Tư vấn mua Máy ép chậm

So sánh máy ép chậm và máy xay sinh tố dựa theo 8 tiêu chí

07/04/2024 - 11:49 PM

Máy ép chậm và máy xay sinh tố đều được dùng để chế biến thức uống từ trái cây, rau củ. Tuy nhiên thành phẩm giữa 2 loại sản phẩm sẽ khác nhau, trong đó nước ép tạo ra bởi máy ép chậm sẽ loại bỏ phần bã, chỉ giữ lại nước, còn sinh tố sẽ xay nhuyễn, kết cấu thức uống đặc và còn cặn. Bài viết dưới đây SUNHOUSE sẽ cùng bạn so sánh máy ép chậm và máy xay sinh tố, từ đó giúp bạn lựa chọn được loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng và ngân sách. Cùng tìm hiểu ngay nhé!

1. Máy ép chậm

Máy ép chậm là một thiết bị nhà bếp dùng để ép lấy nước trái cây, rau củ với tốc độ quay chậm, thường chỉ từ 45 đến 80 vòng/phút. Nhờ tốc độ chậm này, máy ép chậm giúp bảo toàn tối đa vitamin, khoáng chất và enzyme trong nước ép, đồng thời hạn chế sự oxy hóa và tách bã hiệu quả.

Có 2 loại máy ép chậm phổ biến trên thị trường hiện nay là máy ép chậm trục đứng và máy ép chậm trục ngang. 

1 - Máy ép chậm trục đứng: 

  • Loại máy này có thiết kế trục ép đứng, nguyên liệu được đưa vào từ trên xuống.

  • Máy ép chậm trục đứng thường có kích thước nhỏ gọn, tiết kiệm không gian.

  • Loại máy này phù hợp cho nhu cầu sử dụng cơ bản, ép các loại trái cây, rau củ mềm.

2 - Máy ép chậm trục ngang:

  • Loại máy này có thiết kế trục ép nằm ngang, nguyên liệu được đưa vào từ bên hông.

  • Máy ép chậm trục ngang thường có kích thước lớn hơn so với máy ép chậm trục đứng.

  • Loại máy này có lực ép mạnh hơn, ép được nhiều loại rau củ hơn, kể cả các loại rau củ cứng.

2. Máy xay sinh tố

Máy xay sinh tố là một thiết bị nhà bếp dùng để cắt nhỏ và xay nhuyễn các loại thực phẩm, thường là trái cây, rau củ, đá,... và tạo ra thành phẩm dạng sệt, nhuyễn, có thể uống trực tiếp như sinh tố hoặc hỗ trợ nấu các món ăn nhanh chóng hơn.

Máy xay sinh tố thường được phân thành 2 loại gồm:

  • Máy xay sinh tố thông thường: Chỉ có chức năng xay nhuyễn thực phẩm

  • Máy xay sinh tố đa năng: Ngoài chức năng xay nhuyễn thực phẩm, còn có thêm các chức năng khác như xay thịt, làm kem, nấu súp,...

3. So sánh máy ép chậm và máy xay sinh tố

Máy ép chậm và máy xay sinh tố đều là những thiết bị nhà bếp phổ biến giúp bạn chế biến các món ăn và thức uống bổ dưỡng từ trái cây, rau củ. Tuy nhiên, mỗi loại máy có nguyên lý hoạt động và những ưu, nhược điểm riêng, phù hợp cho từng nhu cầu sử dụng khác nhau.

Tiêu chí so sánh

Máy ép chậm

Máy xay sinh tố

Cấu tạo

Bao gồm 2 bộ phận chính: Động cơ giảm tốc và trục vít.

Bao gồm 3 bộ phận chính: Cối xay, lưỡi dao, thân máy.

Nguyên lý hoạt động

Sử dụng hộp giảm tốc để giảm tốc độ vòng quay, tăng momen xoắn giúp ép kiệt nước có trong thực phẩm.

Sử dụng động cơ để quay lưỡi dao ở tốc độ cao, giúp thực phẩm vỡ vụn cho đến khi được xay nhuyễn mịn.

Tốc độ 

Tốc độ chậm, khoảng 45 - 85 vòng/phút.

Tốc độ nhanh, từ 13000 - 22000rpm.

Loại thực phẩm chế biến

Ép được rau củ, trái cây, thực phẩm mềm, nhiều xơ.

Xay nghiền hoa quả, rau củ, hạt khô, thịt.

Chất lượng thức uống

Nước ép không gợn cặn, bảo toàn được trọn vẹn dinh dưỡng.

Nước đặc, tương đối sệt, vẫn còn gợn cặn.

Nhiệt lượng tỏa ra

Nhiệt lượng tỏa ra ít.

