Tư vấn mua Máy lọc nước

QCVN nước sinh hoạt là gì? Cập nhật quy chuẩn mới nhất

28/02/2024 - 11:38 AM

Nguồn nước sinh hoạt an toàn, đảm bảo sức khỏe là nguồn nước đạt tiêu chuẩn theo quy định của Bộ Y tế. Vậy QCVN nước sinh hoạt hiện nay là gì, bao gồm những gì, thực hiện dựa trên tiêu chí, thông số nào? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn “tất tần tật” thông tin về QCVN nước sinh hoạt hiện nay. Mời bạn cùng theo dõi! 

Tìm hiểu QCVN nước sinh hoạt là gì và cập nhật quy chuẩn mới nhất hiện nay 

1. QCVN nước sinh hoạt là gì? 

QCVN* nước sinh hoạt thực chất là quy chuẩn kỹ thuật quốc qua về chất lượng nước sinh hoạt sử dụng dụng cho các mục định ăn uống, vệ sinh.

Người dùng có thể dựa trên các tiêu chí trong quy chuẩn để xác định chất lượng nguồn nước sinh hoạt mà gia đình đang sử dụng. 

*QCVN cụm từ viết tắt của Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia bao gồm các yêu cầu quản lý và mức giới hạn đặc tính kỹ thuật mà đối tượng trong hoạt động kinh tế - xã hội như hàng hóa, sản phẩm, môi trường,...cần phải thuận theo để đảm bảo an toàn vệ sinh, sức khỏe, quyền lợi cho người dùng sử dụng. 

2. QCVN nước sinh hoạt mới nhất tại Việt Nam do Bộ Y tế ban hành 

QCVN nước sinh hoạt hiện đang được áp dụng ở Việt Nam là quy chuẩn kỹ thuật quốc QCVN 01-1:2018/BYT về chất lượng nước sạch phục vụ cho nhu cầu ăn uống, vệ sinh có hiệu lực từ ngày 14 tháng 12 năm 2018 do:

  • Cục quản lý môi trường y tế biên soạn
  • Bộ Khoa học và Công nghệ thẩm định
  • Vụ Pháp chế trình duyệt
  • Bộ Y tế ban hành kèm theo Thông tư số 41/2018/TT-BYT.

QCVN 01-1:2018/BYT là quy chuẩn mới nhất, thay thế cho 2 quy chuẩn được ban hành từ ngày 17/6/2009 của Bộ trưởng Bộ Y tế trước đó là Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước ăn uống QCVN 01:2009/BYT theo Thông tư số 04/2009/TT-BYT và Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt QCVN 02:2009/BYT theo Thông tư số 05/2009/TT-BYT. 

QCVN 01-1:2018/BYT là quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước sinh hoạt mới nhất hiện nay 

Mặc dù, QCVN 01-1:2018/BYT hiện hành hiện nay nhưng không có nghĩa là các quy chuẩn như QCVN6-1:2010/BYT, QCVN 08 – MT : 2015/BTNMT,... không đảm bảo an toàn. Bởi nước không chỉ dùng cho mục đích sinh hoạt mà còn dùng cho nhiều mục đích khác như uống trực tiếp, sản xuất,.... Thế nên cần có quy chuẩn riêng biệt để đảm bảo an toàn tốt nhất cho người dùng khi sử dụng.

Trong đó:

  • QCVN 08 – MT : 2015/BTNMT, QCVN 09 – MT : 2015/BTNMT dành cho nguồn nước mặt đất như nước sông, mương, khe, rạch,...
  • QCVN6-1:2010/BYT áp dụng cho nguồn nước uống trực tiếp. 

Chẳng hạn như hiện nay các sản phẩm máy lọc nước tại SUNHOUSE đều đang được áp dụng quy chuẩn QCVN6-1:2010/BYT với tiêu chí sau khi qua máy lọc đều đạt quy chuẩn, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho sức khỏe người dùng:

  • Không màu
  • Không mùi
  • Không vị lạ
  • Nồng độ pH
  • Hàm lượng vi, khoáng chất

Quy chuẩn chất lượng nước uống

Bên cạnh QCVN 01-1:2018/BYT còn có quy chuẩn QCVN6-1:2010/BYT về chất lượng nước uống trực tiếp

3. Nội dung của quy chuẩn nước sinh hoạt QCVN 01-1:2018/BYT

Dưới đây là thông tin chi tiết về quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT bao gồm:

  • Đối tượng áp dụng và không áp dụng
  • Thông số chất lượng nước
  • Ngưỡng cho phép
Bạn có thể dựa trên các tiêu chí trên để đánh giá và kiểm tra chất lượng nguồn nước sinh hoạt mà gia đình đang sử dụng. 

