Bạn đang có ý định mua máy lọc nước để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và duy trì sức khỏe ổn định cho các thành viên trong gia đình. Thế nhưng, bạn lăn tăn không biết công nghệ RO hay các công nghệ máy lọc nước như UF, Nano, CDI và UV sẽ mang đến hiệu quả vượt trội nhất. Vậy bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn bằng cách cung cấp thông tin về 5 công nghệ máy lọc nước hiện nay, mời bạn cùng theo dõi!
5 công nghệ máy lọc nước - RO tiên tiến nhất, hiệu quả nhất
Mỗi loại máy lọc nước sẽ được tích hợp các công nghệ lọc khác nhau để mang đến nguồn nước sau lọc sạch chuẩn tinh khiết, đảm bảo an toàn cho người sử dụng. Dưới đây là bảng thông tin tổng quan về các công nghệ lọc RO, UF, Nano, CDI và UV, mời bạn tham khảo:
Đánh giá |
RO |
UF |
Nano |
CDI |
UV |
Loại bỏ hơn 99% tạp chất, vi khuẩn & chất độc hại |
|
|
|
|
|
Duy trì khoáng chất có ích cho cơ thể |
|
|
|
|
|
Lắp đặt dễ dàng |
|
|
|
|
|
Tuổi thọ lõi lọc cao |
|
|
|
|
|
Cải thiện hương vị nước |
|
|
|
|
|
Lọc được đa dạng nguồn nước |
|
|
|
|
|
Bảo vệ thiết bị gia dụng khỏi cặn canxi |
|
|
|
|
|
Cần nguồn điện để hoạt động |
|
|
|
|
|
Công nghệ lọc nước RO được đánh giá cao bởi khả năng lọc sạch hiệu quả và mang đến nhiều lợi ích sức khỏe cho người dùng. Nội dung dưới đây sẽ cung cấp đến bạn những thông tin về nguyên lý hoạt động, ưu - nhược điểm và ứng dụng của công nghệ lọc nước này:
Ban đầu, nguồn nước từ vòi hoặc bế chứa sẽ đi qua hệ thống lọc, sau đó chuyển sang màng lọc RO có cấu tạo màng siêu nhỏ kích thước 0.0001 micron để lọc sạch vi khuẩn và các tạp chất như bùn, đất, kim loại nặng,... Nước sạch đã qua lọc sẽ được giữ lại bên trong bình chứa và các phần tử gây hại sẽ được thải ra bên ngoài theo đường nước thải.
Cấu tạo của lõi lọc RO trong công nghệ lọc nước RO
Nước lọc từ máy lọc nước RO được đánh giá cao bởi 6 ưu điểm dưới đây:
Dễ dàng lắp đặt: Hệ thống máy lọc RO được thiết kế linh hoạt, dễ dàng lắp đặt và phù hợp với hầu hết mọi gia đình. Một số dòng máy lọc nước RO còn được tích hợp cút đấu nối giúp bạn có thể lắp đặt ngay tại nhà chỉ với một vài thao tác đơn giản.
Loại bỏ tạp chất hiệu quả: Các dòng máy lọc nước RO được trang bị màng lọc RO nén chặt từ sợi Poiyamit thành hệ thống mắt lưới cực nhỏ chỉ 0.0001 micron có khả năng tiêu diệt đến 99.99% vi khuẩn và các tạp chất gây hại, giúp nguồn nước sau lọc chuẩn tinh khiết để đáp ứng các sinh hoạt hàng ngày.
Cải thiện hương vị nước: Bên cạnh khả năng lọc sạch vi khuẩn, máy lọc nước RO còn được tích hợp các lõi tạo khoáng như lõi Active Carbon, lõi Nano Silver,... tạo vị ngọt dịu tự nhiên cho nước.
An toàn cho sức khỏe: Một số mẫu máy lọc nước RO được tích hợp thêm các lõi lọc chức năng như lõi điện giải Hydrogen, lõi tạo kiềm Alkaline, lõi tạo khoáng Mineral+,.... bổ sung thêm nhiều khoáng chất thiết yếu cho cơ thể, giúp ngăn ngừa các bệnh liên quan đến hô hấp, tim mạch,....
Đa dạng ứng dụng: Lọc được mọi nguồn nước đầu vào khác nhau, kể cả nước ô nhiễm nặng như nước giếng, nước nhiễm kim loại nặng,...
