Bạn đang sử dụng máy hút mùi thì phát hiện máy hoạt động yếu nhưng lại không biết nguyên nhân do đâu nên muốn tìm hiểu cách khắc phục để có thể an tâm tiếp tục sử dụng. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn “tất tần tật” các nguyên nhân khiến máy hút mùi hút yếu và hướng khắc phục nhanh chóng, hiệu quả. Mời bạn cùng theo dõi!
Tìm hiểu 9 nguyên nhân khiến máy hút mùi hút yếu và cách khắc phục nhanh chóng, hiệu quả, an toàn
Máy hút mùi hút yếu là tình trạng máy không hút được hết mùi khói, thức ăn trong bếp, luồng gió tỏa ra từ máy không mạnh như bình thường.
Hoặc bạn có thể đặt 1 tờ giấy ăn, giấy bìa, giấy báo trên mặt bếp, sau đó khởi động máy hút mùi, nếu luồng gió/lực hút từ máy tỏa ra không làm bay giấy thì máy đã hoạt động quá yếu và cần khắc phục ngay để tránh làm gián đoạn nhu cầu sử dụng của gia đình.
Nếu máy hút mùi không thể loại bỏ được hết mùi thức ăn, mùi khói,... sau khi nấu thì chứng tỏ lực hút của máy đã yếu và cần được khắc phục ngay
Phần lớn nguyên nhân khiến máy hút mùi xuất hiện tình trạng hút yếu xuất phát từ thói quen của người dùng khi sử dụng, chẳng hạn như không vệ sinh máy định kỳ, lắp đặt sai cách, thiết lập sai chế độ,... khiến máy hoạt động không hiệu quả. Cụ thể:
Màng lọc mỡ có tác dụng giữ lại dầu mỡ có trong luồng không khí được máy hút lên, ngăn chặn bụi và dầu mỡ đi vào bên trong máy, giúp bảo vệ linh kiện và kéo dài tuổi thọ cho máy.
Từ đó, dẫn đến tình trạng luồng không khí không thể lưu thông qua tấm lọc, ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động và làm giảm hiệu quả hút mùi trên máy. Để khắc phục, bạn nên thường xuyên vệ sinh định kỳ màng lọc mỡ sau 1 - 2 tháng sử dụng nhằm giúp máy luôn hoạt động ổn định, đảm bảo khả năng hút mùi cho không khí trong gia đình luôn trong lành.
Bước 1: Chuẩn bị sẵn 1 chậu và một số loại chất tẩy rửa có tính tẩy nhẹ như chanh, giấm, baking soda,...
Bước 2: Tắt nguồn và rút phích cắm điện máy hút mùi, sau đó, tháo màng lọc mỡ ra khỏi máy rồi ngâm vào chậu nước nóng từ 1- 30 phút để làm mềm các vết bẩn.
Bước 3: Dùng bàn chải và các chất tẩy rửa chà nhẹ lên các lỗ li ti trên màng lọc để loại bỏ sạch dầu mỡ bám trên mặt trước và sau màng lọc. Lưu ý, trong quá trình vệ sinh nên đeo thêm găng tay cao su để tránh tình trạng chất tẩy rửa gây hại cho da tay.
Bước 4: Lau sạch và để khô ráo, sau đó lắp màng lọc vào vị trí cũ trên hệ thống.
Các bước vệ sinh màng lọc mỡ trên máy hút mùi
Bộ lọc carbon có tác dụng hấp thụ mùi thức ăn, khí gas và các tác nhân sinh mùi khác,... trong quá trình nấu ăn, giúp không gian bếp luôn thơm tho, sạch sẽ.
Chính vì thế, để đảm bảo hiệu quả lọc mùi trong không khí, bạn nên định kỳ thay bộ lọc carbon sau 3 - 6 tháng tùy vào tần suất sử dụng máy hút mùi của gia đình. Để thay bộ lọc carbon nhanh chóng, bạn cần thực hiện theo các bước sau:
Bước 1: Tắt nguồn, rút phích cắm điện để đảm bảo an toàn trong quá trình tháo bộ lọc.
Bước 2: Bộ lọc carbon nằm sau màng lọc mỡ, bạn chỉ cần tháo lưới lọc, sau đó nhấc và đẩy khớp nhẹ nhàng là có thể tháo bộ lọc carbon ra ngoài.
Bước 4: Lắp bộ lọc than và màng lọc mỡ vào vị trí cũ trên hệ thống, sau đó cắm điện và khởi động để kiểm tra hoạt động của máy.
