để vệ sinh, khi tháo màng lọc RO và các ống lọc chức năng, bạn cũng thực hiện tháo bộ phận này ra khỏi hệ thống lọc. Sau đó, cho vào chậu nước đã chuẩn bị sẵn, dùng bàn chải và dung dịch chuyên dụng chà rửa thật sạch, để khô ráo rồi lắp lại vào vị trí ban đầu. 

Lõi lọc máy lọc nước

Khu vực lõi lọc trong máy lọc nước RO 

3.4. Bước 4: Vệ sinh các cốc/lõi lọc 

Trước khi đi vào bước vệ sinh chi tiết, bạn cần nắm được các loại lõi lọc có trong máy và vai trò của từng lõi đối với nguồn nước để giúp bạn dễ hình dung và có cách vệ sinh phù hợp hơn: 

Tên lõi  

Hình ảnh

Tính năng 

Lõi lọc số 1 SHA-WFPP5

Lõi số 1

Loại bỏ cặn bẩn, tạp chất, rỉ sét, kim loại nặng,... có kích thước ≥ 5µm trong nguồn nước đầu vào và ngăn chặn các yếu tố vi sinh bên ngoài xâm nhập vào hệ thống lọc. 

Lõi lọc số 3 SHA-WFPP1

Lõi số 3

Lọc sạch tạp chất thô, cặn bẩn, bùn đất, cát,... có kích thước ≥ 1µm và hỗ trợ màng lọc RO hoạt động hiệu quả hơn. 

Lõi lọc số 2 SHA-WFGAC

Lõi số 2

Hấp thụ chất hữu cơ, chất hóa học độc hại, kim loại nặng, clo dư, thuốc trừ sâu,... và khử mùi cho nước. 

Lõi diệt khuẩn Nano Silver SHA-WFSIL

Lõi diệt khuẩn

Khử khuẩn và ngăn chặn tình trạng tái nhiễm khuẩn ở nước sau lọc. 

Lõi hồng ngoại Far Infrared SHA-WFFIN

Lõi hồng ngoại

Hoạt hóa các phân tử nước giúp cho cơ thể dễ hấp thụ hơn. 

Lõi tạo kiềm Alkaline SHA-WFALK

Lõi tạo kiềm

Tạo kiềm tính, trung hòa lượng axit dư, nâng độ pH và bổ sung điện giải cho nước. 

Lõi Bio Ceramic

Lõi Bio

Bổ sung các khoáng chất cần thiết như Canxi, Magie, Sắt, Silic,... và giúp nước có vị ngọt tự nhiên, dễ uống hơn. 

Lõi tạo khoáng Mineral+ SHA-WFMIN

Lõi tạo khoáng

Bổ sung vi lượng và khoáng chất tự nhiên cho nước. 

Lõi tạo vị Carbon SHA-WFCAR

Lõi carbon

Khử mùi và tạo vị ngọt tự nhiên cho nước. 

Lõi điện giải Hydrogen SHA-WFHYD

Lõi điện giải

Phá hủy các gốc tự do có trong nước nhằm ngăn chặn lão hóa da và các bệnh liên quan đến tim mạch. Bổ sung Hydrogen giúp cơ thể hấp thu khoáng chất nhanh chóng, bù nước hiệu quả.  

Tham khảo thêm bài viết Máy lọc nước chảy yếu: 9 cách xử lý ai cũng thực hiện được! để có thêm kinh nghiệm xử lý tình trạng này hiệu quả tại nhà. 

Hệ thống lọc khi vệ sinh sẽ được chia làm 2 phần: lõi lọc thô từ 1 - 3 và lõi lọc chức năng 5 - 8 hoặc 10 (tùy từng máy lọc). Mỗi phần sẽ có cách vệ sinh khác nhau, cụ thể:

3.4.1. Đối với lõi lọc thô:

Các lõi lọc thô là bộ phận xúc với nguồn nước đầu vào đầu tiên nên thường có nhiều cặn bẩn, rong rêu,... có kích thước lớn bám trên lõi. Để vệ sinh, bạn cần thực hiện theo các bước sau

  • Bước 1: Lấy phần lõi lọc bên trong cốc lọc ra bên ngoài và cho cả 2 vào chậu nước đã chuẩn bị ngâm trong vòng 10 - 15 phút để làm mềm các cặn bẩn bên bám trên lõi và cốc lọc.

  • Bước 2: Dùng bàn chải và xà phòng đánh nhẹ lớp cặn bẩn bám xung quanh lõi lọc để chúng bong hết ra. Riêng với lõi lọc GAC than hoạt tính SHRLL2 khi vệ sinh cần xóc than lên cho thoáng và rửa hết mặt than đen. 

  • Bước 3: Lấy tay bịt 1 đầu lõi lọc rồi cho nước vào lắc thật mạnh để cuốn hết cặn bẩn bên trong ra ngoài. 

