Bí quyết - Mẹo vặt

5 cách nấu cơm bằng bếp điện giúp hạt cơm dẻo mềm - tơi xốp

03/10/2023 - 01:24 PM

Bạn nghe nói nấu cơm bằng bếp điện vô cùng đơn giản nhưng chưa từng thử qua? Hoặc nồi cơm điện nhà bạn bị hỏng nên muốn tìm hiểu cách nấu cơm bằng bếp điện cũng như những mẹo nhỏ cần lưu ý để cơm được tơi xốp mềm dẻo? Vậy thắc mắc này của bạn sẽ được SUNHOUSE giải đáp qua 5 bước thực hiện cực đơn giản dưới đây, cùng tham khảo nhé!

Cách nấu cơm bằng bếp điện

 5 cách nấu cơm bằng bếp điện giúp hạt cơm dẻo mềm - tơi xốp

1. Bước 1: Chuẩn bị 

Trước khi nấu cơm bằng bếp điện từ SUNHOUSE, bạn cần chuẩn bị những nguyên liệu và vật dụng dưới đây:

  • Bếp điện: Bạn cần có 01 chiếc bếp điện (có thể là bếp hồng ngoại, bếp từ hoặc bếp từ hồng ngoại).

  • Nồi nấu cơm: Bạn chuẩn bị nồi có đáy nhiễm từ (khi nấu bằng bếp điện từ) hoặc nồi có đáy phẳng (nếu nấu bằng bếp hồng ngoại). Ngoài ra, bạn cũng nên lựa chọn nồi có nắp đậy bằng thủy tinh để dễ dàng quan sát gạo bên trong.

  • Nước sạch: Bạn cần sử dụng khoảng 500 ml nước (có thể thêm hoặc bớt tùy độ dẻo của gạo).

  • Gạo: khoảng 400g gạo tẻ (có thể thêm hoặc bớt tùy vào số lượng người ăn). Được biết, mỗi chén gạo có thể nấu được khoảng 3 - 4 bát cơm chín (tùy độ nở).

Những nguyên liệu và vật dụng cần chuẩn bị trước khi nấu cơm bằng bếp điện Những nguyên liệu và vật dụng cần chuẩn bị trước khi nấu cơm bằng bếp điện

Bạn đang gặp tình trạng bếp điện không lên nguồn làm ảnh hưởng đến quá trình nấu ăn của bạn? Tham khảo ngay bài viết bếp điện không lên nguồn của chúng tôi để tìm hiểu được nguyên nhân và cách xử lý tình trạng này nhanh chóng nhé!

2. Bước 2: Vo gạo và đổ vào nồi

Trước tiên, bạn lấy 400g gạo tẻ đã chuẩn bị, cho vào chậu hoặc rá và dùng tay vo nhẹ để lấy sạch bụi bẩn, sạn đến khi nước có độ trong.
Sau đó, bạn canh lượng nước theo tỉ lệ khoảng 1:1.5 (tương đương 1 chén gạo - 1.5 chén nước), phân bổ gạo đều đáy nồi và đặt lên bếp điện. 

Cho nước vào gạo

Bạn vo sạch gạo đã chuẩn bị, sau đó cho vào nồi và canh lượng nước theo tỉ lệ phù hợp

Lưu ý rằng, bạn nên lựa chọn nồi có kích thước tương ứng với lượng gạo cần nấu (chiều cao lượng gạo nên bằng tối thiểu ⅓ chiều cao nồi), tránh nồi quá to, một lượng cơm lớn sẽ dính vào mặt đáy hoặc quá nhỏ, cơm sẽ không chín đều.
Bên cạnh đó, bạn cũng nên lau sạch nước dưới đáy nồi trước khi đặt lên bếp để hạn chế tình trạng chập điện. 

3. Bước 3: Khởi động bếp điện và chọn chức năng nấu 

Bạn cần điều chỉnh chế độ nấu tương ứng với bếp điện, để hạt cơm được tơi và chín đều. Dưới đây là hướng dẫn cách khởi động và chọn chức năng nấu cơm theo từng thiết kế của bếp điện, mời bạn tham khảo: 

3.1. Chọn trực tiếp chế độ nấu cơm trên bếp điện

Đối với những loại bếp điện có sẵn chế độ nấu cơm, bạn chỉ cần đặt nồi lên bề mặt bếp và ấn phím chức năng Nấu cơm/Cook Rice hoặc nút tương tự có biểu tượng nồi cơm, bát cơm là được.