Bảo vệ thiết bị gia dụng: Công nghệ lọc nước RO có khả năng tạo ra nguồn nước được loại bỏ hoàn toàn kim loại, hạn chế tình trạng rỉ sét trên các thiết bị gia dụng (ấm đun, máy pha cà phê,...) và bền bỉ theo năm tháng.
Công nghệ lọc nước RO được trang bị màng lọc RO cao cấp, hỗ trợ tạo nên nguồn nước sạch chuẩn tinh khiết để duy trì sức khỏe ổn định
Khi sử dụng công nghệ lọc nước RO, người dùng nên quan tâm đến một số lưu ý dưới đây:
Loại bỏ khoáng chất có lợi: Máy lọc nước RO được trang bị màng lọc RO có kích thước lỗ lưới siêu vi nên trong quá trình lọc sẽ vô tình loại bỏ một số chất khoáng có trong nước. Do đó, người dùng có thể ưu tiên chọn mua những sản phẩm được tích hợp thêm các lõi bù khoáng như lõi Mineral, lõi Hydrogen H+,... để bổ sung thêm nhiều dưỡng chất tốt cho cơ thể.
Tỉ lệ lọc thải: Hệ thống máy lọc nước RO thường thải ra một lượng nước đáng kể với tỉ lệ lọc: thải là 3:7, 4:6 hoặc thậm chí lên tới 5:5 để giữ lại nguồn nước sạch chuẩn tinh khiết. Do đó, bạn có thể sử dụng lượng nước thải này để phục vụ cho các sinh hoạt khác như rửa bát, giặt đồ, tưới cây, lau dọn nhà cửa,...
Phụ thuộc vào điện: Các dòng máy lọc nước RO nên được lắp đặt trong những khu vực có nguồn điện ổn định, không thích hợp cho những nơi thiếu điện hoặc điện yếu như vùng sâu vùng xa,... vì có thể ảnh hưởng đến quá trình hoạt động của máy.
Các dòng máy lọc nước RO nên được lắp đặt tại những khu vực có nguồn điện ổn định để đảm bảo hiệu suất hoạt động của máy
Máy lọc nước công nghệ RO sở hữu hệ thống lọc nước ưu việt, có thể ứng dụng được cho mọi nguồn nước đầu vào khác nhau. Cụ thể:
Nước máy: Máy lọc nước được trang bị hệ thống lọc RO có khả năng lọc sạch vi khuẩn, vi rút và các tạp chất còn sót lại trong nước máy, tạo nguồn nước sạch chuẩn tinh khiết có thể dùng để uống trực tiếp.
Nước giếng: Máy lọc RO đảm bảo loại bỏ triệt để một số vi khuẩn có trong nước như vi khuẩn E. coli, Coliform,….đảm bảo mang đến nguồn nước sau lọc sạch khuẩn.
Nước sông, hồ: Hệ thống lọc RO có thể lọc sạch triệt để vi khuẩn, rong rêu, nấm mốc,... để tạo nguồn nước sạch phục vụ cho nhu cầu sử dụng của mỗi gia đình.
Nước nhiễm mặn, nhiễm phèn: Máy lọc nước RO được trang bị hệ thống màng RO siêu vi cùng một số lõi lọc chức năng như GAC, CTO,... chứa than hoạt tính dừa dạng xốp có khả năng lọc sạch tinh thể muối, phù sa,...
Máy lọc nước RO có khe lọc siêu vi cho khả năng lọc sạch mọi nguồn nước đầu vào, kể cả nước ô nhiễm nặng
Công nghệ lọc nước UF được nhiều người ưa chuộng bởi khả năng lọc sạch tốt và giữ lại nhiều khoáng chất thiết yếu tốt cho cơ thể. Cùng khám phá những thông tin về nguyên lý hoạt động, ưu - nhược điểm và tính ứng dụng của công nghệ lọc nước này trong nội dung dưới đây:
Máy lọc nước UF hoạt động dựa trên cơ chế đẩy dòng nước từ bên ngoài vào trong màng lọc để lọc sạch triệt để vi khuẩn, vi sinh vật và các tạp chất gây hại. Nguồn nước sạch sau khi lọc sẽ được thu vào bình chứa để phục vụ nhu cầu sử dụng của người dùng và lượng nước thải sẽ được thải ra bên ngoài theo đường ống thải.
