Ngày càng có nhiều biện pháp hỗ trợ bảo quản thực phẩm trong cuộc sống ngày nay. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách sử dụng hộp đựng thực phẩm đúng. Tìm hiểu ngay trong bài viết này nhé!
Cuộc sống bận rộn khiến con người không có thời gian mua sắm thực phẩm tươi sống hàng ngày. Bởi vậy, việc dự trữ và bảo quản thực phẩm thật sự cần thiết. Trong bài viết dưới đây, SUNHOUSE xin chia sẻ tới bạn cách bảo quản thực phẩm an toàn, và làm sao để sử dụng hộp đựng thực phẩm phù hợp cho từng loại.
Bạn đã bảo quản thực phẩm đúng cách hay chưa?
Dù là loại thực phẩm nào, bạn cũng nên bảo quản theo quy trình sau:
-
Phân loại và sơ chế thực phẩm đúng cách
Phân loại thực phẩm trước khi sơ chế và bảo quản
Phân loại thực phẩm là bước đầu tiên nhưng cực kỳ quan trọng trong quy trình bảo quản đảm bảo an toàn và giữ được sự tươi ngon của thực phẩm. Một số cách phân loại thực phẩm mà chị em nội trợ thường lựa chọn đó là:
- Phân loại thực phẩm sống, thực phẩm chín
- Phân loại riêng rau củ và thịt cá
- Phân loại theo hạn sử dụng, ưu tiên dùng sản phẩm cũ trước, mới sau
- Phân loại đồ tươi, đồ đông lạnh
Dù phân loại theo cách nào, bạn cũng cần tìm hiểu thời gian tối đa có thể dự trữ trong hộp thực phẩm mà không làm ảnh hưởng đến chất lượng, độ tươi ngon của chúng.
Ví dụ, với rau lá, thời gian tối đa bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh nên là 1 tuần. Sau thời gian này, dù rau chưa héo hay thối thì chất dinh dưỡng trong rau mất đi khá nhiều, đặc biệt khi ăn bạn sẽ không còn cảm nhận được vị ngọt trong rau nữa.
Với cá đông lạnh, dù thời gian trữ đông có thể lên tới 1 - 3 tháng, nhưng đối với cá nói riêng và đồ tanh nói chung, bạn chỉ nên bảo quản bằng hộp đựng thực phẩm trong 2 tuần, trường hợp chế biến đồ ăn dặm cho bé chỉ nên lưu trữ đủ dùng trong 1 tuần.
Có thể nói, việc phân loại đúng và nắm được thời gian các thực phẩm còn tươi ngon trong điều kiện bảo quản lạnh hay trữ đông giúp bạn có cách bảo quản phù hợp, giữ nguyên vị tươi ngon cho từng loại.
Nên sơ chế rau củ, thịt cá trước khi bảo quản trong tủ lạnh
Nhiều người có thói quen cho toàn bộ đồ ăn vào hộp bảo quản thực phẩm và bỏ tủ lạnh ngay sau khi mua về mà không sơ chế hay làm sạch. Điều này tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn và mầm bệnh từ thực phẩm phát triển.
Với rau củ, bạn cần cắt bỏ phần hư hỏng, không nên rửa mà dùng giấy báo hay giấy ăn lau khô tránh rau nhanh thối rữa, đặc biệt với rau lá. Với thịt, cá sống, hải sản, bạn nên rửa nhiều lần với nước muối loãng, rửa dưới vòi nước sạch, rửa với gừng hay giấm đối với đồ tanh giúp khử mùi hiệu quả, sau đó để ráo nước trước khi cho vào bộ hộp đựng thực phẩm và bảo quản trong tủ lạnh.
Ngoài ra, bạn nên chia nhỏ thành từng lượng nhỏ đủ dùng cho một bữa giúp dễ dàng lấy ra và chế biến, tránh rã đông nhiều lần gây nhiễm khuẩn, mất chất dinh dưỡng trong thực phẩm.
-
Lựa chọn hộp bảo quản theo từng loại thực phẩm
Lựa chọn hộp bảo quản thực phẩm phù hợp
Sau bước phân loại và sơ chế, bạn cần lưu ý bảo quản thực phẩm đúng cách. Một sai lầm khá nghiêm trọng trong việc bảo quản thực phẩm là không bọc kín chúng trước khi cho vào tủ lạnh. Điều này không những khiến vi khuẩn lây lan nhanh chóng, có nguy cơ gây bệnh đường tiêu hóa mà còn làm cho thức ăn bị ám mùi vào nhau.
Vì vậy, hãy luôn ghi nhớ bọc thực phẩm bằng màng bọc chuyên dụng hoặc tốt nhất nên sử dụng hộp đựng thực phẩm. Bởi sử dụng hộp bảo quản thực phẩm vừa giúp tiết kiệm được không gian bằng cách xếp chồng các hộp lên nhau vừa khiến tủ lạnh sẽ trở nên gọn gàng và đẹp mắt hơn. Dưới đây là cách lựa chọn hộp thực phẩm phù hợp cho từng loại đồ ăn, cũng như từng vị trí trong tủ lạnh.
