Nấu cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện giúp chị em nội trợ tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn giữ nguyên được dưỡng chất của hạt gạo lứt. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn 7 bước nấu cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện vô cùng dễ dàng và nhanh chóng.
Hạt gạo lứt thường cứng hơn hạt gạo tẻ nên khi nấu theo cách truyền thống, bạn sẽ cần để ý nồi cháo thường xuyên để hạt cháo được chín đều, không bị khê, quá đặc hay quá loãng.
Nấu cháo gạo lứt theo cách truyền thống thường mất 3 - 4 giờ để cháo được chín mềm. Lượng nhiệt tỏa ra không đều cùng với thoát hơi nước cũng là một trong những lý do nấu cháo gạo lứt bằng cách truyền thống lâu hơn nấu bằng nồi cơm điện.
Trong khi đó, nấu cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện rút ngắn thời gian nấu chỉ còn 40 - 50 phút nhanh hơn gấp 3, 4 lần phương pháp truyền thống mà vẫn vẫn đảm bảo được hạt gạo chín đều, mềm thơm. Thiết kế nắp nồi kín, cùng công suất lớn từ 1000 - 2000W, khiến nồi cơm điện truyền nhiệt nhanh hơn, giúp cháo chín nhanh hơn.
>>> Khả năng nấu chín nhanh này cũng giúp chị em có thể dễ dàng làm các món ăn vốn sẽ rất lách cách và mất thời gian nếu làm theo cách truyền thống như khoai xéo - món ăn vặt nổi tiếng của tỉnh Nghệ An. Mời bạn tham khảo hướng dẫn nấu khoai xéo bằng nồi cơm điện chi tiết cùng SUNHOUSE nhé!
Gạo lứt có cấu tạo với lớp vỏ cám dày chứa nhiều dưỡng chất hơn gạo tẻ thông thường nên dễ bị khô, bị sống khi không được nấu đúng cách khiến cháo mất đi vị thơm ngon.
Vì thế, sử dụng nồi cơm điện, đặc biệt là nồi cơm điện tử với công nghệ cảm biến nhiệt thông minh, tự động điều chỉnh nhiệt độ và thời gian nấu phù hợp với chế độ nấu cháo gạo lứt, giúp cháo không bị quá đặc hay quá khô.
Chế độ cảm biến nhiệt thông minh của nồi cơm điện tử tự động điều chỉnh thời gian và nhiệt độ phù hợp với chế độ nấu cháo gạo lứt
Nồi cơm điện tử còn giúp các chị em nội trợ dễ dàng nấu những món khó như cháo gạo lứt nhờ chế độ riêng được cài đặt sẵn, đặc biệt là chế độ “Tùy chọn loại gạo” ở mẫu nồi SUNHOUSE MAMA SHD8955 hay SUNHOUSE MAMA SHD8915.
Dễ dàng nấu cháo gạo lứt với chế độ Tùy chọn loại gạo trên nồi cơm điện tử SUNHOUSE MAMA SHD8955
Dưới đây là hướng dẫn chi tiết cách nấu cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện cơ và nồi cơm điện tử chỉ với 7 bước vô cùng dễ dàng, tiện lợi.
Để nấu món cháo gạo lứt, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu cho phần ăn 4 người như sau:
Gạo lứt: 300g (khoảng 3 bát con)
Đậu đỏ: 50g (khoảng 1/2 bát con)
Hạt sen: 50g (khoảng 1/2 bát con)
Nấm: 400g nấm mối (có thể thay bằng nấm bào ngư)
Tỏi, hành khô: 3 - 4 nhánh
Rau thơm, hành hoa,...
Dầu ăn: 1 thìa cà phê
Muối, tiêu, đường: 2 thìa cà phê
Nguyên liệu cần cho món cháo gạo lứt thơm ngon
Gạo lứt, còn gọi là gạo rằn, gạo lật là loại gạo chỉ xay bỏ vỏ trấu, chưa được bỏ lớp cám gạo nên khi sơ chế cần 3 bước như sau:
Vo gạo: Cho gạo lứt vào nồi, vo sơ với 2 - 3 lần nước cho gạo sạch bụi bẩn.
Ngâm gạo: Ngâm gạo bằng nước ấm tối thiểu 45 phút (có thể ngâm qua đêm bằng nước lạnh nếu bạn có thời gian). Ngâm gạo khi sơ chế giúp hạt gạo lứt nở, khi nấu sẽ nhanh chín và mềm dẻo hơn.
Rửa sạch gạo với nước: Sau khi ngâm, rửa sạch gạo lứt với nước tối thiểu 3 lần rồi để ráo.
Ngâm gạo lứt qua đêm giúp cháo chín nhanh và mềm hơn
Trong thời gian ngâm gạo, bạn có thể sơ chế những nguyên liệu khác như sau:
Rửa sạch đậu đỏ với nước tối thiểu 3 lần, lưu ý trong quá trình rửa đãi sạch vỏ đậu để nấu cháo được mịn và mềm hơn.