Nhiệt lượng tỏa ra nhiều.

Độ ồn

Tiếng ồn ít hơn.

Tiếng ồn nhiều hơn.

Vệ sinh

Thời gian vệ sinh lâu hơn.

Thời gian vệ sinh ít hơn.

Giá thành

Giá thành cao, khoảng 1.500.000 - 5.000.000 VNĐ.

Giá thành thấp, khoảng 350.000 - 2.000.000 VNĐ.

2.1. Cấu tạo

Cấu tạo máy ép chậm bao gồm những bộ phận sau:

  • Thân máy: Bao gồm vỏ máy, động cơ giảm tốc, trục ép,... cung cấp năng lượng cho máy hoạt động. Trong đó, động cơ giảm tốc được sử dụng để tăng momen xoắn, giúp giảm tốc độ ép, tăng hiệu quả ép và vắt kiệt nước.
  • Trục vít: Có hình xoắn ốc, truyền momen xoắn và chuyển động lên chày ép (cối ép) để nghiền nát nguyên liệu và tách nước ra khỏi bã.
  • Thanh đẩy: Giúp đưa nguyên liệu vào máy một cách dễ dàng.
  • Nắp đậy: Hạn chế bụi bẩn, vi khuẩn lẫn vào trong nước ép, đảm bảo bảo vệ sinh khi ép.
  • Ống tiếp thực phẩm: Tiếp nhận nguyên liệu cần ép, sau đó dẫn nguyên liệu đến khu vực ép.
  • Khoang chứa: Lưu trữ nước ép để dẫn nước ép đến cốc chứa.
  • Cối lọc thực phẩm: Giúp giữ lại bã và cho phép nước ép chảy qua.
  • Cối đựng bã và cối đựng nước ép: Chứa nước ép và bã sau khi ép.
So với máy xay sinh tố, máy ép chậm sẽ có nhiều bộ phận hơn, vì vậy thời gian lắp đặt hay tháo rời cũng sẽ lâu hơn. 

Ngược lại, cấu tạo máy xay sinh tố khá đơn giản, bao gồm:

  • Lưỡi dao: Lưỡi dao sắc bén và thường có nhiều cánh giúp xay nhuyễn nguyên liệu.
  • Cối xay: Cối xay có thể làm từ nhựa hoặc thủy tinh, chứa nguyên liệu cần xay.
  • Motor: Motor của máy xay sinh tố thường có công suất lớn và quay ở tốc độ cao, từ 10,000 đến 30,000 vòng/phút.
  • Nắp đậy: Để ngăn nguyên liệu bắn ra ngoài khi xay.
  • Bảng điều khiển: Chứa các nút bấm để điều chỉnh tốc độ xay và các chức năng khác.
Với số lượng các bộ phận ít, việc tháo rời hay lắp đặt cũng dễ dàng hơn.

Máy ép chậm có nhiều bộ phận hơn so với máy máy xay sinh tố

Máy ép chậm có nhiều bộ phận hơn so với máy máy xay sinh tố

2.2. Nguyên lý hoạt động

Vì máy ép chậm và máy xay sinh tố hoạt động dựa trên 2 nguyên lý khác nhau nên cho ra thức uống cũng khác nhau. Máy ép chậm hoạt động nhờ sử dụng trục chuyển động và hộp giảm tốc để giảm tốc độ vòng quay, tăng momen xoắn để ép kiệt nước từ thực phẩm. Tốc độ quay của máy ép chậm khoảng từ 45 - 85 vòng/phút, sinh nhiệt lượng ít. Vì vậy, thành phẩm nước ép giữ được trọn vẹn dinh dưỡng, nước ép trong và ít bọt.

Trong khi đó, máy xay sinh tố sử dụng động cơ tốc độ cao để quay lưỡi dao với lực lớn, giúp nghiền nát thực phẩm và xoay chuyển liên tục cho đến khi rau củ, trái cây nhuyễn mịn. Đồng thời, tốc độ quay nhanh từ 13000 - 22000rpm khiến nhiệt lượng tỏa ra nhiều, nước ép ép có thể bị oxy hóa và mất đi một số chất dinh dưỡng. Khác với máy ép chậm, máy xay sinh tố chỉ có thể xay nhuyễn thực phẩm mà không ép được nước. 