Bộ lọc Carbon có 2 loại: 1 mặt nhựa cứng, 1 mặt vải và 2 mặt nhựa cứng
Khi lắp đặt máy hút mùi, nhà sản xuất đã khuyến cáo khoảng cách lý tưởng từ mặt bếp đến thiết bị cần nằm trong khoảng từ 650 - 750mm để đảm bảo hiệu quả hút mùi được tối ưu nhất.
Bạn có thể dùng thước đo để xác định khoảng cách từ mặt bếp đến máy hút mùi của gia đình xem đã đạt tiêu chuẩn theo quy định hay chưa. Trong trường hợp, máy hút mùi được lắp quá xa mặt bếp bạn nên liên hệ đến bộ phận kỹ thuật viên để được hỗ trợ rút ngắn khoảng cách thiết bị để đảm bảo hiệu quả hút mùi.
Khoảng cách từ mặt bếp đến máy hút mùi cần nằm trong khoảng 650 - 750mm để khả năng hút mùi của thiết bị có thể hoạt động hiệu quả nhất
Trong quá trình lắp đặt, nếu hệ thống đường ống thoát của máy hút mùi không được kết nối đúng cách chẳng hạn như đường ống quá dài, đường kính không phù hợp, có quá nhiều gấp khúc,...
Để khắc phục, bạn cần kiểm tra hệ thống đường ống thoát của máy hút mùi của gia đình và thực hiện điều chỉnh sao cho phù hợp các tiêu chí dưới đây:
Nếu đường ống thoát khí máy hút mùi của gia đình dài thì cần đảm bảo có càng ít đoạn gấp khúc càng tốt, giúp cho không khí có thể thoát hết ra ngoài mà không bị tồn đọng. Cụ thể, nếu đường ống dài 4 - 5m thì chỉ cần 1 đoạn gấp khúc 90 độ là được.
Cần đảm bảo đường kính ống thoát khí có kích thước phù hợp với máy, để đảm bảo có khoảng trống đủ rộng cho mùi lưu thông ra ngoài. Thông thường, ống thoát khí sẽ có đường kính từ 9 - 11cm, bạn cần chú ý gia giảm sao cho phù hợp nhất với máy hút mùi của gia đình.
Nếu bạn lo lắng bản thân điều chỉnh đường ống không đúng cách sẽ gây ảnh hưởng đến hoạt động máy thì có thể liên hệ đến bộ phận kỹ thuật viên để được hỗ trợ nhanh chóng nhất.
Kiểm tra đường ống dẫn khí và điều chỉnh độ dài ống, đường kính, các đường gấp khúc,... sao cho phù hợp nhất
Có thể trong quá trình sử dụng bạn đã thiết lập máy hút mùi ở chế độ yếu hoặc công suất thấp nên máy không có đủ lực hút để loại bỏ mùi trong không gian bếp.
Cụ thể:
Điều chỉnh và chọn chế độ, công suất hút phù hợp với khả năng sinh mùi của từng món ăn khi nấu
Sau một thời gian sử dụng lâu dài, một số bộ phận bên trong máy hút mùi gặp sự cố cũng sẽ khiến lực hút của máy trở nên yếu, giảm hiệu quả làm sạch mùi trong không gian bếp. Cụ thể:
Tụ điện là linh kiện hỗ trợ động cơ quạt trong máy hút mùi hoạt động mạnh mẽ, duy trì lực hút ổn định. Nếu máy hút mùi phải hoạt động liên tục với công suất cao trong thời gian dài sẽ khiến tụ điện trở nên quá nóng dẫn đến cháy hoặc người dùng đã sử dụng máy quá lâu, tuổi thọ tụ điện bị giảm. Từ đó, hiệu suất hút của máy hút mùi sẽ trở nên yếu đi hay thậm chí là không hoạt động.
Để kiểm tra, bạn chỉ cần khởi động máy và quan sát động cơ quạt, nếu động cơ quạt không hoạt động hoặc có hoạt động nhưng lực yếu, kêu to thì chứng tỏ tụ điện đã hỏng. Lúc này, bạn chỉ cần thay mới tụ điện cho máy hút mùi là được.
Tụ điện máy hút mùi
Động cơ quạt đóng vai trò giúp thổi mùi đồ ăn, dầu mỡ, hôi tanh,... sinh ra trong quá trình nấu nướng bay lên trong không trung để máy hút mùi dễ dàng hút vào và thải ra theo đường thoát khí. Sau một thời gian sử dụng, bụi bẩn, dầu mỡ bám quá nhiều vào động cơ quạt sẽ khiến động cơ không thể chạy dù đã được cung cấp đủ điện, lâu dần dẫn đến cháy cuộn coli bên trong gây hỏng hóc.