Sơ đồ cấu tạo và nguyên lý hoạt động của máy lọc nước UF
Máy lọc nước UF sở hữu 4 ưu điểm nổi bật dưới đây:
Loại bỏ tạp chất lớn: Máy lọc nước UF có thể lọc sạch các vi khuẩn, vi sinh vật kích thước lớn bên trong nước.
Giữ lại khoáng chất: Nguồn nước sau khi lọc qua máy lọc UF sẽ vẫn giữ lại một số khoáng chất như sắt, kẽm,... giúp ngăn ngừa được một số bệnh lý liên quan đến hô hấp, tiêu hóa,...
Không cần điện: Máy lọc nước UF thực hiện quá trình lọc không cần dùng điện, phù hợp với những gia đình muốn tiết kiệm năng lượng để tối ưu chi phí.
Chi phí thấp: Máy lọc nước UF có chi phí lắp đặt tương đối thấp, dao động từ 3 - 10 triệu khi mua mới và chỉ cần bảo hành lõi từ 3 - 12 tháng 1 lần để duy trì khả năng vận hành ổn định của máy.
Bên cạnh các ưu điểm vừa nêu trên, máy lọc UF còn có 4 nhược điểm dưới đây:
Không lọc được chất hòa tan: Máy lọc nước UF có kích thước màng lọc tương đối lớn (0.1 - 0.5nm) nên không thể loại bỏ được hoàn toàn kim loại nặng và các hợp chất hòa tan có trong nước.
Hiệu suất lọc thấp hơn RO: Công nghệ lọc nước RO có hiệu suất lọc tốt hơn, cho khả năng lọc đến 99.9% chất bẩn so với máy có màng lọc UF chỉ loại bỏ được vi khuẩn, virus có kích thước trên 0.01 micron.
Phụ thuộc vào áp lực nước: Máy lọc nước UF hoạt động dựa trên áp suất của nguồn nước đầu vào nên chỉ thích hợp sử dụng tại những khu vực có áp lực nước lớn để hệ thống lọc được hoạt động hiệu quả.
Không lọc được tất cả nguồn nước: Các dòng máy lọc nước UF khá kén nguồn nước đầu vào, chỉ lọc được nguồn nước máy và không lọc được các nguồn nước ô nhiễm nặng như sông, nước nhiễm phèn, nước nhiễm mặn,...
Màng lọc UF có kích thước tương đối lớn 0,1 - 0,5nm nên không thể lọc sạch triệt để các hợp chất hòa tan có trong nước
Với một số ưu và nhược điểm vừa nêu trên, máy lọc nước UF có thể được ứng dụng cho các nguồn nước ít cặn bẩn và có độ ô nhiễm thấp. Cụ thể:
Nước máy: Máy lọc nước UF có thể đảm bảo lọc sạch mọi vi khuẩn (vi khuẩn Cryptosporidium, Legionella…), tạp chất có kích thước lớn (kim loại nặng,...) và giữ lại một số khoáng chất thiết yếu (Natri, Photpho,...) để duy trì sức khỏe ổn định.
Nước giếng: Máy lọc nước UF phù hợp cho những nguồn nước giếng đã qua xử lý sơ bộ, giúp lọc sạch một số vi khuẩn như Coliform, E.coli.
Nước sông, hồ: Hệ thống lọc UF thích hợp cho các nguồn nước có mức độ ô nhiễm thấp (nước sông, nước hồ,...) để tạo nguồn nước được lọc sạch rong rêu, nấm mốc,...
Máy lọc nước công nghệ Nano có khả năng lọc sạch đến 80% các vi khuẩn gây hại có trong nước. Cùng khám phá nguyên lý hoạt động, ưu - nhược điểm và ứng dụng để biết thêm nhiều thông tin hữu ích về công nghệ lọc nước này:
Máy lọc nước Nano hoạt động dựa trên áp lực tự nhiên của nguồn nước đầu vào, đi qua màng lọc Nano với 4 cơ chế lọc: lọc cơ học - lọc hấp thụ - lọc trao đổi ion - lọc diệt khuẩn để loại bỏ tạp chất kích thước lớn - trung bình. Cuối cùng, lượng nước sạch sau lọc sẽ được thu vào bình chứa để đáp ứng nhu cầu sinh hoạt của người dùng.