Máy ép chậm hoạt động dựa theo cơ chế sử dụng bộ giảm tốc và trục truyền chuyển động để nghiền nát thực phẩm, trong khi đó máy xay sinh tố sử dụng lưỡi dao xay tốc độ cao

Máy ép chậm hoạt động dựa theo cơ chế sử dụng bộ giảm tốc và trục truyền chuyển động để nghiền nát thực phẩm, trong khi đó máy xay sinh tố sử dụng lưỡi dao xay tốc độ cao

2.3. Loại thực phẩm chế biến được

Máy ép chậm có thể ép được đa dạng mọi loại thực phẩm mềm, cứng, rau củ nhiều xơ. Nguyên nhân là do máy sử dụng trục vít với tốc độ quay chậm, sau khi thực phẩm được đưa vào ống tiếp nguyên liệu, trục ép sẽ kết hợp với lưới lọc tạo lực tì, tách nước và bã với nhau. Một số loại máy ép chậm được trang bị bộ lọc có khe lớn, ép được cả trái cây đông lạnh để làm kem. 

Máy xay sinh tố có thể dùng để xay hoa quả, rau củ, xay thịt, tôm,... nhờ sử dụng lưỡi dao cắt nhỏ và làm vỡ thực phẩm, sau đó quay với tốc độ nhanh để xay nhuyễn thực phẩm. Tuy nhiên khi sử dụng máy xay sinh tố, bạn cần cắt nhỏ nguyên liệu và cho thêm nước để xay. Những loại hoa quả có kích thước lớn hoặc rau củ nhiều xơ ít nước có thể dễ bị kẹt gây hỏng máy.

Máy ép chậm có khả năng ép được trái cây, rau củ, các loại hạt, trong khi đó máy xay sinh tố có thể xay được cả thịt, tôm,...

Máy ép chậm có khả năng ép được trái cây, rau củ, các loại hạt, trong khi đó máy xay sinh tố có thể xay được cả thịt, tôm,...

2.4. Chất lượng thức uống

Khi sử dụng máy ép chậm, trục vít sẽ nghiền nát thực phẩm từ từ, sau đó bộ phận tách bã sẽ đẩy bã ra ngoài và chỉ còn lại phần nước ép trong cối đựng nước ép. Trong khi đó, máy sinh tố sử dụng cơ chế xay ép tốc độ cao, xay nhuyễn toàn bộ trái cây, rau củ, cho ra thức uống đặc và sệt hơn.

Máy ép chậm cho ra nước ép trong, ít bọt, trong khi đó nước sinh tố sẽ đặc và tương đối sệt hơn

Máy ép chậm cho ra nước ép trong, ít bọt, trong khi đó nước sinh tố sẽ đặc và tương đối sệt hơn

2.5. Nhiệt lượng tỏa ra khi ép

Máy ép chậm có tốc độ quay chậm, không tạo ra lực ma sát, do đó sinh nhiệt lượng ít, do đó nước ép có màu sắc tự nhiên, hương vị thơm ngon và giữ được đầy đủ dưỡng chất, đồng thời tuổi thọ sử dụng máy sẽ bền bỉ hơn. 

Ngược lại, máy xay sinh tố có lưỡi dao hoạt động với tốc độ nhanh, giải phóng lượng lớn lực ma sát, sinh ra nhiệt lượng lớn, cho ra thức uống dễ bị tách lớp. Ngoài ra, trong trường hợp máy sử dụng trong thời gian dài máy sẽ dễ bị nóng và dễ bị hỏng.

2.6. Độ ồn

Máy ép chậm có tốc độ quay chậm, có khả năng vận hành êm ái, độ ồn chỉ từ 40 - 50 dB, hạn chế tối đa tiếng ồn gây ảnh hưởng đến mọi người xung quanh. Ngược lại, máy xay sinh tố có tốc độ xay nhanh, lưỡi dao hoạt động mạnh mẽ nên thường gây ra tiếng ồn lớn hơn. 

Máy ép chậm có tốc độ quay chậm hơn, do đó ít gây ra tiếng ồn hơn so với máy xay sinh tố

Máy ép chậm có tốc độ quay chậm hơn, do đó ít gây ra tiếng ồn hơn so với máy xay sinh tố

2.7. Vệ sinh máy

So với máy xay sinh tố, máy ép chậm được cấu tạo từ nhiều bộ phận hơn, vì vậy gây tốn nhiều thời gian trong việc tháo lắp và vệ sinh máy. Tuy nhiên, các bộ phận có thể tháo rời giúp việc vệ sinh máy dễ dàng hơn. Máy xay sinh tố có ít bộ phận, dễ dàng tháo lắp, tuy nhiên, phần lưỡi dao khó tháo ra ngoài, gây khó khăn cho việc vệ sinh các cặn bã lẫn vào bộ phận này.