Đặt một nồi nước lên bếp, đun đến khi sôi rồi cho đậu đỏ vào luộc sơ 5 phút sau đó vớt ra để ráo.
Hạt sen tươi đem tách vỏ, có thể bỏ phần tâm sen để không bị đắng. Còn nếu bạn mua hạt sen khô, thì hãy đem ngâm 1 - 2 tiếng để hạt sen nở và chín mềm. Sau đó rửa lại với nước cho sạch sẽ.
Bắc một nồi nước, đun đến khi sôi rồi cho hạt sen vào luộc cho mềm sau đó vớt ra để ráo. Nước luộc hạt sen có thể dùng làm nước nấu cháo.
Rửa sạch sau đó ngâm với nước muối để nấm thải ra bụi bẩn và độc tố. Ngâm khoảng 15 phút, rửa sạch vắt kỹ nấm rồi để ráo.
Phi thơm hành rồi cho nấm vào xào sơ với hạt sen và một chút hạt nêm cho thấm gia vị trong khoảng 3 phút.
Sơ chế các loại nguyên liệu khác trong món cháo gạo lứt
Sau khi hoàn thành các công đoạn chế biến nguyên liệu, bạn cho gạo lứt và tất cả các nguyên liệu đã sơ chế vào nồi cơm điện. Thay vì sử dụng nước lạnh, bạn có thể tận dụng nước luộc hạt sen làm nước để nấu cháo giúp cháo tăng thêm hương vị.
Có 2 cách để đong nước nấu cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện:
Cách 1: Đong bằng độ cao nồi: thường trên thành lõi nồi sẽ có 2 vạch thể hiện mức nước cho nấu cơm và nấu cháo riêng biệt. Khi nấu 300g cháo gạo lứt, bạn nên thêm nước đến vạch số 1L (theo tỷ lệ 1:3, khoảng 4 cốc nước) để cháo đặc vừa.
Cách 2: Đong bằng bát theo tỷ lệ gạo - nước là 1:3 - 1:7, tùy theo độ đặc/loãng mong muốn để gia giảm lượng nước phù hợp
Lưu ý: gạo lứt rất lâu chín bởi vỏ nguyên cám dày, thô nên cần chú ý cho lượng nước hơn tối thiểu 3 lần lượng gạo để đảm bảo gạo được nấu chín mà cháo không bị đặc hay bị sống.
Cho gạo lứt vào nồi và đong lượng nước phù hợp
Trước khi nấu, bạn thêm 1 thìa dầu ăn vào nồi, sẽ hạn chế tối đa tình trạng cháo bị trào trong suốt quá trình nấu. Bởi gạo là tinh bột, không tan trong nước lạnh nên khi nấu cháo sẽ bốc hơi tạo thành keo tinh bột. Cùng với nhiệt độ cao, nước bốc hơi liên tục nhưng bị keo tinh bột chặn lại khiến áp suất trong nồi gia tăng nhanh chóng dẫn tới tình trạng cháo bị trào.
Khi sử dụng dầu ăn, cháo bốc hơi sẽ hạn chế tạo thành keo tinh bột, điều này giúp cho hơi nước thoát ra dễ dàng không gây tình trạng trào khi cháo sôi.
Khi sử dụng nồi cơm điện để nấu cháo gạo lứt, bạn cần lưu ý đến loại nồi đang sử dụng là nồi cơm điện tử hay nồi cơm điện cơ bởi chúng có các thao tác nấu khác nhau.
Bước 1: Bấm “Tính năng/Function” và chọn chế độ nấu cháo phù hợp với mong muốn của gia đình. Nồi cơm điện tử sẽ thường có 2 chế độ (sẽ khác nhau tùy theo cấu tạo và ký hiệu trên bảng điều khiển của từng loại nồi)
Cháo nguyên hạt (Porridge): Chế độ này cho chất cháo mềm, mịn, nhưng vẫn sẽ giữ nguyên được hình dáng của hạt gạo. Nấu trong khoảng 1 giờ, thời gian có thể điều chỉnh từ 45 phút đến 1 giờ 15 phút.
Cháo nhừ (Congee): Chế độ này cho chất cháo mịn hơn, nhừ hơn, sánh hơn không còn nguyên hình dáng hạt gạo và có độ dẻo cao hơn (hơi giống bột trẻ em). Nấu trong khoảng 1 giờ 30 phút, thời gian có thể điều chỉnh từ 1- 4 giờ.
Bước 2: Bấm chọn “Tùy chọn gạo/Rice type option” sau đó chọn “Gạo lứt/Brown rice”. Chế độ Tùy chọn loại gạo của nồi cơm điện tử sẽ giúp tùy chỉnh nhiệt độ và thời gian trong quá trình nấu cho phù hợp nhất.
