Rơ le nhiệt là bộ phận giữ chức năng quan trọng trong nguyên lý hoạt động của nồi cơm điện tử sử dụng mâm nhiệt, được sử dụng để đo nhiệt độ và tự động ngắt hoặc mở dòng điện khi có dấu hiệu quá tải nhiệt, đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu về rơ le nhiệt nồi cơm điện tử - cách nhận biết, vị trí, cấu tạo và một số lỗi thường gặp để bạn biết cách khắc phục khi gặp sự cố. Hãy cùng SUNHOUSE tìm hiểu ngay nhé!
Rơ le nhiệt là bộ phận không thể thiếu đối với nồi cơm điện tử (dòng nồi sử dụng mâm nhiệt và nồi cao tần), đặc biệt đây là linh kiện giúp một số sản phẩm nồi cơm điện tử mâm nhiệt chuyển từ chế độ "Cook" sang "Warm" trong quá trình nấu.
Rơ le nhiệt là bộ phận không thể thiếu đối với nồi cơm điện tử, được cấu tạo từ lõi sắt và nam châm vĩnh cửu
Rơ le nhiệt nồi cơm điện tử sử dụng mâm nhiệt thường đặt ở vị trí đáy nồi (dưới cùng), kết nối trực tiếp với bộ phận đốt nóng của thiết bị (hay còn gọi là mâm nhiệt). Bạn có thể nhấc lòng nồi cơm điện (thường là lõi hình trụ tròn, được làm từ hợp kim dẫn nhiệt tốt) để dễ dàng quan sát mâm nhiệt của thiết bị.
Ở vị trí chính giữa của mâm nhiệt có một núm dạng hình tròn, mặt phía dưới của rơ le sẽ gắn trực tiếp với bộ lò xo. Tại đây rơ le có hai tiếp điểm, trong đó một tiếp điểm sẽ đóng, tiếp điểm còn lại sẽ mở để đảm bảo đúng cơ chế hoạt động trong nồi cơm điện tử.
Rơ le là bộ phận không thể thiếu đối với nồi cơm điện tử, được lắp ở vị trí chính giữa mâm nhiệt
Mời bạn theo dõi tiếp nội dung dưới đây để hiểu hơn về nguyên lý hoạt động cụ thể của rơ le nhiệt của nồi cơm điện tử.
Rơ le nhiệt nồi cơm điện tử mâm nhiệt giống như tên gọi, hoạt động dựa trên nguyên tắc dao động, thay đổi của nhiệt độ mà thiết bị cảm ứng được.
Bên cạnh đó, chính cơ chế cảm biến nhiệt độ (sự giãn nở khi đốt nóng thanh kim loại) này còn giúp nồi cơm điện nhận biết chính xác thời điểm cần đóng nhiệt. Nguyên lý này giúp hạn chế tình trạng cơm bị quá nhiệt, hạt cơm nở đều, mềm, không sượng, không cháy và không cần canh giờ nấu, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
Rơ le nhiệt của nồi cơm điện tử hoạt động dựa trên nguyên lý cảm biến sự thay đổi của nhiệt độ làm giãn nở thanh kim loại
Để dễ dàng hình dung về cách hoạt động của rơ le nồi cơm điện tử, dưới đây SUNHOUSE sẽ giúp bạn mô tả quá trình cảm biến nhiệt tự động thông qua 2 chế độ Cook (nấu) và Warm (giữ ấm) trên một số sản phẩm nồi cơm điện tử có mâm nhiệt.
Đặc biệt, cấu tạo của rơ le có thanh kim loại kép với các chỉ số giãn nở khác nhau phụ thuộc vào sự chênh lệch nhiệt độ. Ở từng chỉ số giãn nở, rơ le sẽ tự cảm ứng và tự động đóng/ mở giúp điều chỉnh nhiệt để nấu chín cơm đạt độ ngon nhất.
Nhóm nguyên nhân phổ biến khiến rơ le bị lỗi đến từ các bộ phận bên trong, chẳng hạn như do rơ le bị quá tải, bị hỏng, đứt hoặc giảm độ nhạy… Trong các lỗi này, một số lỗi có thể tự khắc phục tại nhà, cũng có một số lỗi phải thay mới hoặc yêu cầu thợ có sự am hiểu và kỹ thuật.
Khi xuất hiện hiện tượng nhảy rơ le do dòng điện lớn truyền vào đột ngột gây quá tải, rơ le sẽ ngắt hoạt động ngay lập tức để bảo vệ mạch và tăng tính an toàn. Bản chất cấu tạo của rơ le nhiệt là các phiến kim loại kép giãn nở theo sự biến thiên của nhiệt độ. Khi có sự thay đổi dòng điện đột ngột, nhiệt độ sẽ tăng cao và tác động lên thanh kim loại, xuất hiện tình trạng giãn nở. Lúc này rơ le sẽ cảm biến được và ngắt tức thì.
Bạn chỉ cần khởi động lại nồi cơm và rơ le sẽ trở lại trạng thái bình thường giúp cơm chín đều, ngọt thơm và không lo bị sượng, cháy
Trong trường hợp đã khởi động lại nồi cơm hoặc rút phích cắm, khởi động lại mà rơ le vẫn không hoạt động thì rất có thể linh kiện đã bị hỏng hóc. Nếu bạn không có chuyên môn, hãy tìm đến đơn vị bảo hành hoặc địa chỉ sửa chữa uy tín để được hỗ trợ ngay.