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của máy lọc nước Nano
Máy lọc nước Nano sở hữu 5 ưu điểm nổi bật như sau:
Loại bỏ tạp chất hiệu quả: Máy lọc Nano sở hữu màng lọc kích thước lớn 0,1 - 1nm nên có khả năng lọc sạch bụi bẩn.
Giữ lại khoáng chất có lợi: Hệ thống lọc Nano không loại bỏ các khoáng chất tự nhiên có sẵn trong nước như Magie, Kẽm,...
Không cần điện: Hệ thống Nano hoạt động không cần điện mà chỉ dựa trên áp suất nước đầu vào, phù hợp với những khu vực có nguồn điện yếu như vùng cao,....
Không có nước thải: Máy lọc nước Nano cho tỉ lệ nước sau lọc gần đến 100%, không tạo ra nước thải sau khi qua trải qua quy trình lọc sạch.
Dễ dàng lắp đặt: Hệ thống máy lọc nước Nano có thiết kế nhỏ gọn, các chi tiết dễ lắp đặt và vận hành nên phù hợp với hầu hết mọi gia đình.
Công nghệ lọc nước Nano tạo nguồn nước tinh khiết và giữ lại một số khoáng chất tốt cho cơ thể
Bên cạnh 4 ưu điểm nổi bật, công nghệ lọc nước Nano vẫn còn một số nhược điểm dưới đây:
Không loại bỏ được tất cả các chất hòa tan: So với công nghệ RO, máy lọc nước Nano có màng lọc kích thước lớn 0.1 - 1nm cho hiệu quả lọc thấp hơn, vẫn còn tồn đọng các tác nhân gây hại siêu nhỏ (kim loại nặng, vi khuẩn, virus).
Màng lọc cần thay định kỳ: Màng lọc Nano có tuổi thọ tương đối thấp, chỉ duy trì được khoảng 12 tháng thay vì 36 tháng như màng lọc RO. Do đó, bạn nên thay mới lõi lọc định kỳ từ 3 tháng - 1 năm để duy trì hiệu quả lọc của máy.
Chỉ lọc được nước khá sạch: Hệ thống lọc Nano có kích thước màng lọc lớn nên chỉ lọc được nguồn nước khá sạch ban đầu (nước máy, nước giếng,...), không hiệu quả với nước lợ hoặc nước biển.
Phụ thuộc vào áp lực nước: Máy lọc nước Nano hoạt động dựa trên áp lực nước tự nhiên, nên được sử dụng tại những khu vực có áp lực nước mạnh để quá trình lọc nước diễn ra nhanh chóng.
Với ưu và nhược điểm vừa nêu trên, công nghệ lọc nước Nano sẽ phù hợp với các loại nguồn nước sau:
Nước máy: Hệ thống lọc nước Nano có thể loại bỏ vi khuẩn gây hại và giữ lại một số khoáng chất thiết yếu giúp cơ thể luôn khỏe mạnh như Canxi, Natri,....
Nước giếng: Công nghệ lọc nước Nano phù hợp cho nước giếng đã qua xử lý sơ bộ, cho khả năng lọc sạch vi khuẩn Coliform, E. coli,...
Nước sông, hồ: Lọc được nguồn nước từ sông, hồ có mức độ ô nhiễm thấp để tạo ra nguồn nước sau lọc sạch khuẩn, loại bỏ được các tạp chất như rong rêu, nấm mốc,....
Công nghệ lọc nước Nano có thể loại bỏ được vi khuẩn và tạp chất còn sót lại từ các nguồn nước ít ô nhiễm như máy, nước giếng hoặc nước từ sông, hồ
Công nghệ lọc nước CDI (công nghệ sử dụng điện áp để khử ion trong nước) là giải pháp lý tưởng cho những khu vực có nguồn nước nhiễm mặn, cho khả năng lọc sạch các ion hòa tan (kim loại, muối,...) gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Dưới đây là một số thông tin về hệ thống lọc nước này, mời bạn tham khảo:
Máy lọc nước công nghệ CDI hoạt động dựa trên nguyên lý cho nguồn nước đầu vào đi song song với màng điện cực CDI, sau đó điện cực sẽ hút sạch vi khuẩn và các chất độc hại để tạo nguồn nước chuẩn sạch. Lượng nước sau lọc sẽ được thu vào bình chứa và các ion không mong muốn sẽ được thải ra bên ngoài theo đường nước thải.