Lúc này, bếp sẽ tự thiết lập trạng thái nấu chín với công suất từ 800W – 2000W và tự động điều hướng sang chế độ Giữ ấm khi gạo đã chín. 

Chức năng nấu cơm

3.2. Chọn chức năng trên bếp có nút tăng giảm nhiệt

Với loại bếp điện này, bạn đặt nồi cơm lên mặt bếp và điều chỉnh nhiệt độ theo từng giai đoạn trong quá trình nấu cơm. Cụ thể, bạn cần điều chỉnh nút tăng (+) nhiệt độ trong thời gian đầu giúp nước sôi nhanh hơn và giảm (-) mức nhiệt khi nước có dấu hiệu cạn dần để hạn chế tình trạng khê, cháy cơm. 

Bạn cần điều chỉnh nút tăng (+) hoặc giảm (-) nhiệt độ theo từng giai đoạn trong quá trình nấu cơmBạn cần điều chỉnh nút tăng (+) hoặc giảm (-) nhiệt độ theo từng giai đoạn trong quá trình nấu cơm

Khi khởi động bếp, bạn thấy bếp điện nhà mình không nóng? Nguyên nhân và cách xử lý như thế nào? Đọc thêm bài viết 8 nguyên nhân bếp điện không nóng & cách xử lý triệt để giúp bạn xử lý nhanh chóng tại nhà.

3.3. Chọn chức năng trên bếp có bảng điều khiển dạng biểu tượng

Bạn khởi động nút Nguồn, sau đó chọn chế độ bằng cách chạm nhẹ hoặc nhấn đầu ngón tay lên bàn phím. Bạn nên chọn chức năng Đun nước/Lẩu hoặc chức năng tương tự vào thời gian đầu để nước nhanh sôi, sau đó chuyển sang chế độ Cháo/Súp/Hầm hoặc chế độ tương tự khi nước cạn để tránh khê, cháy cơm.

Thiết lập chế độ trên bảng cảm ứng

Bạn ấn nút Nguồn, sau đó thiết lập nhiệt độ trên bảng cảm ứng thông minh theo từng giai đoạn nấu cơm

Bếp điện nhà bạn bị lứt mặt kính có ảnh hưởng gì đến việc nấu ăn không? Đừng lo, hãy đọc ngay bài viết bếp điện bị nứt mặt kính có sao không để có cách xử lý đơn giản và hiệu quả tại nhà nhé!

3.4. Chọn chức năng trên bếp có bảng điều khiển thanh trượt

Bạn đặt nồi lên mặt bếp và điều chỉnh mức nhiệt tương thích bằng cách chạm tay vào thang nhiệt độ (sức nóng tăng dần từ 1 - 9). Khi cơm chưa sôi, bạn nên để mức nhiệt cao hơn (6 - 7), khi cơm lăn tăn sôi, bạn giảm mức nhiệt xuống từ 3 - 4.
Còn khi cơm đã gần cạn hoặc cạn nước, bạn giảm mức nhiệt xuống từ 2 - 3 để cơm chín hơi, sau đó tắt bếp hoặc để mức nhiệt 1 (mức nhiệt nhỏ nhất) rồi tắt bếp. 

Hiệu chỉnh lượng nhiệt phù hợp

Bạn có thể hiệu chỉnh lượng nhiệt phù hợp bằng cách chạm tay vào bảng điều khiển thanh

4. Bước 4: Điều chỉnh nhiệt độ và chế độ nấu (áp dụng với bếp không có chế độ nấu cơm)

Trong trường hợp nấu cơm bằng bếp điện có sẵn chế độ nấu cơm, bạn không cần phải thiết lập thêm mà chỉ cần ấn nút có sẵn trên bếp là được. Ngược lại với những dòng bếp không thiết lập sẵn, bạn cần điều chỉnh lượng nhiệt độ và chế độ nấu phù hợp tương ứng với từng trường hợp dưới đây: 

  • Nồi cơm mới sôi, chưa cạn nước: Bạn cần hạ nhiệt độ bếp để lượng nước trong nồi không tràn ra không gian bên ngoài. Sau đó khoảng 1 - 2 phút, bạn dùng đũa khuấy nhẹ để gạo trong nồi được chín đều và đậy nắp vung dưới lửa nhỏ trong 10 - 15 phút tiếp theo. 

  • Nồi cơm cạn nước, gạo chưa chín: Khi lượng nước cạn dần, bạn mở nắp vung và chỉnh sang chế độ ủ ấm hoặc đặt nhiệt độ thấp nhất trong vòng 5 phút để cơm chín đều.

