Máy rửa bát của gia đình bỗng dưng xuất hiện tình trạng kêu to khiến bạn băn khoăn không biết nguyên nhân do, cách khắc phục như thế nào, có ảnh hưởng gì đến hoạt động của máy không. Bạn muốn tìm hiểu thật kỹ để kịp thời khắc phục lỗi này, tránh làm gián đoạn nhu cầu sử dụng của gia đình. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến “tất tần tật” nguyên nhân khiến máy rửa bát kêu to và cách khắc phục nhanh chóng, hiệu quả ngay tại nhà.
Nhà sản xuất đã giới hạn tối đa tiếng ồn của máy rửa bát khi hoạt động, chỉ nằm trong khoảng 42dB (tiếng nói chuyện thì thầm) đến khoảng 54dB (tiếng mưa rơi vừa) hoặc dễ hình dung hơn là tiếng ồn nhẹ như chu trình giặt, sấy ở máy giặt. Với mức độ ồn này, máy rửa bát sẽ không gây khó chịu hay làm ảnh hưởng đến sinh hoạt hằng ngày của người dùng.
Thế nên, nếu máy rửa bát bỗng dưng xuất hiện tiếng kêu kẹt kẹt khá lớn ở cánh quạt, tiếng ục ục khi nước đi vào,... hoặc tiếng ồn quá lớn như tiếng đập cửa kèm theo máy rung mạnh hơn bình thường thì chứng tỏ máy đã gặp trục và cần khắc phục ngay để tránh làm gián đoạn nhu cầu sử dụng gia đình cũng như ảnh hưởng đến tuổi thọ máy.
Phần lớn nguyên nhân khiến máy rửa bát xuất hiện tình trạng kêu to là do người chưa nắm rõ cách sử dụng máy. Cụ thể:
Nếu khi lắp đặt máy rửa bát, bạn vô tình đặt máy ở vị trí gồ ghề, không được bằng phẳng thì khi hoạt động máy sẽ bị rung lắc mạnh khiến các linh kiện hoặc bát đĩa trong máy va vào nhau phát ra tiếng ồn lớn. Ngoài ra, việc lắp đặt sai vị trí còn gây khó khăn trong việc đóng/mở cửa máy khiến máy khó hoạt động.
Để khắc phục, bạn cần kiểm tra xem vị trí đặt máy rửa bát của gia đình đã bằng phẳng chưa, có vật gì khiến máy rửa bát bị nghiêng hoặc chông chênh không. Sau đó, điều chỉnh sao cho máy được đặt ở vị trí bằng phẳng nhất. Đồng thời cũng cần đảm bảo vị trí thoáng mát để lưu thông không khí, giúp máy hoạt động hiệu quả hơn.
Đặt máy rửa bát sai vị trí sẽ khiến máy bị rung lắc trong quá trình hoạt động, dẫn đến các vật dụng bên trong máy va chạm vào nhau phát ra tiếng ồn lớn
Khi xếp bát đĩa, xoong, nồi,... vào máy rửa bát, nếu bạn không loại bỏ thức ăn thừa có kích thước lớn như xương, rau, cơm,.... thì khi khởi động chu trình rửa, nước rất dễ cuốn phần thức ăn thừa này vào bộ lọc, tay phun của máy rửa bát, gây tắc nghẽn khiến máy rửa bát phát ra tiếng ồn.
Để khắc phục, bạn cần thực hiện vệ sinh bộ lọc và tay phun trong máy rửa bát như sau:
1- Đối với bộ lọc:
Bước 1: Tắt máy rửa bát và rút phích cắm điện để đảm bảo an toàn trong quá trình vệ sinh.
Bước 2: Tháo giá đỡ dưới của máy rửa bát ra ngoài bằng cách trượt giá đỡ ra khỏi con lăn, sau đó xác định vị trí bộ lọc (thường ở trung tâm máy, phía trước tay phun nước) và lấy bộ lọc ra ngoài.