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của công nghệ lọc nước CDI
Máy lọc nước công nghệ CDI sở hữu 3 ưu điểm nổi bật dưới đây:
Hiệu quả với nước nhiễm mặn: Máy lọc nước công nghệ CDI được trang bị điện cực CDI nên có khả năng lọc sạch các ion hòa tan (muối, kim loại nặng,...) có trong nguồn nước nhiễm mặn và giữ lại một phần các dưỡng chất tốt cho cơ thể như Canxi, Natri, Magie,...
Tiết kiệm năng lượng: Đa phần các dòng máy lọc công nghệ CDI có điện năng tương đối thấp, chỉ từ 30W – 50W giúp tiết kiệm chi phí sử dụng hiệu quả.
Tuổi thọ cao: Do nguồn nước chảy song song với màng điện cực, không tác động trực tiếp nên lõi điện cực CDI có tuổi thọ tương đối cao (kéo dài lên đến 5 - 10 năm), giúp người dùng tiết kiệm được nhiều chi phí bảo dưỡng.
Nhờ lõi lọc tích hợp điện cực CDI, công nghệ lọc nước CDI có khả năng lọc sạch tạp chất gây hại có trong các nguồn nước nhiễm mặn
Bên cạnh 3 ưu điểm nêu trên, công nghệ lọc nước CDI vẫn tồn tại một số nhược điểm sau:
Chi phí đầu tư cao: So với các dòng máy lọc nước khác (RO, Nano, UF), máy lọc nước công nghệ CDI có chi phí lắp đặt tương đối cao, dao động từ 14 - 50 triệu, phù hợp với những gia đình muốn đầu tư một thiết bị lọc sạch các ion gây hại.
Khó bảo dưỡng: Hệ thống CDI là công nghệ lọc nước mới, chưa phổ biến rộng rãi trên thị trường nên sẽ rất khó tìm kiếm linh kiện thay thế khi hư hỏng.
Yêu cầu bảo trì đặc biệt: Hệ thống lọc nước CDI được trang bị màng điện cực CDI tiến tiến, do đó, cần được bảo trì định kỳ bởi các chuyên gia có chuyên môn cao để máy hoạt động ổn định, đảm bảo hiệu suất lọc tốt nhất.
Công nghệ lọc nước CDI sẽ phù hợp với một số nguồn nước đầu vào sau:
Nước nhiễm mặn: Thiết bị lọc nước được tích hợp công nghệ CDI mang đến hiệu quả cao cho các nguồn nước nhiễm mặn như nước biển, nước lợ,... để tạo ra dòng nước an toàn khi sử dụng.
Nước giếng: Máy lọc nước CDI là sự lựa chọn phù hợp cho nước giếng giúp loại bỏ hoàn toàn ion kim loại nặng còn sót lại.
Nước máy: Nhờ nguyên lý hoạt động song song với màng điện cực CDI, máy lọc nước CDI có thể lọc được nước máy tại những khu vực có hàm lượng ion cao với độ pH trên 8.5.
Công nghệ lọc nước CDI có thể lọc được các nguồn nước nhiễm mặn, nước giếng và nước máy để loại bỏ ion gây hại có trong nước
Máy lọc nước công nghệ tia UV có khả năng tiệt trùng hiệu quả, loại bỏ sạch vi khuẩn và virus gây hại đến sức khỏe. Dưới đây là một số thông tin nổi bật về nguyên lý hoạt động, ưu - nhược điểm và ứng dụng của công nghệ lọc này, mời bạn tham khảo:
Công nghệ lọc nước tia UV hoạt động dựa trên ánh sáng tia UV thay vì các dòng máy lọc được trang bị đèn huỳnh quang. Ban đầu, nước nguồn sẽ đi vào hệ thống lọc UV, tại đây, các tia cực tím sẽ tiêu diệt vi khuẩn và virus để tạo nguồn nước chuẩn sạch. Lượng nước đã qua tiệt trùng sẽ được thu vào bình chứa nước sạch để người dùng sử dụng cho các sinh hoạt thường ngày như nấu ăn, uống trực tiếp,...
Sơ đồ nguyên lý hoạt động của công nghệ lọc nước tia UV
Công nghệ lọc nước tia UV sở hữu 5 ưu điểm nổi bật dưới đây:
Tiệt trùng hiệu quả: Công nghệ lọc nước qua ánh sáng tia UV không chỉ loại bỏ triệt để các tạp chất gây hại cho cơ thể mà còn ngăn chặn được sự sinh sản của một số vi khuẩn như E.coli, Salmonella,...
