Tư vấn mua Nồi cơm điện

Bật mí 6 cách sửa nồi cơm điện tử nhảy sớm để cơm không bị sống

17/01/2024 - 09:26 PM

Nhiều nồi cơm điện tử có hiện tượng nhảy sớm khiến cơm trong nồi còn sống, tuy nhiên bạn chưa thể xác định được nguyên nhân cụ thể và cách xử lý để thiết bị vận hành bình thường. Trong bài viết dưới đây, SUNHOUSE sẽ hướng dẫn chi tiết 6 cách sửa nồi cơm điện tử nhảy sớm. Cùng theo dõi nhé! 

1. Nhận biết lỗi nhảy sớm trên nồi cơm điện tử 

Trước khi sửa chữa, bạn cần xác định chính xác lỗi dựa trên loại nồi cơm gia đình đang sử dụng. 

  • Trên nồi cơm điện tử không xuất hiện lỗi nhảy sớm mà chỉ có lỗi "chuyển trạng thái giữ ấm khi chưa nấu xong". Bạn có thể dễ dàng nhận biết lỗi này khi đèn LED ở nút "Warm/ giữ ấm" sáng lên, trong khi cơm trong nồi vẫn chưa chín.

  • Trên nồi cơm điện cơ mới có lỗi “nhảy sớm”, bạn có thể nhận biết lỗi này khi nút bấm đang trong chế độ "Cook/ nấu" (gạt xuống), tự động nhảy sang chế độ "Warm/ giữ ấm" (gạt lên) nhưng cơm vẫn còn sống và chưa cạn nước.

Cần xác định chính xác loại nồi đang sử dụng trước khi tiến hành sửa chữa Cần xác định chính xác loại nồi đang sử dụng trước khi tiến hành sửa chữa

2. Phân loại lỗi khi nồi cơm điện tử nhảy sớm

Có hai nhóm nguyên nhân chính khiến bạn gặp lỗi "chuyển trạng thái giữ ấm sớm" là do thói quen người dùng hoặc các bộ phận trong nồi. Dưới đây là chi tiết từng nguyên nhân và cách khắc phục tương ứng:

Nhóm nguyên nhân 

Nguyên nhân 

Cách xử lý

Do thói quen người dùng 

  • Đặt lòng nồi chưa đúng cách
  • Không cho lòng nồi vào
  • Kiểm tra xem lòng nồi đã đặt đúng vị trí chưa. 
  • Mở nắp và cho đặt lòng nồi vào đúng vị trí trong vỏ nồi.
  • Không đổ nước vào cơm
  • Cho quá ít nước vào gạo

Mở nắp và thêm nước vào nồi.

Do bộ phận của nồi

Khóa trên nắp nồi cơm điện bị hỏng

Tháo lẫy gài và thêm thanh nhôm điểm G vào, đậy nắp nồi lại như bình thường.

Đáy nồi bị biến dạng

Cần mang nồi đến trung tâm bảo hành để thay thế lòng nồi mới

Hỏng cảm biến nhiệt

Thêm trở 560R vào phần dây nối ở đáy nồi hoặc mang nồi đến các trung tâm bảo hành được chỉ định.

3. Cách sửa nồi cơm điện tử nhảy sớm do thói quen người dùng

3.1. Do không đặt lòng nồi vào/đặt lòng nồi không đúng cách

Trong quá trình sử dụng, bạn sẽ gặp lỗi “nồi cơm điện tử nhảy sớm” nếu có 2 thói quen sau: 

  • Không đặt lòng nồi vào

  • Đặt lòng nồi không đúng cách

Những lỗi này có thể dễ dàng nhận biết thông qua việc mở nắp nồi cơm điện và kiểm tra lại bên trong. 

Nguyên nhân:

  • Khi lòng nồi đặt không đúng cách, nồi sẽ bị nghiêng khiến đáy nối tiếp xúc với mâm nhiệt không đều.
  • Nhiều vị trí không được cung cấp đủ nhiệt độ sẽ gặp tình trạng cơm bị sượng hoặc còn sống.
  • Tuy nhiên, cảm biến trong nồi thấy nhiệt độ đã đạt mức nhất định và tự động dừng quá trình nấu, chuyển sang trạng thái giữ ấm. 

Cách xử lý: Bạn sử dụng cả hai bàn tay để đặt lòng nồi vào bên trong thiết bị, đồng thời nhẹ nhàng xoay để đảm bảo phần đáy nồi tiếp xúc hoàn toàn với bộ phận mâm nhiệt. Cách làm này giúp giảm thiểu nguy cơ hỏng mâm nhiệt và đảm bảo cơm nấu chín đều, thơm ngon.

