Tư vấn mua Máy hút mùi

Cách bảo dưỡng máy hút mùi bếp tại nhà đơn giản & hiệu quả

21/06/2024 - 10:09 AM

Khi bạn sử dụng máy hút mùi trong thời gian dài thì cần bảo dưỡng và vệ sinh định kỳ để tránh máy bị dính bụi bẩn, dầu mỡ, ảnh hưởng tới tuổi thọ của máy. Xem ngay bài viết dưới đây của SUNHOUSE để biết ngay cách vệ sinh và bảo dưỡng máy hút mùi bếp đơn giản và hiệu quả ngay tại nhà.

1. Vì sao cần vệ sinh máy hút mùi bếp thường xuyên?

Khu vực bếp ăn thường dễ dính nhiều dầu mỡ và bụi bẩn, đặc biệt là khu vực mặt bếp và máy hút mùi. Việc vệ sinh máy hút mùi thường xuyên có thể đem lại những lợi ích sau:
  • Loại bỏ dầu mỡ, mùi hôi: Trong quá trình nấu nướng, dầu mỡ và mùi thức ăn sẽ bám dính vào lưới lọc và các bộ phận bên trong máy hút mùi. Việc vệ sinh thường xuyên giúp loại bỏ cặn bẩn, trả lại khả năng hút mùi hiệu quả cho máy.
  • Tiết kiệm điện năng: Khi máy hút mùi bẩn, động cơ sẽ phải làm việc nhiều hơn để hút được lượng khí tương đương. Điều này dẫn đến hao tổn điện năng và làm giảm tuổi thọ của động cơ. Vệ sinh máy thường xuyên giúp máy hoạt động trơn tru, tiết kiệm điện năng và tăng tuổi thọ.
  • Giảm tiếng ồn: Dầu mỡ bám trên cánh quạt và các bộ phận khác của máy hút mùi có thể gây ra tiếng ồn khó chịu khi máy hoạt động. Vệ sinh máy thường xuyên giúp giảm tiếng ồn và mang lại không gian bếp yên tĩnh hơn.
  • Bảo vệ sức khỏe: Môi trường bếp, đặc biệt là khu vực xung quanh máy hút mùi, thường ẩm ướt và có nhiều dầu mỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn và nấm mốc phát triển. Việc vệ sinh máy thường xuyên giúp loại bỏ các vi sinh vật này, bảo vệ sức khỏe cho bạn và gia đình.
  • Ngăn ngừa nguy cơ cháy nổ: Dầu mỡ bám trên lưới lọc và các bộ phận bên trong máy hút mùi có thể dễ dàng bắt lửa, tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ. Vệ sinh máy thường xuyên giúp loại bỏ nguy cơ này, đảm bảo an toàn cho gian bếp của bạn.

Khi nào cần vệ sinh & bảo dưỡng máy hút mùi bếp

Để đảm bảo an toàn cho gia đình và vệ sinh thực phẩm, bạn cần thường xuyên vệ sinh lưới lọc ít nhất 1 tuần/lần, bộ lọc than hoạt tính 6 tháng - 1 năm/lần và động cơ ít nhất 1 năm/lần.

Để đảm bảo vệ sinh, bạn nên them khảo: Chiều cao và khoảng cách máy hút mùi và bếp

2. Cách vệ sinh bảo dưỡng máy hút mùi bếp đúng cách

2.1. Vệ sinh bên ngoài máy hút mùi  

Cấu tạo bên ngoài máy hút mùi bao gồm hai bộ phận chính là khung inox và mặt kính, thường rất ít khi bám bẩn do ít tiếp xúc trực tiếp với dầu mỡ trong quá trình nấu nướng. Bạn có thể vệ sinh các bộ phận này sau khi nấu ăn hoặc 1 tuần/lần theo các bước sau:

  • Bước 1: Pha loãng dung dịch chất tẩy rửa theo tỉ lệ 20:1. Lưu ý, bạn không nên sử dụng các hợp chất có nồng độ axit quá mạnh sẽ gây ăn mòn vỏ máy, ảnh hưởng đến chất lượng và thẩm mỹ.