3.1. Đối tượng áp dụng & Không áp dụng

Để đảm bảo có cách ứng dụng đúng đắn bạn cần nắm được các đối tượng được áp dụng và không được áp dụng với Quy chuẩn QCVN 01-1:2018/BYT. Cụ thể: 

  • Đối tượng áp dụng: tổ chức, cá nhân thực hiện khai thác, truyền dẫn, sản xuất, buôn bán nước sạch theo hệ thống cấp nước tập trung, cơ quan nhà nước về thanh tra, giám sát chất lượng nước sạch. 

  • Đối tượng không áp dụng: không áp dụng cho nước uống trực tiếp như nước khoáng thiên nhiên, đóng chai, nước được lọc từ máy lọc nước,... hay các loại nước khác không dùng cho mục đích sinh hoạt.    

3.2. Thông số chất lượng nước sạch & ngưỡng cho phép 

Thông số chất lượng nước và ngưỡng cho phép trong QCVN 01-1:2018/BYT đóng vai trò đánh giá nồng độ pH, hàm lượng khoáng chất, vi sinh,.. có trong nguồn nước ở mức phù hợp và đảm bảo an toàn cho cơ thể. 

Nếu khi thực hiện kiểm tra mà hàm lượng các chất có trong nước sinh hoạt vượt các thông số quy định trong quy chuẩn thì chứng tỏ nguồn nước không an toàn, có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe khi sử dụng. Thông số chất lượng nước sinh hoạt sạch thường được chia thành thông số A và B. Cụ thể như sau: 

3.2.1. Bảng thông số nhóm A 

Bảng thống số nhóm A của QCVN 01-1:2018/BYT sẽ bao gồm:

  • 3 chỉ tiêu vi sinh vật:
    • Coliform
    • E.Coli
    • Coliform chịu nhiệt
  • 5 chỉ tiêu cảm quan & vô cơ bắt buộc do bộ Y tế ban hành:
    • Arsenic
    • Clo dư tự do
    • Độ đục
    • Màu sắc, mùi vị
    • Độ pH bắt buộc do bộ Y tế ban hành
Nếu nguồn nước sinh hoạt của gia đình vượt quá mức quy định của Bộ Y tế về từng chỉ tiêu trên có thể gây ra các bệnh về da như mẩn ngứa, khô da, bong tróc,... hoặc các triệu chứng như buồn nôn, chóng mặt, đau đầu,... nếu sử dụng một thời gian dài.
Cụ thể ngưỡng cho phép của từng chỉ tiêu trong bảng thông số A như sau: 

Thông số chất lượng nước sạch

Ngưỡng cho phép 

E.Coli 

<1 CFU/100ML

Coliform

<3 CFU/100ML

Coliform chịu nhiệt

<1 CFU/100ML

Arsenic (As) 

0,01mg/L

Clo dư tự do 

0,2 - 1 mg/L 

Độ đục 

2 NTU 

Màu sắc 

15 NTU

độ pH 

6 - 8,5 

Nguồn nước sinh hoạt

Nếu các chỉ tiêu trong nguồn nước sinh hoạt vượt ngưỡng cho phép của Bộ Y tế  sẽ ảnh hưởng đến người dùng khi sử dụng 

3.2.2. Bảng thông số nhóm B 

Bảng thông số nhóm B của QCVN 01-1:2018/BYT sẽ bao gồm các chỉ tiêu do UBND tỉnh/thành phố ban hành liên quan đến:

  • Vi sinh vật
  • Chất vô cơ, hữu cơ
  • Hóa chất bảo vệ thực vật
  • Hóa chất khử trùng
  • ... 

Thông thường, các chỉ tiêu này sẽ do bộ phận thanh tra của UBND tỉnh/phố thực hiện kiểm và có chọn lọc các thông số đặc thù cần kiểm tra nhằm đảo bảo phù hợp với điều kiện thực tế của địa phương.

Nếu nguồn nước sinh hoạt vượt quá mức chỉ tiêu quy định có thể gây ảnh hưởng trực tiếp đến sức đề kháng, hệ tiêu hóa, nguy cơ gây ung thư,.. cực kỳ nguy hiểm.