Lưu ý: Chế độ Tùy chọn loại gạo chỉ có trên một vài loại nồi cơm điện tử nhất định như mẫu SUNHOUSE SHD8909 và SUNHOUSE SHD8093. Nếu bạn đang sử dụng nồi không có chế độ trên, bạn hoàn toàn có thể chỉ chọn chế độ Nấu cháo, chất lượng cháo vẫn đảm bảo độ ngon, sánh mịn.
Bước 3: Bấm “Bắt đầu/Start”
Thao tác nấu cháo gạo lứt với nồi cơm điện tử
Sử dụng nồi cơm điện cơ nấu cháo gạo lứt sẽ đơn giản hơn khi chỉ cần ấn nút gạt xuống chế độ Nấu/Cook. Sau khoảng 20 - 30 phút nấu chín mềm, nồi sẽ tự động chuyển sang chế độ Ủ ấm/Warm và chờ trong 60 - 90 phút. Có 1 số lưu ý để tránh việc cháo bị trào trong nồi cơm điện cơ:
Sau khi nấu được khoảng 10 - 15 phút bạn có thể mở nồi ra và dùng muôi đảo đều cháo. Lưu ý, bạn nên dùng loại muôi gỗ/sứ sẽ tránh bị nóng hơn các muôi inox.
Khi thấy hơi nước bốc ra nhiều hoặc mở nắp kiểm tra thấy cháo đang sôi thì bạn chuyển sang giữ ấm ngay. Điều này sẽ giúp cháo nhừ dần dần nhưng không bị trào.
Thao tác nấu cháo đơn giản trên nồi cơm điện cơ
Sau khi nồi báo hiệu cháo chín, bạn có thể để chế độ Giữ ấm khoảng 20 - 30 phút sau đó ngắt điện và múc cháo ra bát để thưởng thức.
Dưới đây là một số cách chế biến cháo gạo lứt thơm ngon bạn nhất định phải thử một lần:
Cháo gạo lứt tôm cà rốt: Nhiều dinh dưỡng cùng mùi vị hấp dẫn có cả rau củ lẫn hải sản có trong cháo, phù hợp cho gia đình và bé ăn dặm.
Cháo gạo lứt thịt băm: Dễ dàng chế biến với công thức đơn giản nhưng vẫn giữ nguyên được mức độ thơm ngon của cháo thịt băm, phù hợp cho gia đình, bé ăn dặm hay người ốm, bệnh,...
Thành phẩm cháo gạo lứt thơm ngon, mềm dẻo
Khi nấu cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện, chắc hẳn sẽ có những điều khác biệt so với khi nấu cháo bằng phương pháp truyền thống. Dưới đây là một số điều bạn cần lưu ý để hoàn thành món cháo gạo lứt thơm ngon tròn vị bằng nồi cơm điện:
Nếu nấu cháo bằng nồi cơm điện cơ, sau khi cháo sôi, cứ khoảng 20 - 30 phút bạn mở nắp nồi và dùng muỗng khuấy nhẹ tay để cháo không dính lòng nồi.
Nếu kết hợp nấu cháo với nguyên liệu như thịt, cá, nấm, hải sản… tùy vào thực phẩm mà bạn chọn tăng hoặc giảm thời gian nấu phù hợp để món ăn được ngon và đậm đà.
Để món cháo càng thêm thơm ngon bạn có thể rang gạo trên bếp khoảng 5 phút.
Nếu nhà bạn thường xuyên ăn cơm gạo lứt, có thể tận dụng nấu cháo bằng cơm nguội sẽ tận dụng được thức ăn thừa không gây lãng phí vừa tiết kiệm được thời gian. Khi đó, bạn nên giảm lượng nước chỉ còn gấp 2 lần lượng cơm dùng nấu để tránh trường hợp cháo quá nhuyễn do cơm đã chín.
Cháo gạo lứt thơm ngon giàu dinh dưỡng phù hợp với mọi nhà
Bài viết trên đã hướng dẫn bạn chi tiết 7 bước nấu cháo gạo lứt bằng nồi cơm điện. Mong rằng với những hướng dẫn này, bạn có thể dễ dàng hoàn thành món cháo bổ dưỡng này cho gia đình mình. Trong gạo lứt chứa hàm lượng chất xơ cao, rất tốt trong giúp điều hòa huyết áp, giảm Cholesterol, bổ sung khoáng chất cho cơ thể, tốt cho tim mạch… nên ăn cháo gạo lứt từ 2 - 3 lần mỗi tuần sẽ giúp cải thiện tình trạng sức khỏe đáng kể cho gia đình bạn.
Liên hệ ngay tới SUNHOUSE để biết thêm thông tin chi tiết về các mẫu nồi cơm điện hàng đầu trên thị trường hiện nay, giúp gia đình bạn có những món ăn ngon tròn vị với chất lượng hàng đầu!