Máy làm sữa hạt và máy ép chậm cho ra thức uống khác nhau do khác nhau ở nhiều yếu tố như cấu tạo, nguyên lý hoạt động,... Máy làm sữa hạt cho ra ly sữa hạt thơm ngon hoặc có thể chế biến cháo, ngũ cốc. Còn máy ép chậm cho ra những cốc nước ép dinh dưỡng, giữ trọn hương vị tự nhiên của trái cây, rau củ.
Trong bài viết dưới đây, SUNHOUSE sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về các trường hợp nên mua máy làm sữa hạt hay máy ép chậm, giúp bạn lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu.
Máy làm sữa hạt và máy ép chậm đều là 2 thiết bị phổ biến được tích hợp lưỡi dao sử để nghiền ép thực phẩm, cho ra các loại thức uống thơm ngon, dinh dưỡng. Máy làm sữa hạt sẽ cho ra những ly sữa sánh mịn từ đa dạng các loại hạt, trong khi đó máy ép chậm cho ra ly nước ép từ trái cây, rau củ,... Dưới đây là một số điểm khác nhau giữa máy làm sữa hạt và máy ép chậm
Tiêu chí so sánh |
Máy làm sữa hạt |
Máy ép chậm |
Công dụng |
Làm sữa hạt, cháo, ngũ cốc, trà,.. |
Ép nước trái cây, rau củ, làm kem,... |
Thiết kế |
Thiết kế dạng đứng |
Thiết kế dạng trục đứng và ngang |
Cấu tạo |
Gồm 4 bộ phận chính: Cối xay, lưỡi dao, mâm nhiệt, bảng điều khiển |
Bao gồm các bộ phận: Trục ép, thanh đẩy, nắp đậy, lưỡi dao, khoang chứa, cối ép, cối lọc bã, thân máy, công tắc, cốc đựng nước ép, cốc hứng bã |
Nguyên lý hoạt động |
Sử dụng lưỡi dao xoay để xay nhuyễn các loại hạt, kết hợp với nhiệt độ cao để nấu sữa. |
Sử dụng hộp giảm tốc để tăng momen xoắn, giảm tốc độ vòng quay, giúp vắt kiệt nước có trong trái cây, rau củ. |
Thời gian chế biến |
Khoảng 25 phút |
Khoảng từ 3 - 5 phút |
Giá thành |
Khoảng từ 1.000.000 - 10.000.000 VNĐ |
Khoảng từ 1.500.000 - 5.000.000 VNĐ |
Máy ép chậm hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng trục ép quay với tốc độ chậm, ép kiệt trái cây, rau củ cho ra nước ép, máy làm sữa hạt sử dụng lưỡi dao xoay tốc độ cao để xay nhuyễn thực phẩm, cho ra sữa hạt thơm ngon
Có thể bạn quan tâm: Máy ép trái cây và máy ép chậm, nên mua loại nào?
Khi bạn có nhu cầu uống nước ép nguyên chất, muốn thưởng thức trọn vẹn hương vị tự nhiên và hàm lượng dinh dưỡng từ trái cây, rau củ thì nên chọn mua máy ép chậm. Máy ép chậm hoạt động dựa trên nguyên lý sử dụng hộp giảm tốc và trục truyền chuyển động ép kiệt nước có trong nguyên liệu, tốc độ quay chậm giúp đưa thực phẩm vào lưới lọc mà không tạo ra lực ly tâm hay ma sát.
Do quá trình nghiền ép thực phẩm diễn ra với tốc độ chậm, không sinh nhiệt nên không làm phá vỡ cấu trúc vitamin có trong nước ép, cho ra thành phẩm có màu sắc đậm, hương vị tự nhiên hơn. Đồng thời, bộ lọc với các lỗ lọc có kích thước khác nhau giúp lọc sạch xơ bã, cho ra nước ép mịn, không gợn cặn.