Chú ý nên cầm lòng nồi bằng hai tay khi đặt vào nồi cơm điện

Chú ý nên cầm lòng nồi bằng hai tay khi đặt vào nồi cơm điện

3.2. Do không thêm nước/ cho quá ít nước vào gạo

Nguyên nhân: Nguyên nhân chính dẫn đến việc nồi cơm điện tự ngắt sớm thường là do lượng nước được thêm vào không đủ. Điều này khiến gạo không thể hấp thụ đầy đủ nước, cũng như nhiệt độ trong nồi chưa đạt mức cần thiết để nấu chín gạo thành cơm.

Cách xử lý:  Bạn chú ý điều chỉnh lượng nước sao cho vừa đủ phủ mặt gạo từ 0.5 đến 1cm. Ngoài ra, bạn cũng cần hạn chế dùng quá nhiều/ít nước gây tình trạng cơm quá khô hoặc quá nhão.

4. 3 cách sửa nồi cơm điện tử nhảy sớm do lỗi bộ phận trong nồi 

Nồi cơm điện tử sau quá trình sử dụng lâu ngày sẽ có các bộ phận bị hao mòn và gây ra lỗi như: khoá nắp nồi, đáy nồi và cảm biến nhiệt. Do đó, bạn cần kiểm tra để xác định đúng bộ phận bị hỏng và tiến hành sửa theo 3 cách dưới đây:

4.1. Cách 1: Do khóa nắp nồi cơm hỏng

Nguyên nhân: 

  • Khi bộ phận lẫy gài bị hỏng dẫn đến nắp nồi cơm không thể đóng kín, hơi nước thoát ra ngoài theo khe hở khiến gạo không được hấp thụ đủ nước để chín mặc dù nhiệt độ đã đạt đến 65 - 75 độ C.
  • Kết quả là nồi tự động tắt quá trình nấu và chuyển sang chế độ "Warm" trước khi cơm hoàn toàn chín.
  • Nguyên nhân khiến khóa nắp nồi bị hỏng là do bạn đóng/ mở nắp nồi quá mạnh trong quá trình sử dụng hoặc do va đập mạnh vào nắp nồi trong quá trình di chuyển.  

Cách xử lý: Bạn có thể tự sửa chữa hoặc mua mới bộ phận lẫy gài tại nhà hoặc tại các cửa hàng điện tử, cửa hàng bán đồ gia dụng hoặc các cửa hàng chuyên bán linh kiện, phụ tùng.

Để sửa chữa lẫy gài cho nồi cơm điện tử, bạn làm theo 5 bước sau:
  • Bước 1: Bạn sử dụng tua vít nhỏ đầu dẹt chèn vào giữa phần lẫy gài và thân nồi cơm sau đó bẩy ra để tách lấy lẫy gài.

  • Bước 2: Sử dụng thanh nhôm chứa điểm G và chèn vào lẫy để cải thiện tính đàn hồi và hiệu suất của lẫy gài.

  • Bước 3: Sửa chữa bộ phận trục xoay bằng cách tạo ra chân xoay mới, sau đó sử dụng dây thép để cố định trục xoay.

  • Bước 4: Dùng keo để thêm mùn gỗ hoặc bông y tế vào lẫy gài, giúp cải thiện độ ma sát và nắp nồi cơm không bị hở khi đóng.

  • Bước 5: Đặt lẫy gài đã được sửa chữa trở lại vị trí ban đầu trong nồi cơm điện. Bạn cần đảm bảo lắp đặt chính xác để nồi hoạt động hiệu quả.

Hướng dẫn chi tiết cách khắc phục lỗi do khoá nắp nồi cơm hỏng

Hướng dẫn chi tiết cách khắc phục lỗi do khoá nắp nồi cơm hỏng

4.2. Cách 2: Do đáy nồi biến dạng 

Nguyên nhân: 

  • Đáy nồi biến dạng dẫn đến nhiệt không được phân bố đồng đều cho cơm. Cụ thể, phần đáy bị méo nhận thiếu nhiệt độ khiến cơm còn sống hoặc bị sượng. Tuy nhiên, cảm biến nhiệt dựa vào nhiệt độ thực tế của lòng nồi để xác nhận kết thúc quá trình nấu và chuyển sang chế độ "Warm".