Bước 3: Cho bộ lọc vào hỗn hợp nước ấm và xà phòng, dùng bàn chải hoặc bọt biển chà sạch cặn bẩn bám ở bên trong và bên ngoài bộ lọc. Lưu ý, để tránh gây lây nhiễm chéo chất bẩn trong bộ lọc cho các vật dụng khác, bạn chỉ nên sử dụng bàn chải/ miếng bọt biển cũ để làm sạch bộ lọc và vứt đi sau khi sử dụng.
Bước 4: Nếu bộ lọc không sạch hoàn toàn, bạn có thể cho hỗn hợp giấm với muối hoặc baking soda để chà lại lần thứ 2 cho đến khi lọc sạch hẳn.
Bước 5: Xả bộ lọc lại với nước sạch, để ráo và lắp lại vị trí cũ trên máy rửa bát.
Bộ lọc máy rửa bát nằm ở trung tâm máy, phía nước tay phun dưới
2- Đối với tay phun:
Bước 1: Tắt máy rửa bát và rút phích cắm điện.
Bước 2: Dùng tay nhấc nhẹ hoặc dùng tua vít (đối với các dòng máy có lắp vít ở tay phun) để tháo tay phun trên và tay phun dưới ra khỏi máy rửa bát.
Bước 3: Dùng que tăm hoặc sợi kẽm nhỏ chọc vào các lỗ trên tay phun để lấy sạch rác, cặn bẩn bám ở trên trong.
Bước 4: Ngâm tay phun vào trong hỗn hợp muối và giấm trong vòng 30 phút để làm tan sạch các cặn bẩn cứng đầu bám ở bên trong.
Bước 5: Rửa tay phun lại với nước sạch để loại bỏ sạch cặn bẩn và dung dịch muối giấm còn sót lại, rồi để ráo.
Bước 6: Lắp tay phun vào vị trí ban đầu trên máy rửa bát, cần đảm bảo tay phun được gắn chặt và đúng khớp. Sau đó, khởi động một chu trình rửa cơ bản để kiểm tra hoạt động của tay phun.
Dùng que tăm hoặc sợi kẽm nhỏ để cặn bẩn tích tụ bên trong các lỗ phun nước trên tay phun
Bên cạnh đó, trong quá trình sử dụng, bạn nên gạt bỏ phần thức ăn thừa còn sót lại vào thùng rác trước khi xếp bát đãi vào máy rửa bát để tránh gây ra những hư hỏng không đáng có.
Lưu ý: Chỉ cần gạt bỏ thức ăn thừa, không nhất thiết phải tráng hay rửa bát đĩa sơ qua với nước. Bởi enzyme trong chất tẩy rửa cần có chỗ để bám - tức là phần dầu mỡ và vết bẩn trên bát đĩa. Nếu bạn làm sạch thì chất tẩy rửa sẽ không có môi trường hoạt động khiến hiệu quả làm sạch giảm.
Trong quá trình rửa bát, máy báo lỗi E1 khiên bạn lo lắng không biết xử lý như thế nào? Đừng lo, mọi thắc mắc của bạn được giải đáp trong bài viết Máy rửa bát lỗi E1 giúp bạn tìm được nguyên nhân và cách xử lý hiệu quả
Nếu trong quá trình sử dụng, bạn chọn chương trình rửa không phù hợp, chẳng hạn như chọn chương trình rửa quá mạnh cho bát đĩa ít bẩn hay không đủ mạnh cho bát đĩa quá bẩn sẽ khiến máy rửa bát phải hoạt động với công suất cao. Từ đó, dẫn đến tình trạng máy phát ra tiếng ồn to khi chạy chương trình rửa.
Chính vì thế, bạn cần chọn chu trình rửa phù hợp dựa trên chất liệu, mức độ bẩn và số lượng bát đĩa trong máy rửa bát để giúp máy rửa bát hoạt động ổn định, kéo dài tuổi thọ.
