Phân loại:
Hiện tại trên thị trường có khá nhiều nhãn hiệu nồi cơm điện khác nhau từ Nhật, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan,…và Việt Nam, nhưng về cơ bản được phân thành 2 loại chính: nồi cơm điện cơ và nồi cơm kỹ thuật số.
Nồi cơm điện cơ là loại nồi có rơ le tự ngắt, xuất hiện trên thị trường từ hơn 20 năm nay, hoạt động dựa trên nguyên lý cơ học, khi nhiệt độ đạt đến mức nhiệt nhất định khoảng 102 độ C thì rơ le này sẽ tự ngắt và chuyển sang chức năng giữ ấm.
Loại nồi này chỉ có 2 chức năng : nấu chín và giữ ấm thông thường, vì thế mà giá của chúng chỉ tầm từ 300,000 đến 1 triệu đồng, và tất nhiên cũng có sản phẩm giá cao hơn, tùy hãng sản xuất và dung tích nồi.
Loại thứ 2 là nồi cơm kỹ thuật số hay nồi cơm điện tử, có khả năng tự điều chỉnh nhờ một chip điện tử đã được cài đặt sẵn các chương trình nấu nướng. Việc điều chỉnh và cài đặt được hiển thị thông qua một màn hình tinh thể lỏng, do vậy mà ngoài chức năng nấu cơm thì nồi kỹ thuật số có thể dùng để nấu cơm nếp, nấu cháo, làm bánh hay hầm, xào,..
Cách chọn mua:
Khi mua nồi cơm điện nên chú ý dung tích của nồi, phụ thuộc vào số người trong gia đình. Ví dụ như công suất 350-400w thì dung lượng nồi là 1,2l cho số người ăn là từ 1-4 người, công suất 450-500w thì dung lượng nồi 2,4l thì số người ăn từ 5 người trở lên...
Ngoài ra nếu như ở nhà bạn luôn có người thì bạn chỉ nên chọn loại nồi cơm điện tự động ổn nhiệt thông thường vì giá thành rẻ hơn mà vẫn đáp ứng được yêu cầu sử dụng. Còn nếu công việc của bạn có giờ giấc sinh hoạt xáo trộn mà vẫn muốn chăm sóc bữa ăn của gia đình thì nên mua loại nổi có khởi động định giờ,sẽ tự động nấu khi có giờ đặt.
Không nên chọn những loại nồi cơm quá rẻ, nhãn hiệu và xuất xứ không rõ ràng, vì thường lớp cách nhiệt không tốt, tiếp xúc giữa mâm nhiệt và đáy xoong không đều, hay nắp nồi không kín sẽ ảnh hưởng đến chất lượng.
Mẹo bảo quản và sử dụng
Gạo trong nồi phải được dàn phẳng không được để dồn một góc, nếu không sẽ có hiện tượng cơm mềm cứng không đều.
Khi đặt nồi vào vỏ đựng bếp nên dùng cả hai tay xoay nhẹ nồi để đáy nồi tiếp xúc với tấm tăng nhiệt . Khi xoay nồi nên chú ý nhẹ nhàng và đừng xoay quá nhanh khi thấy có một độ sát nhất định nghĩa là đã tiếp xúc tốt. Trước khi đặt nồi vào cần lau sạch và lau khô đáy nồi và mặt trên của tấm tăng nhiệt.
Nếu như dây nguồn là kiểu cách rời thì gạt chuyển mạch của nồi xuống và cắm phích điện dây nồi, sau đó mới đóng điện nguồn. Khi lấy cơm ra nhất thiết phải tắt nguồn.
Các linh kiện của noi com dien đều đặt ở vỏ ngoài vì thế hết sức tránh va đập làm biến dạng vỏ nồi, đặc biệt không làm va chạm mạnh giữa đáy nồi và tấm tăng nhiệt, nếu gây ra bề mặt lồi lõm, sẽ gây ảnh hưởng đến hiệu quả nấu nướng.
Thành trong của vỏ bếp không được lau rửa mà chỉ dùng vải khô để lau, và nhớ là phải ngắt điện rồi mới lau.
Nồi cơm điện chỉ có tác dụng nấu cơm hoặc hấp sấy thức ăn , không nên dùng để ninh hầm vì nhiệt độ trong nồi không bao giờ quá 100oC . Khi hấp sấy cũng cần chú ý đến thời gian sử dụng.
Không nấu các loại thực phẩm có tính axit hoặc kiềm để tránh làm mòn nồi nấu.
Với loại nồi được tráng một lớp men chống dính thì không được dùng bùi nhùi cứng để chà rửa.