Tư vấn mua Máy ép chậm

Máy ép chậm có ép được mía không? 4 điều phải nhớ khi sử dụng

10/06/2024 - 01:17 PM

Máy ép chậm có ép được mía không” chắc hẳn là thắc mắc của rất nhiều người, đặc biệt là các chị em nội trợ. Vậy câu trả lời là thế nào, SUNHOUSE sẽ giải đáp chi tiết về vấn đề này và chia sẻ một vài lưu ý khi sử dụng máy ép chậm nhé!

1. Máy ép chậm có ép được mía không?

Bạn hoàn toàn có thể sử dụng máy ép chậm để ép mía. Vì nguyên lý hoạt động của máy ép chậm là sử dụng lực từ trục ép và dao cắt để ép các loại trái cây, rau củ, khi cho nguyên liệu vào, nước ép sẽ được chảy xuống lưới lọc và bã sẽ được đẩy ra ngoài.

Tuy nhiên, vì mía có nhiều xơ và khá cứng nên các nhà sản xuất khuyên không nên sử dụng máy ép chậm để ép mía. So với máy ép mía chuyên dụng, máy ép chậm có lực ép nhỏ hơn, chỉ sử dụng để ép các loại trái cây như lê, táo, dưa hấu, dứa, chuối,.. hay rau củ nhiều xơ như ép rau má bằng máy ép chậm, củ cà rốt, cần tây,...

Nếu sử dụng máy ép chậm để ép mía sẽ khiến máy hoạt động quá công suất, dễ hư hỏng máy, đặc biệt lưỡi dao và motor. Hơn nữa, khi ép mía, bã dễ kẹt vào lưỡi dao/trục ép, khiến thiết bị nhanh hỏng hơn.

Ngoài ra, máy ép chậm có tốc độ quay chậm nên thời gian ép mía sẽ lâu. Thay vào đó bạn có thể mua nước mía ép sẵn ở ngoài tiệm vừa tiện lợi vừa không tốn thời gian chờ.

Có thể ép mía từ máy ép chậm nhưng không nên

2. Những nguyên liệu nên và không nên sử dụng máy ép chậm

2.2. Các nguyên liệu CÓ THỂ cho vào máy ép chậm

Máy ép chậm đa năng có thể ép được nhiều loại trái cây, rau củ khác nhau, kể cả các loại thực phẩm nhiều xơ như:

  • Trái cây mềm như bưởi, cam, nho, dứa, kiwi, dưa,...
  • Một số loại trái cây, rau củ không quá cứng như lựu, táo, lê, dưa chuột, cà rốt, củ dền,...
  • Rau củ nhiều xơ như cần tây, cải xoăn, rau má, măng tây,..

Tìm hiểu ngay: Ép cần tây bằng máy ép chậm

2.2. Các nguyên liệu KHÔNG NÊN cho vào máy ép chậm

Không phải nguyên liệu nào cũng phù hợp để có thể dùng máy ép chậm. Để tăng tuổi thọ cho máy, bạn KHÔNG NÊN cho các loại nguyên liệu sau vào máy ép chậm:
  1. Hạt cứng, hạt có vỏ: Các loại quả như ổi, cóc, xoài,... nên loại bỏ hạt trước khi ép vì có thể làm kẹt máy ép chậm.
  2. Rau củ quả có nhiều xơ: Rau cần tây, rau bina, măng tây,... Nên cắt nhỏ hoặc luộc sơ trước khi ép, vì có nhiều xơ dai có thể làm tắc nghẽn máy ép.
  3. Rau củ quả quá mềm: Chuối, bơ, mãng cầu,... quá mềm sẽ khiến bã dễ dính vào lưới lọc, ảnh hưởng đến chất lượng nước ép
  4. Đá viên, trái cây đông lạnh: Đá viên và trái cây đông lạnh có thể làm hỏng lưỡi dao và trục ép của máy.
  5. Thịt, cá, hải sản: Máy ép chậm không được thiết kế để ép các loại thực phẩm này. Nên sử dụng các dụng cụ chuyên dụng khác.
  6. Thực phẩm đã qua chế biến: Thực phẩm đã qua chế biến như xúc xích, giò lụa,... có thể chứa nhiều tạp chất, không tốt cho sức khỏe. Nên sử dụng nguyên liệu tươi sống.
  7. Rượu, bia, nước ngọt: Đây không phải là thực phẩm để ép nước.