Bạn có thể tham khảo các chương trình rửa trên máy rửa bát của SUNHOUSE như Chương trình ECO - dành cho bát đĩa ít bẩn, Chương trình Glass - dành cho đồ thủy tinh, sành sứ bẩn nhẹ, Chương trình Intensive - dành cho dùng bị bẩn nhiều,...
Bạn nên chọn đúng chương trình rửa cho từng loại vật dụng để đảm bảo máy hoạt động đúng công suất, không gây ra tiếng ồn
Sau một thời gian sử dụng, thức ăn thừa, cặn bẩn,... tích tụ bám vào các bộ phận bên trong máy rửa bát như tay phun, bộ lọc, khoang máy, đường ống thoát nước,... gây tắc nghẽn, khiến máy rửa bát bị giảm hiệu suất dẫn đến phát ra tiếng ồn to khi hoạt động.
Để khắc phục, bạn cần thực hiện vệ sinh máy rửa bát định kỳ, cụ thể 1 tuần/lần đối với bộ lọc và 1 tháng/ lần đối với các bộ phận bên trong như khoang máy, giá rửa, giúp nước luôn được lưu thông, máy hoạt động định, không gây ra tiếng ồn.
Để hiểu rõ hơn về thời gian, tần suất vệ sinh định kỳ và các bước vệ sinh máy rửa bát đúng cách, giúp kéo dài tuổi thọ của máy rửa bát, mời bạn tham khảo thêm bài viết 223. khi nào cần vệ sinh máy rửa bát và bài viết 185. cách vệ sinh máy rửa bát.
Thường xuyên vệ sinh máy rửa bát định kỳ tránh tình trạng cặn bẩn tích tụ gây tắc nghẽn khiến máy bị giảm hiệu suất và kêu to khi hoạt động
Khi xếp vật dụng vào máy rửa bát, đặc biệt là bát đĩa sành sứ, nếu bạn xếp rời rạc, hoặc chồng chất quá nhiều vào trong một ngăn có thể khiến đồ vật va chạm vào nhau tạo ra tiếng ồn, đập mạnh trong quá trình hoạt động.
Để khắc phục, bạn cần đọc lại hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để hiểu rõ cấu trúc và nguyên tắc hoạt động của dòng máy rửa bát mà bạn đang sử dụng. Từ đó, có cách sắp xếp phù hợp với từng giá đỡ vật dụng bên trong máy.
Đồng thời, bạn cũng cần nắm rõ các lưu ý của nhà sản xuất về cách sắp bát đĩa, đũa muỗng, xoong, nồi,.... để đảm bảo có cách sắp xếp đúng nhất, hạn chế tình trạng va đập, giúp máy hoạt động hiệu quả, tránh những hư hỏng không đáng có khác.
Cần bát đĩa đúng cách để hạn chế sự va đập các vật dụng với nhau, gây tiếng ồn khó chịu
Nếu máy rửa bát bị rung lắc hoặc phát phát ra tiếng kêu to như tiếng đập cửa trong quá trình rửa thì có thể cánh tay phun bên trong máy đang va chạm vào vật nào đó bên trong giá đỡ. Lỗi này thường do sự bất cẩn của người dùng khi không kiểm tra khoảng cách cách an toàn giữa tay phun và đồ vật trong giá đỡ trước khi khởi động chu trình rửa.
Lúc này, bạn cần ngắt chương trình rửa, kiểm tra và sắp xếp lại vật dụng ở cả giỏ trên và giỏ dưới. Cần sắp xếp sao cho đồ vật cách tay phun ở khoảng cách an toàn nhất, không làm chắn tay phun, để tay phun có thể xoay tự do.
Sau khi xếp bát đĩa vào máy rửa bát, cần kiểm tra thật kỹ để xác định không có vật dụng nào chắn tay phun trước khi khởi động chu trình rửa
Bạn đang thắc mắc máy rửa bát báo lỗi E4 là gì? Tham khảo ngay bào viết Lỗi E4 máy rửa bát: Nguyên nhân & Cách xử lý chuẩn chuyên gia hướng dẫn bạn chi tiết các bước xử lý tình trạng này nhanh chóng và hiệu quả.