  • Nồi cơm cạn nước, hạt gạo đã bung nở chín: Lúc này, bạn mở vung nắp nồi cơm và đảo đều để làm tơi hạt gạo…

5. Bước 5: Tắt bếp điện và ủ cơm 

Sau khi cơm chín, bạn có thể tắt bếp điện, dùng đũa đảo cơm trong nồi và bật chế độ ủ ấm thêm trong vòng 5 phút để để gạo đạt độ tơi và ngon nhất. Với bếp điện không có chế độ ủ ấm, bạn có thể ủ bằng khăn hoặc cho cơm vào nồi cơm điện có sẵn trong gia đình, xô/thùng giữ nhiệt kích thước phù hợp.

Đảo cơm để cơm tơi xốp

Bạn có thể tắt bếp điện, đảo cơm và giữ ấm trong vòng 5 phút để gạo đạt độ tơi xốp nhất định

6. Gợi ý 3 mẹo nhỏ khi nấu cơm trên bếp điện  

Dưới đây là 3 mẹo nhỏ có thể áp dụng khi nấu cơm cho cả hai loại bếp: bếp điện từ và bếp hồng ngoại để hạt cơm luôn tơi và dẻo thơm: 

6.1. Tránh rút phích cắm/tắt aptomat bếp điện ngay sau khi nấu cơm xong

Bạn không nên rút phích cắm của bếp điện ngay sau khi nấu cơm vì sẽ cản trở quá trình làm mát của các linh kiện bên trong, giảm tuổi thọ của bếp. Thay vào đó, bạn nên rút dây nguồn điện sau khi tắt bếp 15 - 20 phút để duy trì độ bền sản phẩm cũng như đảm bảo an toàn khi sử dụng. 

Tuy nhiên, đối với những bếp điện không có phích cắm và được thiết kế đấu dây (3 dây) để kết nối với aptomat (điển hình như bếp điện từ của SUNHOUSE) thì bạn không nên tắt aptomat sau khi nấu vì bếp sẽ tự động ngắt kết nối khi không đặt nồi lên trên bề mặt.

6.2. Hạn chế mở nắp nồi nhiều lần khi nấu cơm trên bếp điện 

Trong quá trình nấu cơm, bạn không nên mở nắp nồi thường xuyên vì sẽ khiến cơm không chín đều do lượng hơi nóng tỏa nhiệt ra bên ngoài. Thay vào đó, bạn chỉ nên mở nắp vào hai thời điểm là khi nước sôi và khi nồi cạn nước để khuấy đều lượng gạo có trong nồi, giúp cơm được chín đều. 

Hạn chế mở nắp nồi nhiều

Bạn nên hạn chế mở nắp nồi nhiều lần khi nấu cơm trên bếp điện vì sẽ khiến cơm không chín đều

6.3 Cho ít nước hơn so với nấu bằng nồi cơm điện một chút

Thông thường, cơm được nấu bằng bếp điện từ sẽ có độ ướt hơn so với nấu bằng nồi cơm điện (có thể do nắp nồi không có lỗ thoát khí hoặc lỗ thoát khí nhỏ hơn so với lỗ thoát khí nồi cơm điện). Do đó, bạn nên cho lượng nước ít hơn một chút để hạn chế tình trạng cơm nhão, cơm ướt.

Như vậy, bài viết đã mách bạn cách nấu cơm bằng bếp điện chỉ với 5 bước giúp hạt cơm dẻo mềm - tơi xốp. Hy vọng bạn sẽ có thêm nhiều thông tin về cách sử dụng bếp điện nấu cơm và đừng quên theo dõi website của SUNHOUSE để “bỏ túi” nhiều mẹo hữu ích khác về các thiết bị nhà bếp nhé!

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Nên dùng bếp ga hay bếp điện là câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những gia đình đang có nhu cầu mua bếp mới. Bài viết này sẽ giúp bạn so sánh bếp ga và bếp điện về tính tiết kiệm, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của gia đình mình.
Chi tiết
Tình trạng nồi cơm điện nấu cơm bị cháy khiến cơm không được ngon và gây lãng phí, vậy có những cách xử lý nào hiệu quả mà những người nội trợ nên áp dụng?
Chi tiết
Người dùng thường quan tâm đến nhược điểm của bếp từ kết hợp hồng ngoại và đây cũng là yếu tố để quyết định có mua sản phẩm này hay không. Tìm hiểu ngay 6 nhược điểm của loại bếp này trong bài viết sau.
Chi tiết
1800 6680
Top