Không thay đổi chất lượng nước: Nước sau khi trải qua quá trình lọc bằng công nghệ tia UV vẫn giữ nguyên một số khoáng chất như Kali, Natri,... và vị ngọt dịu tự nhiên, tạo cảm giác ngon miệng hơn khi uống.
Không cần hóa chất: Công nghệ lọc nước này hoạt động dựa trên tác động vật lý thông qua việc sử dụng tia cực tím để thực hiện quá trình lọc mà không cần thêm hóa chất để làm sạch vi khuẩn có hại trong nước.
An toàn cho sức khỏe: Hệ thống lọc nước bằng tia UV có khả năng loại bỏ mọi vi khuẩn và không tạo nguồn nước tái nhiễm khuẩn, giúp hạn chế tối đa các bệnh lý về tiêu hóa, hô hấp,...
Dễ dàng lắp đặt: Các dòng máy lọc công nghệ tia UV hiện nay đều được thiết kế với kiểu dáng nhỏ gọn, dễ lắp đặt và vận hành nên thích hợp với hầu hết mọi gia đình.
Công nghệ lọc nước tia UV sử dụng tia cực tím để loại bỏ vi khuẩn và các tạp chất mà không cần thêm hóa chất vào trong nước
Mặc dù sở hữu nhiều ưu điểm vượt trội nhưng máy lọc nước tia UV vẫn còn một số nhược điểm dưới đây:
Không loại bỏ hết tạp chất: Mặc dù công nghệ lọc nước bằng tia UV có thể loại bỏ sạch các vi khuẩn có trong nước nhưng không thể làm sạch hoàn toàn các tạp chất, kim loại nặng hay ion hòa tan.
Cần bảo trì đèn UV: Nếu màng lọc RO chỉ cần thay lõi định kỳ khoảng 12 - 36 tháng/lần (tùy loại màng) thì đèn UV cần được thay mới 12 tháng/lần để đảm bảo hiệu quả hoạt động, giúp nguồn nước sạch khuẩn và an toàn khi sử dụng.
Phụ thuộc vào chất lượng nước đầu vào: Máy lọc nước tia UV không thích hợp đối với những nguồn nước đầu vào ô nhiễm hoặc có nhiều cặn bẩn như nước nhiễm mặn, nước từ sông, hồ,... mà chỉ mang đến hiệu suất lọc tốt cho những nguồn nước sạch, không còn cặn bẩn hoặc chất rắn hòa tan.
Phụ thuộc vào điện: Máy lọc nước công nghệ UV cần điện để hoạt động, nếu không tia UV sẽ không diễn ra chu trình lọc nước, do đó sẽ gây tiêu hao nhiều điện năng.
Máy lọc nước công nghệ tia UV không thể loại bỏ hoàn toàn các tạp chất gây hại và có hiệu suất lọc kém với nguồn nước đầu vào ô nhiễm hoặc có nhiều cặn bẩn
Máy lọc nước công nghệ tia UV có khả năng lọc được những nguồn nước đầu vào dưới đây:
Nước máy: Công nghệ lọc nước tia UV phù hợp với những nguồn nước máy đã qua xử lý sơ bộ, giúp loại bỏ vi khuẩn và tạp chất còn sót lại như vi khuẩn lam Anabaena circinalis, bụi mịn,...
Nước giếng: Máy lọc nước tia UV có thể lọc được nguồn nước giếng đã qua lọc thô, loại bỏ được các vị khuẩn E. coli và Coliform để tạo nên nguồn nước sau lọc sạch khuẩn.
Nước sông, hồ: Hệ thống lọc tia UV mang đến hiệu quả lọc tốt cho các nguồn nước đầu vào từ sông, hồ có mức độ ô nhiễm vi sinh vật, giúp loại bỏ được nấm mốc, rong rêu,... tồn đọng trong nước
Như vậy, bài viết đã cung cấp một số thông tin nổi bật về cơ chế lọc nước, ưu - nhược điểm và ứng dụng của các công nghệ máy lọc nước hiện nay. Hy vọng bạn sẽ tích lũy thêm nhiều thông tin hữu ích để quá trình chọn mua máy lọc nước thêm dễ dàng và đáp ứng mọi nhu cầu sinh hoạt hàng ngày.