Ngoài ra, bạn cũng nên lưu ý:

  • Cắt nhỏ nguyên liệu trước khi ép để máy hoạt động dễ dàng hơn.
  • Không ép quá nhiều nguyên liệu cùng lúc.
  • Vệ sinh máy sau mỗi lần sử dụng.


Các loại rau củ quả có thể ép được bằng máy ép chậm

Có thể bạn quan tâm: Cách ép chanh leo bằng máy ép chậm

3. 4 điều bạn phải nhớ khi sử dụng máy ép chậm

Tốc độ ép chậm giúp giữ lại toàn bộ chất dinh dưỡng và hương vị tự nhiên, đảm bảo tạo ra những cốc nước ép thơm ngon, tốt cho sức khỏe. Để hạn chế tình trạng máy ép chậm bị kẹt bã và duy trì tuổi thọ máy, bạn cần lưu ý:

  1. Cắt nhỏ nguyên liệu từ 2 - 3cm. Đối với trái cây cứng như cà rốt, cóc, ổi,... nên cho thêm nước hoặc ép chung với trái cây mềm như cam, dưa hấu, cà chua, táo …. để tránh kẹt bã.
  2. Nếu không muốn ép kết hợp các loại trái cây với nhau thì sau khi ép hết nên cho máy tiếp tục hoạt động trong 2 - 3 phút để phần nước được thoát hết ra. Sau đó, cho nguyên liệu vào theo lần lượt mềm trước, cứng sau.
  3. Thời gian ép liên tục là 10 phút để đảm bảo chất lượng nước ép và tuổi thọ máy.
  4. Đối với những loại quả có hạt cứng và to như ổi, cóc, xoài, mận, đào... cần được tách bỏ hạt trước khi ép.

Nếu gặp tình trạng máy ép chậm bị kẹt bã, bạn hãy thử cho 15 - 20ml vào ống tiếp nguyên liệu và nhấn nút Rev để trục ép đảo ngược nguyên liệu ra ngoài, đồng thời dùng đũa/thìa/bàn chải lấy hết phần bã còn sót ở vòi. Cứ tiếp tục quy trình này khoảng 4 - 5 lần, cho đến khi bã được đẩy ra hoàn toàn.

Qua bài viết trên, SUNHOUSE đã giải đáp máy ép chậm có ép được mía không và chia sẻ một số lưu ý khi sử dụng thiết bị. Mặc dù máy ép chậm có thể dùng để ép mía nhưng để máy hoạt động ổn định, bạn không nên sử dụng máy để ép loại thực phẩm này. Thay vào đó, bạn có thể chế biến ra nhiều thức uống ngon, bổ dưỡng từ các loại trái cây như táo, xoài dưa hấu,.. và rau củ như cần tây, cải xoăn, củ dền,..

Trong quá trình sử dụng máy ép chậm, nếu có bất kỳ thắc mắc nào về cách sử dụng, sản phẩm có vấn đề hoặc muốn tìm hiểu thêm thông tin đặt hàng máy ép chậm chính hãng, bạn có thể để lại thông tin tại phần bình luận, SUNHOUSE sẽ trực tiếp tư vấn và hỗ trợ sớm nhất nhé!

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Máy ép chậm và máy xay sinh tố đều được dùng để chế biến thức uống từ trái cây, rau củ. Tuy nhiên thành phẩm giữa 2 loại sản phẩm sẽ khác nhau.
Chi tiết
SUNHOUSE sẽ hướng dẫn cách sử dụng máy ép chậm trong 7 bước cực kỳ chi tiết, ngắn gọn.
Chi tiết
Mỗi dòng máy ép chậm đều có các bộ phận cấu tạo khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết cấu tạo máy ép chậm và nguyên lý hoạt động qua bài viết dưới đây nhé!
Chi tiết
1800 6680
Top