Máy ép chậm có nhiều bộ phận hơn nhưng các bộ phận có thể tháo rời, vệ sinh dễ dàng, trong khi đó lưỡi dao máy xay sinh tố khó tháo rời gây khó khăn khi vệ sinh

Máy ép chậm có nhiều bộ phận hơn nhưng các bộ phận có thể tháo rời, vệ sinh dễ dàng, trong khi đó lưỡi dao máy xay sinh tố khó tháo rời gây khó khăn khi vệ sinh

2.8. Giá thành

Vì máy ép chậm có thể cho ra nước ép giữ nguyên hàm lượng vitamin và dưỡng chất, nước ép có hương vị tự nhiên, đồng thời không sinh nhiệt và không gây tiếng ồn nên giá thành sẽ cao hơn so với máy xay sinh tố.

Hiện nay, giá thành máy ép chậm trên thị trường dao động khoảng 1.500.000 - 5.000.000 VNĐ. Trong khi đó, giá thành máy xay sinh tố sẽ thấp hơn, khoảng 350.000 - 2.000.000 VNĐ.

Giá thành máy ép chậm sẽ cao hơn so với máy xay sinh tố

Giá thành máy ép chậm sẽ cao hơn so với máy xay sinh tố

3. Nên chọn mua máy ép chậm hay máy xay sinh tố?

Việc đưa ra quyết định nên mua máy ép chậm hay máy xay sinh tố sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu sử dụng, nguồn ngân sách,.... Dưới đây SUNHOUSE sẽ gợi ý một số trường hợp nên mua máy ép chậm và máy ép sinh tố bạn có thể tham khảo:

Trường hợp mua máy ép chậm

Trường hợp mua máy xay sinh tố

  • Nguồn tài chính nhiều, sẵn sàng đầu tư  khoảng 1.000.000 - 5.000.000VNĐ để mua máy ép chậm.

  • Nhu cầu chế biến hoa quả mềm, cứng, rau củ nhiều xơ, các loại hạt.

  • Nhu cầu uống nước ép trong, không gợn cặn, giữ nguyên được hương vị tự nhiên.

  • Yêu cầu máy hoạt động với độ ồn thấp. 

  • Nguồn tài chính hạn chế, sẵn sàng đầu tư khoảng 350.000 - 2.000.000VNĐ để mua máy xay sinh tố.

  • Nhu cầu chế biến hoa quả, rau củ, thịt, tôm, các loại hạt khô,...

  • Nhu cầu uống sinh tố đặc và sệt.

  • Yêu cầu tốc độ hoạt động nhanh, tiết kiệm thời gian chế biến thức uống.

 

Việc mua máy ép chậm hay máy xay sinh tố phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu sử dụng, nguồn ngân sách, yêu cầu chất lượng thức uống,...
Việc mua máy ép chậm hay máy xay sinh tố phụ thuộc vào nhiều yếu tố như nhu cầu sử dụng, nguồn ngân sách, yêu cầu chất lượng thức uống,...

>>> Tham khảo: Bên cạnh máy ép trái cây và máy xay sinh tố, bạn cũng có thể cân nhắc nên mua máy làm sữa hạt hay máy ép chậm, đây cũng là những lựa chọn đáng xem xét. Xem bài so sánh chi tiết để tìm ra sản phẩm phù hợp nhất với nhu cầu sử dụng của bạn!

Qua bài viết trên, SUNHOUSE đã cùng bạn giải đáp thắc mắc những điểm giống và khác nhau giữa máy ép chậm và máy xay sinh tố dựa trên một số tiêu chí như chức năng, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, khả năng chế biến, độ ồn,... Mỗi loại máy sẽ phù hợp với từng nhu cầu sử dụng khác nhau. Hy vọng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tham khảo và lựa chọn được thiết bị phù hợp, ưng ý nhất.

Nếu bạn cần tư vấn hoặc đặt mua máy ép chậm hoặc máy xay sinh tố SUNHOUSE, hãy liên hệ hoặc để lại bình luận bên dưới để được hỗ trợ ngay nhé!

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Máy ép chậm ngày càng được ưa chuộng hơn bởi những công dụng tuyệt vời của mình. Click đọc ngay bài viết dưới đây của SUNHOUSE để biết máy ép chậm ép được những gì và 7 công dụng của máy ép chậm.
Chi tiết
Mỗi dòng máy ép chậm đều có các bộ phận cấu tạo khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết cấu tạo máy ép chậm và nguyên lý hoạt động qua bài viết dưới đây nhé!
Chi tiết
Với các loại máy ép trái cây truyền thống (ly tâm), có các cánh quạt hoạt động ở tốc độ nhanh tạo ra nhiệt và ma sát, khiến trái cây mất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết. Vì lý do này, người tiêu dùng đã dần chuyển sự chú ý đến các loại máy ép trái cây chậm như Máy ép chậm SUNHOUSE MAMA SHD5505, chuyên chiết xuất nước trái cây bằng công nghệ ép chậm thông minh, giúp giữ những chất dinh dưỡng cần thiết.
Chi tiết
1800 6680
Top