Lúc này, động cơ quạt sẽ không thể tạo ra lưu lượng không khí cần thiết để đẩy mùi trong không khí khiến máy hút mùi hoạt động yếu và không hiệu quả. Để khắc phục, bạn cần thực hiện thay mới động cơ quạt cho máy hút mùi.
Động cơ quạt bên trong máy hút mùi
Nếu đường ống dẫn khí của máy hút mùi bị mòn dẫn đến đứt hoặc côn trùng cắn gây rò rỉ thì luồng không khí và mùi sẽ không được điều hướng đúng cách và tồn đọng trở lại trong không khí. Từ đó dẫn đến hiệu suất của máy yếu, không hút được hết mùi trong không gian bếp.
Để khắc phục, bạn nên liên hệ đến bộ phận kỹ thuật viên để được hỗ trợ thay đường ống dẫn khí mới. Trong trường hợp, đường ống chỉ bị thủng vài lỗ nhỏ, bạn có thể dùng keo chuyên dụng vá lại để giảm chi phí thay thế.
Đường ống dẫn khí máy hút mùi
Nếu đường ống thoát khí của máy hút mùi không được vệ sinh định kỳ sẽ dẫn đến tình trạng bụi bẩn, dầu mỡ,... tích tụ dẫn đến tắc nghẽn, khiến hiệu suất hút mùi của máy bị giảm. Thông thường, đường ống thoát khí của máy hút mùi cần được vệ sinh định kỳ từ 6 tháng/lần.
Để vệ sinh, bạn cần:
Dùng cọ mềm hoặc máy hút chân không, hút bụi,... để làm sạch dầu mỡ, bụi bẩn bên trong đường ống
Việc không thường xuyên bảo dưỡng máy hút mùi là một trong những nguyên nhân khiến máy hoạt động yếu. Do đó, các gia đình nên lưu ý vấn đề này để đảm bảo máy luôn trong hoạt động với năng suất tốt nhất.
Để giúp máy hút mùi hoạt động hiệu quả, trơn tru và bền bỉ, tránh tình trạng hút yếu, bạn nên “bỏ túi” cho mình một số “mẹo” sử dụng dưới đây:
Bạn cần lựa chọn máy hút mùi có công suất phù hợp với không gian bếp, tránh tình trạng lực hút không đủ để làm sạch không khí hoặc máy có công suất quá cao gây ồn và tốn nhiều điện năng.
Bởi, không gian bếp nhỏ thì lượng khói, mùi, dầu mỡ thường sẽ đậm đặc và khó thoát ra ngoài hơn, nên máy có công suất mạnh mới có đủ khả năng để làm sạch. Còn diện tích bếp rộng rãi, thoáng, nhiều cửa sổ, mùi khói, thức ăn được lưu thông và thoát ra dễ dàng hơn nên không nhất thiết phải dùng máy hút mùi công suất lớn.
Chọn máy hút mùi có công suất phù hợp với diện tích căn bếp để mang đến hiệu suất hút mùi tốt nhất
Bạn nên khởi động máy hút mùi 10 phút với công suất thấp trước khi nấu ăn để kiểm tra tình trạng hoạt động của máy, đồng thời để máy thực hiển kiểm soát và lưu thông luồng khí hiệu quả.
Sau khi nấu ăn, mùi trong bếp vẫn còn tồn đọng rất nhiều, chính vì thế bạn không nên tắt máy hút mùi ngay mà nên để máy hoạt động thêm từ 10 - 15 phút, giúp cho mùi thức ăn và khói trong căn bếp được loại bỏ 1 cách triệt để.
Nên để máy hút mùi tiếp tục hoạt động từ 10 - 15 phút sau khi nấu ăn giúp mùi trong căn bếp được loại bỏ triệt để
Bạn không nên khởi động công suất tối đa cho máy hút mùi khi mới bắt đầu nấu ăn, để tránh tình trạng máy hoạt động vượt quá mức quy định gây hư hỏng.
Bài viết trên đã chia sẻ đến bạn các nguyên nhân khiến máy hút mùi hút yếu và hướng khắc phục nhanh chóng, hiệu quả và an toàn nhất. Tình trạng máy hút mùi yếu xuất phát từ cả nguyên nhân đến từ phía người dùng và lỗi từ các bộ phận linh kiện máy. Bạn cần xác định chính xác nguyên nhân để có cách xử lý phù hợp, hiệu quả nhất.
Nếu bạn còn thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới, SUNHOUSE sẽ giúp bạn giải đáp nhanh chóng nhất!