Cụ thể ngưỡng cho phép của từng chỉ tiêu như sau: 

Thông số chất lượng nước sạch

Ngưỡng cho phép 

Thông số vi sinh vật 

Tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus)

<1 CFU/ 100ML 

Trực khuẩn mủ xanh (Ps. Aeruginosa)

<1 CFU/ 100ML 

Thông số vô cơ 

Amoni (NH3 và NH4+ tính theo N)   

0,3 mg/L 

Antimon (Sb) 

0,3 mg/L 

Bari (Bs)

0,7 mg/L 

Bor (B) 

0,3 mg/L

Cadmi (Cd)

0,003 mg/L 

Chì (Plumbum)

0,01 mg/L 

Pecmanganat

2 mg/L

Chloride (Cl-)

250 - 300 mg/L 

Chromi (Cr)

0,05 mg/L 

Đồng (Cu) 

1 mg/L 

Độ cứng 

300 mg/L 

Fluor (F)

1,5 mg/L 

Kẽm (Zn)

2 mg/L 

Mangan (Mn)

0,1 mg/L 

Natri (Na)

200 mg/L 

Nhôm (Al)

0,2 mg/L

Nickel (Ni)

0,07 mg/L

Nitrat (NO3 -)

2 mg/L 

Nitrit (NO2 -)

0,05 mg/L 

Sắt (Fe) 

0,3 mg/L 

Seleni (Se)

0,01 mg/L 

Sunphat

250 mg/L 

Sunfua

0,05 mg/L 

Thủy ngân (Hg)

0,001 mg/L 

Tổng chất rắn hòa tan (TDS)

1000 mg/L 

Xyanua (CN- )

0,05 mg/L

Chỉ tiêu quy chuẩn lượng nước

Các chỉ tiêu trong bảng thông số B sẽ do UBND tỉnh/thành phố thực hiện kiểm tra và giám sát 

Ngoài QCVN nước sinh hoạt mới nhất là QCVN 01-1:2018/BYT thì còn có những tiêu chuẩn nước khác như QCVN 02:2009/BYT, QCVN 6-1:2010/BYT,... Tuy các quy chuẩn này không phải mới nhất nhưng vẫn đáp ứng đầy đủ các tiêu chí an toàn cho sức khoẻ người dùng. 

Để tham khảo chi tiết, cụ thể hơn về quy chuẩn nước sinh hoạt và nước uống trực tiếp hiện nay, mời bạn tham khảo thêm bài viết: Tiêu chuẩn nước sinh hoạt.  

Bài viết trên đã cung cấp cho bạn mọi thông tin liên quan đến QCVN nước sinh hoạt. QCVN 01-1:2018/BYT là quy chuẩn mới nhất dành cho nguồn nước sinh hoạt hiện ngay.

Bên cạnh đó còn có các quy chuẩn QCVN 6-1:2010/BYT dành cho nước uống trực tiếp, QCVN 09 – MT : 2015/BTNMT dành cho nguồn nước trên mặt đất hiện nay,...

Nếu bạn còn thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới, SUNHOUSE sẽ giúp bạn giải đáp nhanh chóng nhất! 

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Máy lọc nước âm tủ vẫn có đầy đủ các bộ phận như lõi lọc, bình áp, bơm,... nhưng không có vỏ bảo vệ bên ngoài và được lắp đặt trên một giá nhỏ thay vì đặt trong không gian tủ đứng như máy lọc nước thông thường. Chính vì thế, khi lắp đặt, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ càng kích thước máy lọc nước âm tủ để căn chỉnh được vị trí lắp âm phù hợp nhất. Nếu chưa biết cách thực hiện, đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Chi tiết
Lo ngại tình trạng ô nhiễm nguồn nước hiện nay ảnh hưởng đến sức khỏe nên nhiều gia đình đã chọn sử dụng máy lọc nước vì những quảng cáo về lợi ích vượt trội mà thiết bị này mang lại. Tuy nhiên, bạn vẫn chưa hiểu rõ cơ chế hoạt động cũng như những lợi ích cụ thể nên muốn tìm hiểu thật kỹ xem máy lọc có tốt không, từ đó đưa ra lựa chọn đúng đắn nhất. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn các điểm tốt của máy lọc nước và lưu ý để cần nắm để chọn được loại máy phù hợp. Mời bạn cùng tham khảo!
Chi tiết
Nước qua máy lọc nước RO thường có thể uống trực tiếp được. Để đảm bảo an toàn cho sức khỏe, máy lọc nước RO có thể uống trực tiếp được nếu đáp ứng ĐỦ các 8 điều kiện sau:
Chi tiết
1800 6680
Top