Sau đây là một số ưu điểm và nhược điểm của máy ép chậm bạn có thể tham khảo:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Nếu bạn có nhu cầu uống nước ép trong, mịn, không gợn cặn và giữ nguyên được hương vị tự nhiên, dưỡng chất thì nên chọn máy ép chậm
Để lựa chọn được máy ép chậm tốt nhất và phù hợp với nhu cầu sử dụng, dưới đây là một số kinh nghiệm mua máy ép chậm bạn nên tham khảo:
Giá cả: Nếu bạn có nguồn ngân sách dưới 2.000.000 thì nên chọn mua các mẫu máy ép có thiết kế đơn giản, công suất nhỏ. Với nguồn ngân sách từ 2.000.000 - 3.000.000 VNĐ thì nên ưu tiên các mẫu ép chậm có công suất lớn hơn, có thể ép được đa dạng các loại trái cây. Nếu nguồn ngân sách trên 4.000.0000 VNĐ thì bạn có thể đầu tư các mẫu máy ép chậm có thiết kế sang trọng, ép được các loại trái cây mềm, cứng, rau củ nhiều xơ, các loại hạt, đồng thời được trang bị thêm các tính năng hiện đại, an toàn,...
Thiết kế: Nếu bạn có không gian bếp có diện tích hạn chế, khoảng dưới 20m2 thì nên ưu tiên chọn các mẫu máy ép chậm có thiết kế trục đứng để tiết kiệm không gian. Ngược lại, nếu không gian bếp lớn hơn 20m2 thì có thể lựa chọn máy ép chậm trục ngang.
Dung tích: Nếu gia đình bạn có từ 2 - 4 thành viên thì nên chọn máy ép chậm có dung tích bình chứa khoảng 600ml, từ 4 - 6 thành viên thì nên chọn máy ép có dung tích khoảng 600 - 800ml, đối với gia đình từ 6 người trở lên thì nên chọn máy ép chậm có dung tích từ 1000ml trở lên.
Công suất: Trong trường hợp bạn chỉ có nhu cầu ép các loại trái cây mềm, tần suất ép khoảng 3 - 4 lần/tuần thì nên chọn máy ép chậm công suất từ 100 - 200W. Ngược lại, nếu bạn có nhu cầu ép đa dạng các loại trái cây, rau củ, tần suất sử dụng khoảng 6 - 7 lần/tuần thì nên chọn máy ép chậm có công suất từ 200 - 400W.
Khi có nhu cầu làm sữa hạt từ hạt đậu nành, óc chó, hạnh nhân,.... thì bạn nên chọn mua máy làm sữa hạt vì máy ép chậm không dùng để ép các loại hạt, có thể gây kẹt máy. Máy làm sữa hạt còn có nhiều chức năng khác chế biến cháo, ngũ cốc, trà,...
Máy làm sữa hạt có thể cho ra thành phẩm sữa hạt thơm ngon là nhờ tích hợp lưỡi dao có công suất lớn, hoạt động với tốc độ cao, sử dụng mâm nhiệt để nấu chín thực phẩm.
Dưới đây là các ưu điểm và nhược điểm của máy làm sữa hạt:
Ưu điểm |
Nhược điểm |
|
|
Nếu bạn có nhu cầu làm sữa từ đa dạng các loại hạt hoặc muốn sử dụng máy để nấu cháo, hầm súp, trà,... thì có thể chọn máy làm sữa hạt
Trong bài viết trên đây, SUNHOUSE đã giải đáp nên mua máy làm sữa hạt hay máy ép chậm và các ưu, nhược điểm của 2 sản phẩm. Bên cạnh đó, bài viết cũng đã gợi ý các trường hợp chọn mua máy ép chậm và máy làm sữa hạt cụ thể. Mong rằng qua những chia sẻ trên sẽ giúp bạn tham khảo và lựa chọn được sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hoặc cần đặt mua máy ép chậm SUNHOUSE, hãy liên hệ ngay để được hỗ trợ nhanh chóng nhé.