  • Bước 2: Dùng khăn mềm thấm nhẹ vào dung dịch tẩy rửa để lau những khu vực bám bẩn cần vệ sinh hoặc dùng bàn chải lông mềm chà nhẹ lên những vết bẩn cứng đầu. Lưu ý rằng, bạn nên lau chùi thật nhẹ nhàng để tránh trầy xước, gây mất thẩm mỹ bề mặt kim loại.

  • Bước 3: Sử dụng thêm giấm (nếu có) hoặc chanh lau lại thêm một lần lên bề mặt kim loại để tạo độ sáng bóng và đánh bay các vết xước nhỏ trên máy.

  • Bước 4: Dùng khăn mềm ẩm lau xung quanh máy sau khi vệ sinh để tránh tình trạng rỉ sét do nước thừa để lại. 

Bộ phận bên ngoài hút mùi

Vệ sinh các bộ phận bên ngoài máy hút mùi sau mỗi lần nấu nướng sẽ giúp máy luôn được sạch bóng như mới

Có thể bạn quan tâm: Cấu tạo & nguyên lý hoạt động của máy hút mùi

2.2. Vệ sinh bảo dưỡng lưới lọc máy hút mùi bếp

Lưới lọc máy hút mùi là bộ phận tiếp xúc trực tiếp với dầu, mỡ nên rất dễ bám bẩn, có thể ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động và gây mùi hôi khó chịu nếu không làm sạch thường xuyên. Để vệ sinh lưới lọc, bạn cần thực hiện theo những bước sau:

  • Bước 1: Ấn nhẹ vào lẫy cài được bố trí ở trung tâm máy để tháo lưới lọc ra ngoài. Lưu ý, bạn nên đặt tay ở vị trí trung tâm để tránh bị thương do các góc nhọn của lưới lọc đâm phải. 

  • Bước 2: Ngâm lưới lọc (nhôm hoặc inox) vào dung dịch tẩy rửa chuyên dụng để làm mềm lớp dầu, mỡ bám đóng. Đối với những lưới lọc được làm từ nhôm, bạn chỉ nên ngâm lưới trong các dung dịch tự nhiên như chanh, giấm,... để tránh tình trạng biến dạng do nhôm rất dễ bị oxy hóa. 

  • Bước 3: Dùng bàn chải chà sạch bụi bẩn, sau đó sử dụng mút mềm thấm nước rửa chén để lau sạch vết nhớt. Cuối cùng, bạn để lưới thật khô ráo trước khi lắp vào thiết bị. 

Vệ sinh lưới lọc hút mùi

Vệ sinh lưới lọc máy hút mùi định kỳ bằng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng giúp gia tăng hiệu suất khử mùi

2.3. Vệ sinh cánh quạt máy hút mùi 

Cánh quạt là bộ phận thường tích tụ rất nhiều bụi bẩn và dầu mỡ, do đó bạn cần vệ sinh định kỳ 1 tháng/lần theo những bước sau:

  • Bước 1: Dùng tua vít vặn ngược chiều ốc cố định cánh quạt và nhấc nhẹ ra bên ngoài. 

  • Bước 2: Tháo rời cánh quạt ra khỏi vỏ bọc nhẹ nhàng để tiến hành chùi rửa.

  • Bước 3: Dùng khăn mềm thấm vào dung dịch tẩy rửa pha loãng hoặc nước rửa chén. Lưu ý, không nên lựa chọn các loại dung dịch có nồng độ axit quá mạnh như dầu lửa, xăng,... để tránh ăn mòn kim loại.

  • Bước 4: Lau sạch bụi bẩn trên cánh quạt hoặc có thể dùng bàn chải lông mềm đối với những vết bẩn cứng đầu.

  • Bước 5: Lau nhẹ cánh quạt bằng nước ấm và để ráo nước trước khi lắp lại vào thiết bị. 