  • Bước 4: Rửa sạch bên trong và bên ngoài cốc lọc thô bằng xà phòng để loại bỏ hết các vết bẩn có thể xâm nhập vào trong lõi.

  • Bước 5: Tráng lõi lọc và cốc lọc thật nhiều lần với nước ấm để loại bỏ hết mùi xà phòng. Sau đó cho lõi lọc vào cốc lọc và để khô ráo. 

Vệ sinh cốc lọc thô

Sau khi vệ sinh cốc lọc thô cần để thật khô ráo trước khi lắp lại vào hệ thống lọc 

3.4.2. Đối với lọc chức năng: 

Để vệ sinh các lõi tạo khoáng, bạn chỉ cần dùng khăn mềm thấm nước lau thật sạch bụi bám xung quanh là đã có thể sử dụng được. 

3.5. Bước 5: Vệ sinh màng lọc RO 

Màng lọc RO đóng vai trò loại bỏ hoàn toàn cặn bẩn, tạp chất, chất hóa học độc hại, ion kim loại nặng,... có kích thước ≥ 1µm, quyết định độ sạch của nước sau khi lọc. Do đó, để mang đến nguồn nước sạch, chuẩn tinh khiết uống tại vòi, bạn cần lưu ý vệ sinh thật kỹ màng lọc. Thông thường, sẽ có 2 cách vệ sinh màng lọc RO, cụ thể: 

3.5.1. Vệ sinh bằng nước 

Tháo màng lọc ra khỏi ống lọc, sau đó cho phần đầu màng lọc RO vào trong chậu nước, để màng lọc nghiêng sang 1 bên và vừa gõ vừa xoay để làm bong các lớp bẩn bám bên trong ra ngoài. Cần lặp lại quá trình này trong vòng 5 phút để đảm bảo bên trong màng lọc đã được làm sạch. Sau đó, đảo phần đầu còn lại của màng lọc và thực hiện như trên là được. 

Lưu ý: Không nên gõ vào phần cán lọc và gioăng cao su, bởi 2 bộ phận này rất dễ vỡ nếu có ngoại lực tác động. Đồng thời, cũng không nên dùng lực quá mạnh khi gõ lên màng lọc RO tránh trường hợp rách màng lọc, hỏng kết cấu bên trong màng. 

3.5.2. Vệ sinh bằng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng 

Vệ sinh bằng nước chỉ giúp làm sạch bụi bẩn, mảng bám trong màng lọc ở mức cơ bản. Thế nên, để vệ sinh màng lọc RO ở mức tốt nhất, bạn có thể tham khảo cách vệ sinh bằng dung dịch axit hoặc dung dịch kiềm dưới đây:

  • Bước 1: Pha dung dịch axit/kiềm với tỉ lệ phù hợp để đảm bảo không gây hư hỏng màng lọc RO, cụ thể: pha giấm ăn với nước theo tỉ lệ 1:1 hoặc dùng axit (không có gốc clo) có độ pH >2 hoặc pha dung dịch kiềm (bazơ) với nước sao cho độ pH ở ngưỡng >12. Nên kiểm tra thật kỳ lại độ pH trong dung dịch axit/kiềm trước khi vệ sinh để đảm bảo màng lọc RO được làm sạch hiệu quả nhất. 

  • Bước 2: Ngâm màng lọc RO vào dung dịch axit/kiềm đã pha trong vòng 45 - 60 phút để cặn bẩn bong hết ra khỏi màng giúp việc làm sạch dễ dàng hơn.

  • Bước 3: Gõ nhẹ màng lọc RO trên mặt phẳng nghiêng, đồng thời vẩy nhẹ để loại bỏ sạch cặn bẩn.

  • Bước 4: Sục màng lọc RO vào nước để loại bỏ những cặn bẩn còn sót lại trong màng. Cần lặp đi lặp lại quá trình nhiều lần đến khi không còn thấy cặn bẩn trong màng.

  • Bước 5: Lắp lại màng lọc vào ống lọc bằng cách cho phần đầu có 2 gioăng nhỏ vào trước, ấn  nhẹ kết hợp với xoay để màng lọc vào đúng vị trí và tránh làm gioăng bị cuộn lại.  

Lắp màng lọc RO

Để lắp lại màng lọc RO vào ống lọc, cần cho phần đầu có 2 gioăng nhỏ vào trước, vừa ấn vừa xoay để màng lọc vào đúng vị trí. 

Việc vệ sinh lõi lọc chỉ có tác dụng đối với những lõi lọc còn hạn. Thế nên, trong quá trình vệ sinh lõi lọc, bạn cần chú ý đến hạn sử dụng của từng lõi để thực hiện thay thế kịp thời, tránh tình trạng sử dụng lõi lọc quá hạn gây ảnh hưởng đến chất lượng nước. 