Bên cạnh các nguyên nhân từ người dùng, tình trạng máy rửa bát kêu to cũng có thể xảy ra do ảnh hưởng từ các bộ phận bên trong máy. Cụ thể:
Tuy hiện nay đa phần các dòng máy rửa bát đều có độ ồn ở mức thấp (dưới 52dB) nhưng vẫn còn tồn tại một số dòng máy do ứng dụng động cơ chổi than nên có độ ồn lên đến từ 60 - 65dB. Đây là tiếng ồn tựa như động cơ xe máy, xe hơi khi hoạt động, gây khó chịu, mệt mỏi cho người dùng khi phải tiếp xúc liên tục.
Đối với tình trạng này, bạn có thể liên hệ đến bộ phận kỹ thuật viên để được tư vấn cách giảm độ ồn cho động cơ chổi than. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể tham khảo các dòng máy rửa bát tại SUNHOUSE - hoạt động chủ yếu dựa vào từ trường vĩnh cửu và không sử dụng chổi than giúp giảm thiểu độ ồn do ma sát một cách tối ưu nhất.
Từ đó, giúp máy rửa bát vận hành êm ái, nhẹ nhàng hơn với mức dB cực thấp, chỉ từ 42dB trên máy rửa bát SUNHOUSE SHB8615SEB và 49dB trên máy rửa bát Sunhouse SHB8014SMB cho người dùng tận hưởng không gian vừa sạch sẽ lại yên tĩnh.
Máy rửa bát SUNHOUSE ứng dụng động cơ không chổi than giúp máy hoạt động cực êm ái, mang đến không gian yên tĩnh và tiện nghi cho gia đình
Sau một thời gian sử dụng, mô tơ có thể bị ăn mòn, rỉ sét do làm việc với môi trường nước quá lâu dẫn đến hỏng hóc khiến máy rửa bát ra tiếng kêu to như động cơ, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dùng. Để khắc phục, bạn nên thay mô tơ mới cho máy rửa bát để giúp máy hoạt động ổn định, êm ái và đạt hiệu quả làm sạch tốt hơn.
Mặt khác, nếu bạn mới sử dụng máy rửa bát 2 - 3 tháng nhưng mô tơ đã có dấu hiệu kêu to thì có thể do dầu bôi trơn ở ổ bi của mô tơ đã hết. Lúc này, bạn cần tra thêm dầu cho ổ bi, sau đó kiểm tra lại hoạt động của mô tơ. Nếu mô tơ vẫn còn kêu quá to thì mới cần thực hiện thay mới. Cụ thể các bước thay thế như sau:
Bước 1: Tắt máy, ngắt nguồn điện để đảm bảo an toàn tuyệt đối trong quá trình thay thế.
Bước 2: Mở cửa máy và tháo hết giỏ/khay đựng ra khỏi máy rửa bát. Sau đó mở nắp nước thải mà đổ hết toàn bộ nước bên trong ra ngoài.
Bước 3: Đóng cửa máy phía trước và tháo đường cấp nước đằng sau máy.
Bước 4: Dùng tua vít tháo nắp vào vệ đằng sau máy, sau đó tháo mô tơ cũ ra ngoài.
Bước 5: Thực hiện nối mô tơ mới vào vị trí cũ trên hệ thống, sau đó lắp nắp bảo vệ, giá đỡ và khởi động máy để kiểm tra hoạt động của mô tơ.
Mô tơ ở vị trí sau nắp bảo vệ của van cấp nước
Các bước thay thế mô tơ đòi hỏi sự tỉ mỉ và trình độ kỹ thuật cao. Do đó, nếu bạn không tự tin trong việc tự thay thế thì có thể liên hệ đến bộ phận kỹ thuật viên để được hỗ trợ giúp máy hoạt động hiệu quả và an toàn.
Một số dòng máy rửa bát hiện đại trên thị trường hiện nay có trang bị thêm bộ phận quạt tản nhiệt với chức năng sấy khô bát đĩa, giúp đảm bảo an toàn vệ sinh và sức khỏe cho người dùng.