Vệ sinh cánh quạt máy hút bụi

Vệ sinh cánh quạt của máy hút mùi định kỳ sẽ gia tăng tốc độ hút, giúp máy hút sạch triệt để mùi hôi khó chịu 

2.4. Vệ sinh bảo dưỡng bộ lọc than hoạt tính  

Bộ lọc than hoạt tính thường được làm từ nhựa cứng hoặc 1 mặt nhựa cứng - 1 mặt vải. Mỗi loại bộ lọc sẽ có những phương pháp vệ sinh khác nhau, cụ thể: 

Bước 1: Dùng tay nhấc nhẹ và đẩy lẫy cài để tháo bộ lọc than hoạt tính ra ngoài.

Bước 2:

  • Lõi lọc có 1 mặt nhựa cứng - 1 mặt vải: Ấn nhẹ vào lẫy cài để lấy toàn bộ phần than cũ ra ngoài. Sau đó, dùng bàn chải và nước tẩy chuyên dụng vệ sinh sạch bụi bẩn bám trên nhựa, sau đó để ráo nước. Cuối cùng, cho phần than hoạt tính mới vào bên trong và cài chặt lại là hoàn tất. 

  • Lõi lọc làm từ nhựa cứng: Dùng kéo cắt một đường nhỏ ngay phần mép để kéo lớp vải ra ngoài và đổ bỏ toàn bộ phần than cũ bên trong. Sau đó, dùng nước rửa chuyên dụng và bàn chải chà sạch bụi bẩn trên phần nhựa cứng và giặt sạch tấm vải rồi phơi khô. Cuối cùng, cho phần than hoạt tính mới vào bên trong và dùng keo dán chật lớp vải là có thể sử dụng. 

Thay mới bộ than hoạt tính

Thay mới bộ lọc than hoạt tính định kỳ từ 3 - 6 tháng sẽ mang đến hiệu quả hút mùi tối ưu hơn

Phía trên là hướng dẫn nhanh các bước vệ sinh máy hút mùi đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện được tại nhà. Sau khi vệ sinh và lắp lại các bộ phận của máy hút mùi, bạn nên kiểm tra kỹ lưỡng các vị trí cố định bằng vít để tránh ảnh hưởng đến khả năng vận hành của máy. Trong trường hợp linh kiện của máy đã quá cũ hoặc hư hỏng (gãy, đứt,...), bạn nên thay mới hoặc mang đến các trung tâm bảo trì để được sửa chữa kịp thời và kéo dài tuổi thọ của máy. 

Như vậy, bài viết đã gợi ý đến bạn cách bảo dưỡng máy hút mùi thông qua 4 cách đơn giản mà ai cũng có thể thực hiện tại nhà. Hy vọng bạn sẽ tích lũy được nhiều thông tin hữu ích để quá trình vệ sinh máy thêm dễ dàng và nhanh chóng hơn. Nếu còn thắc mắc khác, bạn vui lòng để lại thông tin liên hệ bên dưới bình luận để được SUNHOUSE hỗ trợ nhanh chóng!

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Bạn muốn không gian bếp yên tĩnh, nấu nướng thoải mái? Cùng SUNHOUSE khám phá ngay TOP 8 máy hút mùi chạy SIÊU ÊM, giúp bạn loại bỏ khói, mùi hiệu quả mà không lo tiếng ồn!
Chi tiết
Bạn nghe nói nhiều đến công dụng của máy hút mùi nhưng chưa hiểu rõ về cách thức hoạt động và hiệu quả của thiết bị. Thế nên, bạn muốn tìm hiểu rõ về nguyên lý máy hút mùi xem có sự khác biệt gì so với các phương pháp khử mùi khác trước khi quyết định mua. Vậy bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc này của bạn, cùng theo dõi nhé!
Chi tiết
Bạn đang phân vân chưa biết nên mua loại máy hút mùi nào phù hợp với nhu cầu sử dụng và căn bếp của gia đình. Đừng lo, bài viết dưới đây SUNHOUSE sẽ chia sẻ đến bạn các tiêu chí chọn máy hút mùi “chuẩn chỉnh”, hiệu quả và 8 mẫu máy phù hợp với mọi không gian, giúp bạn dễ dàng chọn được sản phẩm phù hợp. Mời bạn cùng theo dõi!
Chi tiết
1800 6680
Top