Đây là lỗi thường gặp nhất, xảy ra do rơ le nhiệt của nồi cơm bị quá tải thường xuyên hoặc bị tác động bởi các yếu tố bên ngoài. Ví dụ như bạn vô tình làm nơi hoặc va đập mạnh khiến bộ phận mâm hoặc rơ le bị móp méo, hỏng, đứt gãy… Lúc này do rơ le bị đứt gãy nên không thể cảm biến được nhiệt (cảm nhận được sự giãn nở của thanh nhiệt), cơm không thể chín.
Nếu rơ le nhiệt nồi cơm điện bị đứt, bạn không thể nấu được cơm
Khi bạn gặp trường hợp rơ le nhiệt nồi cơm điện tử bị đứt, bạn có thể nối lại (nếu am hiểu kỹ thuật và đủ dụng cụ) theo các bước dưới đây:
Đảm bảo rút phích cắm và tháo nắp nồi cơm
Tháo rơ le cũ: Dấu hiệu rơ le xuống cấp hoặc bị đứt rõ ràng nhất là: rơ le bị hoen rỉ, lung la, chân nối rời rạc, đứt gãy một hoặc cả hai tiếp điểm,...
Thay thế rơ le mới: Mua rơ le mới để thay thế tương thích với mẫu nồi cơm điện tử của bạn. Dùng kìm để tháo bỏ chấu kết nối giữa thanh thép và rơ le nhiệt, sau đó lấy rơ lẽ cũ ra khỏi mâm. Tiến hành thay thế rơ le mới, đầu tiên bạn lắp lại lò xo, tiếp đến là rơ le nhiệt và kết nối chấu vào vị trí ban đầu.
Kiểm tra lại: Lắp lại nắp nồi cơm và cắm phích điện. Thử nấu cơm để kiểm tra xem vấn đề đã được xử lý chưa.
Hướng dẫn các bước thay rơ le nồi cơm điện tử tại nhà hiệu quả
Lỗi này xảy ra trên một số sản phẩm nồi cơm điện tử sử dụng mâm nhiệt, do lò xo của rơ le nhiệt bị giãn (giảm tính đàn hồi) hoặc bị hao mòn tự nhiên do thời gian sử dụng dài. Một số trường hợp khiến rơ le không nhạy có thể xuất phát từ thói quen sử dụng, ví dụ không lau khô lòng nồi khi nấu lâu ngày khiến rơ le bị lờn, không nhạy.
Khi rơ le nhiệt không nhạy, chập chờn, cảm ứng nhiệt sẽ bị ảnh hưởng, cơm có thể lâu chín hơn, bị cháy, sống hoặc sượng.
Để khắc phục rơ le không nhạy, bạn cần kiểm tra tình trạng hoạt động của rơ le hoặc mua mới để thay thế
Để khắc phục, bạn cần kiểm tra tình trạng lắp đặt của rơ le hoặc mua rơ le mới để thay thế, thông thường giá bán sẽ dao động từ 200.000 VNĐ - 120.000 VNĐ (tùy chủng loại và thương hiệu).
Đồng thời, để tránh tình trạng tháo lắp sai cách, rơi hỏng linh kiện khiến nồi bị hỏng, bạn nên gửi sản phẩm đến trung tâm bảo hành của hãng hoặc địa chỉ uy tín để được sửa chữa nhanh chóng, an toàn.
Rơ le nhiệt nồi cơm điện tử không ngắt xảy ra do linh kiện này đang bị kẹt hoặc bị hỏng. Khi rơ le nhiệt không ngắt (tức là không cảm biến được nhiệt dù thanh nhiệt đã giãn nở), nồi cơm điện sẽ tiếp tục nấu ở chế độ Cook ngay cả khi cơm đã chín. Điều này có thể khiến cơm bị cứng khô, cháy xém, hạt gạo không nở đều do không được ủ đúng quy trình.
Khi rơ le nhiệt của nồi cơm điện tử không ngắt hoặc chập chờn, bạn nên tìm đến địa chỉ sửa chữa chuyên nghiệp
Khi gặp trường hợp rơ le nhiệt trong nồi cơm điện tử không ngắt, kiểm tra xem rơ le có bị kẹt do bị tích tụ bụi, hạt gạo bị vướng vào hay không. Bạn chỉ cần tháo rơ le ra, bằng cách tháo bỏ chấu kết nối giữa thanh thép và rơ le nhiệt, sau đó lấy rơ lẽ ra khỏi mâm. Tiếp đến, tiến hành vệ sinh sạch sẽ, kiểm tra độ nảy của rơ le. Cuối cùng lắp lại hoàn chỉnh theo đúng thứ tự và kiểm tra tình trạng hoạt động.
Trong trường hợp rơ le đã hoạt động ổn định, cảm biến được nhiệt thì bạn có thể tiếp tục sử dụng. Ngược lại nếu tình trạng này không cải thiện, bạn nên liên hệ với đơn vị bảo hành để được sửa chữa.
Thông qua bài viết này, chắc hẳn bạn đã biết được rơ le nhiệt nồi cơm điện tử là gì? Cấu tạo, vị trí, nhận viết rơ le và nguyên lý hoạt động của thiết bị này ra sao. Ngoài ra đừng quên bỏ túi mẹo hay để xử lý khi rơ le nhiệt bị lỗi. Nếu bạn còn bất kỳ câu hỏi hoặc góp ý nào, hãy để lại bình luận bên dưới để SUNHOUSE giải đáp nhé!