Sau một thời gian hoạt động liên tục với công suất lớn, quạt tản nhiệt có thể bị lỏng hoặc rỉ sét. Từ đó, dẫn đến khi đến chu trình sấy, máy hoạt rửa bát sẽ phát ra tiếng kêu kẹt kẹt khá lớn, ảnh hưởng đến sinh hoạt và gây khó chịu cho người dùng.
Quạt tản nhiệt có cấu tạo khá phức tạp nên rất khó có thể tự kiểm tra hay thay thế ngay tại nhà. Do đó, bạn cần liên hệ đến bộ phận kỹ thuật viên để được hỗ trợ lắp lại khi quạt tản nhiệt bị lỏng hoặc thay mới trong trường hợp quạt đã bị rỉ sét.
Quạt tản nhiệt máy rửa bát
Van nước đnóng vai trò kiểm soát và điều tiết nguồn nước đi vào trong máy rửa bát để thực hiện chu trình rửa. Nếu van nước bị hỏng, thì khi bắt đầu quá trình xả nước, máy rửa bát sẽ bị rung lên và tắt đi liên tục khiến dòng nước bên trong khoang rửa bị rung lắc và phát ra tiếng kêu ục ục. Tiếng ồn có thể không đều nhau, có thể lúc to, lúc nhỏ tùy theo lượng nước có bên trong máy rửa bát.
Lúc này, bạn cần xác định đúng vị trí van nước trên dòng máy rửa bát mà bạn đang sử dụng, sau đó, thực hiện thay mới để máy có thể hoạt động ổn định, mượt mà và nâng cao hiệu suất làm sạch tốt hơn. Cụ thể các bước thay van nước mới như sau:
Bước 1: Ngắt nguồn điện và nguồn cấp nước đầu vào cho máy lọc nước.
Bước 2: Xoay mặt sau của máy rửa bát ra trước, tua vít vặn 2 đầu nối van nước để tháo van nước ra ngoài. Lưu ý, cần đặạt 1 chiếc khăn bên dưới van nước trước khi tháo để tránh rò rỉ nước ra sàn gây trơn trượt.
Bước 3: Thay van mới vào vị trí cũ trên hệ thống, sau đó khởi động một chu trình rửa cơ bản để kiểm tra hoạt động của máy.
Van nước máy rửa bát
Sau một thời gian sử dụng, cặn bẩn, mảnh vụn thức ăn, dầu mỡ,... sẽ bám vào máy bơm gây tắc nghẽn, cản trở quá trình bơm nước, khiến máy bơm hoạt động không hiệu quả và tạo ra tiếng ồn to khi hoạt động. Để khắc phục tình trạng này, bạn cần thực hiện vệ sinh sạch bộ phận bơm bên trong máy rửa bát, để giúp máy hoạt động ổn định và giảm tiếng ồn khó chịu.
Thông thường, máy bơm sẽ được lắp trực tiếp vào động cơ và đặt vào bên dưới khoang rửa của máy. Do đó, bạn cần tháo toàn bộ các bộ phận như giá đỡ, tay phun, nắp hỗ trợ tay phun ra bên ngoài rồi mới dùng bàn chải mềm hoặc que nhỏ để làm sạch toàn bộ cặn bẩn bám trên bên máy bơm. Sau khi làm sạch, bạn lắp lại các bộ phận vào vị trí cũ trên thống rồi cho bát đĩa vào và khởi động chu trình rửa như bình thường.
Máy bơm máy rửa bát
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn các nguyên nhân khiến máy rửa bát kêu to và cách khắc phục nhanh chóng, hiệu quả. Tình trạng máy rửa bát kêu to xuất phát chủ yếu từ phía người dùng. Thế nên, để máy hoạt động bền bỉ, kéo dài tuổi thọ bạn nên cố gắng khắc phục các nguyên nhân trên.
Nếu bạn còn thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới, SUNHOUSE sẽ giải đáp cho bạn nhanh chóng nhất!