3.6. Bước 6: Lắp lại thiết bị

Sau khi lõi lọc, cốc lọc và các bộ phận khác đã khô, bạn tiến hành lắp lại thiết bị theo các bước sau: 

  • Bước 1: Lắp khu vực lõi lọc và các lõi lọc chức năng, màng lọc RO lại vị trí cũ trên hệ thống. Cần đảm bảo nối thật chính xác đường dây dẫn nước đầu vào, đường nước thải và nước tinh khiết. Sau đó, vặn chặt các cút nối ở 2 đầu các lõi lọc và màng lọc RO để tránh tình trạng rò rỉ nước trong quá trình sử dụng. 

  • Bước 2: Lắp các cấp lọc thô theo chiều kim đồng hồ lên hệ thống lọc. Lưu ý không nên xiết cốc lọc quá chặt, cần nới lỏng 1 - 2 ren để không gặp phải tình trạng Air khí khi khởi động máy lọc. 

Lắp cốc lọc thô

Lắp cốc lọc thô, màng lọc RO và lõi lọc chức năng vào vị trí cũ trên hệ thống lọc

4. 2 bước kiểm tra kết quả vệ sinh máy lọc RO 

Khi hoàn thành việc lắp đặt, bạn cần thực hiện kiểm tra lại lần cuối cùng để đảm bảo máy lọc đã được vệ sinh sạch sẽ và hoạt động ổn định: 

4.1. Bước 1: Kiểm tra tổng quan & Lau khô nước 

Cần kiểm tra toàn lại bộ các bộ phận của máy lọc xem đã sạch chưa, có chỗ nào còn bẩn không. Nếu còn bẩn cần thực hiện vệ sinh lại bộ phận đó và dùng khăn khô lau sạch nước còn sót trên hệ thống và để máy lọc khô nước ít nhất 30 phút trước khi cắm điện lại. 

4.2. Bước 2: Cắm điện & Kiểm tra khả năng hoạt động của máy lọc nước 

Sau khi các bộ phận trong máy lọc đã hoàn toàn khô nước, bạn cắm nguồn điện, mở van nước đầu vào, van bình áp cho máy lọc và khởi động lại hệ thống lọc. Nếu trong vòng 15 - 45 phút nước đã bơm đầy bình áp, tự động ngắt và có nước tinh khiết tại vòi thì máy vẫn hoạt động ổn định.

Khởi động máy lọc nước

Các bước khởi động máy lọc nước 

Tuy nhiên, bạn không nên dùng nước này để sử dụng luôn mà nên xả nước thêm từ 1 - 2 lần trong vòng 30 phút như lần đầu sử dụng máy lọc để khử mùi và loại bỏ hoàn toàn bụi bẩn li ti có trong nước. 

Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn “tất tần tật” các bước vệ sinh máy lọc RO chi tiết, đơn giản, giúp bạn luôn có nguồn nước luôn sạch, chuẩn tinh khiết uống tại vòi và đảm bảo an toàn. Hy vọng với những thông tin từ bài viết đã giúp bạn biết cách vệ sinh cho máy lọc nước. Nếu bạn còn thắc mắc nào khác, đừng ngần ngại để lại bình luận bên dưới, SUNHOUSE sẽ giúp bạn giải đáp nhanh chóng nhất! 
 

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Hiện nay, trên thị trường có nhiều thương hiệu máy lọc nước với đa dạng thiết kế, chức năng khiến khách hàng cảm thấy bối rối khi đưa ra quyết định. Bài viết dưới đây đến từ SUNHOUSE sẽ chia với bạn 10 kinh nghiệm mua máy lọc nước giúp nâng cao trải nghiệm người dùng.
Chi tiết
Máy lọc nước không xuống bình chứa là một hiện tượng thường gặp, đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau như: tắc lõi lọc, màng lọc RO bị hỏng, van áp cao bị hỏng, bình áp hết khí nén, bơm máy lọc nước bị hỏng. Để khắc phục tình trạng máy lọc nước không xuống bình chứa, bạn cần xác định chính xác nguyên nhân đến từ đâu sau đó mới tìm cách sửa. Dưới đây, SUNHOUSE đã liệt kê toàn bộ các nguyên nhân kèm theo cách xử lý chi tiết, mời bạn cùng theo dõi. 
Chi tiết
Đang sử dụng máy lọc nước thì máy bỗng dưng xuất hiện tình trạng không cho ra nước lạnh khiến người dùng hoang mang, không biết nguyên nhân do đâu và nên xử lý như thế nào. Bài viết dưới đây, SUNHOUSE sẽ chia sẻ đến bạn 6 nguyên nhân khiến máy lọc nước không lạnh. Đồng thời hướng dẫn bạn phương pháp xử lý đơn giản, nhanh chóng và hiệu quả. Mời bạn cùng theo dõi!
Chi tiết
1800 6680
Top