Với ngăn mát
Trong tủ lạnh, ngăn mát thường chiếm không gian lớn hơn bởi nhu cầu sử dụng cao hơn. Ngăn mát thường được chia làm khá nhiều ngăn. Mỗi ngăn lại có nhiệt độ chuẩn khác nhau. Vì vậy, từng loại thực phẩm lại thích hợp để ở vị trí khác nhau.
- Cánh cửa tủ là nơi được làm lạnh ít nhất trong ngăn mát. Vì vậy, bạn chỉ nên lưu trữ những thực phẩm khô hoặc các loại gia vị, sốt. Thực phẩm khô thích hợp chứa bằng hộp nhựa đựng thực phẩm an toàn vừa tiết kiệm bởi hộp nhựa đựng thực phẩm giá rẻ lại giúp cánh tủ không quá nặng dẫn đến xệ cánh. Không nên để hộp sữa đang dùng dở vào vị trí này.
- Ngăn trên cùng là nơi thích hợp để lưu trữ thức ăn đã chế biến, thức ăn thừa, đồ uống vì nhiệt độ ở đây đủ lạnh để giữ chúng được lâu mà vẫn thơm ngon. Các loại thức ăn này, bạn nên bảo quản trong hộp đựng thực phẩm bằng thủy tinh, hộp đựng thực phẩm inox, hay sành sứ giúp đảm bảo an toàn vệ sinh.
- Những ngăn bên dưới: Bạn có thể cho trứng, sữa, hoặc các loại thịt, hải sản muốn dùng ngay trong ngày. Tuy nhiên, với thực phẩm sống, bạn đặc biệt lưu ý phải bọc kỹ bằng màng bọc, hộp đựng thực phẩm tủ lạnh có van chân không hay miếng ron cao su tránh rỉ nước và bám mùi vào những thực phẩm khác.
- Ngăn kéo tủ: đây là nơi sẽ đảm bảo độ ẩm thích hợp cho các loại rau, cũ, quả, giữ được độ tươi ngon, chất dinh dưỡng. Dù vậy, nếu ngăn này thiết kế không đủ kín, rau củ vẫn có thể bị héo, hay thối nhanh. Tốt nhất bạn nên bỏ chúng vào hộp thực phẩm bằng nhựa hay hộp nhựa pet đựng thực phẩm, lót giấy hai mặt trên dưới giúp hút ẩm sẽ giữ được tươi lâu hơn.
Với ngăn đông lạnh
Bảo quản thực phẩm ngăn đông lạnh đúng cách
Đây là ngăn có nhiệt độ thấp nhất trong tủ lạnh dùng để trữ đông thực phẩm trong vài tuần cho tới vài tháng. Ngoài các loại thực phẩm như thịt, tôm, cá tươi sống, bạn cũng có thể bao quản đồ ăn đã chế biến sơ. Vì vậy nên chia nhỏ và bỏ chúng vào từng hộp bảo quản thực phẩm tránh rã đông nhiều lần. Đặc biệt, để tiện lợi cho việc rã đông bằng lò vi sóng hay lò nướng, bạn nên dùng hộp đựng thực phẩm bằng thủy tinh, hay hộp đựng thực phẩm an toàn bằng nhựa chịu được nhiệt độ cao như nhựa PP, nhựa pet, nhựa nguyên sinh. Ngăn làm đá nên thiết kế tách biệt tránh nhiễm khuẩn.
-
Một số nguyên tắc an toàn vệ sinh khác
Nên ghi chú hạn sử dụng đối với thực phẩm trữ đông
Ngoài những điều kể trên, bạn cũng cần lưu ý một số nguyên tắc an toàn trong bảo quản thực phẩm dưới đây:
- Thực phẩm cấp đông phải được dán nhãn đầy đủ và ghi rõ tên, thành phần và hạn sử dụng
- Tuân thủ nguyên tắc vào trước - ra trước khi sử dụng thực phẩm đông lạnh
- Các thực phẩm khô như đường, bột và một số gia vị khác phải được bỏ vào thùng/ hộp bảo quản thực phẩm có nắp đậy, có dán nhãn ghi chú tên từng loại nguyên liệu để tránh nhầm lẫn
- Thường xuyên làm sạch tủ lạnh, hộp đựng thực phẩm giúp đảm bảo vệ sinh, khử mùi (nếu có)
- Các chai lọ đựng hóa chất làm sạch phải đặt xa các loại thực phẩm lưu trữ, xa nơi chế biến...phòng trường hợp nhầm lẫn hay bị đổ vỡ gây nhiễm độc
Trên đây là một số lưu ý trong bảo quản thực phẩm giúp đảm bảo an toàn, dưỡng chất trong thực phẩm và cách sử dụng hộp đựng thực phẩm đúng nhất. Hy vọng với những mẹo nhỏ trên, bạn và gia đình sẽ luôn được sử dụng những thực phẩm tươi ngon, đảm bảo dinh dưỡng.