  • Nguyên nhân gây biến dạng bắt nguồn từ việc lòng nồi bị va đập mạnh, rơi rớt trong quá trình sử dụng. Ngoài ra, việc đặt trực tiếp lòng nồi còn nóng vào tủ lạnh tạo ra sự chênh lệch nhiệt độ lớn và khiến nồi kim loại bị méo. 

Đáy nối biến dạng không thể nhận nhiệt độ đồng đều dẫn đều cơm còn nhiều chỗ bị sống

Đáy nồi biến dạng không thể nhận nhiệt độ đồng đều khiến cơm còn sống hoặc bị sượng.

Cách xử lý: 

Bạn có thể dễ dàng mua lòng nồi cơm mới tại các cửa hàng đồ gia dụng, siêu thị điện máy hoặc các trang thương mại điện tử với mức giá dao động từ 1.000.000 -  4.000.000 VNĐ.

Lưu ý: Bạn nên chọn một sản phẩm cùng thương hiệu với nồi cơm đang sử dụng để đảm bảo tính tương thích và hiệu suất nấu ăn tốt nhất. 

Nên chọn mua nồi có lớp chống dính Whitford hoặc Daikin gấp đôi độ bền cho lòng nồi

Nên chọn mua nồi có lớp chống dính Whitford hoặc Daikin gấp đôi độ bền cho lòng nồi

4.3. Cách 3: Do hỏng cảm biến nhiệt

Nguyên nhân: 

  • Khi bị lỗi, cảm biến nhiệt sẽ gửi tín hiệu điện áp về mạch điện tử ở dưới đáy nồi trước thời điểm dự kiến, khiến vi xử lý hiểu nhầm cơm đã chín và dừng quá trình nấu, chuyển sang trạng thái "Warm". 
  • Lỗi cảm biến rơ le nhiệt có thể đến từ nguyên nhân khác là khi người dùng bấm nút "Cook" quá nhiều lần.
  • Nguyên nhân khiến cảm biến nhiệt hỏng có thể do bộ phận gần mâm nhiệt (đáy, nắp nồi) bị va chạm mạnh hoặc các phần mềm, thuật toán được cài đặt bên trong nồi bị hỏng.

Cách xử lý: 

  • Bước 1: Tháo phần đáy nối của nồi cơm bằng tua vít 4 cạnh.

  • Bước 2: Tiến hành cắt 1 trong 2 dây nối giữa đáy nồi và mạch điện.

  • Bước 3: Bạn nối thêm điện trở có giá trị là 560R vào dây vừa cắt để cảm biến nhiệt nhận điện áp về bình thường.

  • Bước 4: Lắp lại phần đáy nồi, sau đó sử dụng nồi như bình thường.

Hướng dẫn chi tiết 4 bước thay điện trở 560R vào dây nối đáy nồi

Hướng dẫn chi tiết 4 bước thay điện trở 560R vào dây nối đáy nồi

Lưu ý: Việc tự sửa chữa rơ le cảm biến nhiệt đòi hỏi kiến thức cơ bản về điện và mạch điện. Trong trường hợp không có nhiều kinh nghiệm về sửa chữa, bạn nên liên hệ với dịch vụ hỗ trợ của siêu thị điện máy và mang đến trung tâm bảo hành được chỉ định.

Nồi cơm điện nhảy sớm là một lỗi thường gặp phải sau thời gian dài sử dụng. Căn cứ vào từng nguyên nhân cụ thể, bạn có thể sửa nồi cơm điện tử nhảy sớm tại nhà hoặc đem đến trung tâm bảo hành để được hỗ trợ. Nếu bạn có thắc mắc về việc sửa lỗi nồi cơm điện, hãy để lại bình luận, SUNHOUSE sẽ giải đáp giúp bạn nhé!

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Bài viết chia sẻ cách sửa nồi cơm điện tử báo lỗi E1,E2,E3... chi tiết tại nhà giúp tiết kiệm chi phí. Đảm bảo chi cần đọc 1 lần bạn có thể thực hiện được ngay. Xem ngay
Chi tiết
Nồi cơm điện nấu bị sống có thể do những tác nhân bên ngoài hoặc do nồi cơm điện bị hỏng một số bộ phận, bài viết sẽ chỉ ra nguyên nhân, cách xử lý cũng như một số mẹo và lưu ý để tránh tình trạng này
Chi tiết
Nấu xôi bằng nồi cơm điện bị sống thường xảy ra ở nồi cơm điện cơ do nấu ít nước hoặc một số bộ phận của nồi bị hỏng, bài viết sẽ hướng dẫn cách xử lý nhanh chóng tình trạng này
Chi tiết
1800 6680
Top