Bí quyết - Mẹo vặt

14 lưu ý nhất định PHẢI BIẾT khi sử dụng bếp điện

23/10/2023 - 11:00 AM

Hiện nay, ngày càng nhiều gia đình lựa chọn bếp điện bởi sự an toàn, tiện lợi và thiết kế sang trọng, đẹp mắt. Tuy nhiên, người dùng cần biết một số lưu ý khi sử dụng bếp điện là gì để đảm bảo an toàn và giữ bếp điện bền lâu. Trong bài viết dưới đây, SUNHOUSE sẽ tổng hợp 14 lưu ý tối quan trọng khi sử dụng bếp điện, bạn tham khảo nhé!

Sử dụng bếp điện

Tổng hợp 14 lưu ý khi sử dụng bếp điện bạn nhất định phải biết

1. 4 lưu ý trước khi sử dụng bếp điện 

Trước khi sử dụng bếp điện, bạn cần lưu ý đọc kỹ hướng dẫn của nhà sản xuất, chuẩn bị nồi phù hợp, sử dụng nguồn điện phù hợp… để thực hiện đúng cách, không gặp trục trặc khi nấu bếp và đảm bảo an toàn cho bản thân cùng các thành viên trong gia đình. Cụ thể:

1.1. Đọc kỹ hướng dẫn trước khi sử dụng  

Nhìn chung, thiết kế các sản phẩm bếp từ trên thị trường tương đối giống nhau, tuy nhiên, mỗi thương hiệu sẽ tạo dấu ấn riêng với hệ thống bảng điều khiển, cách bố trí các vùng nấu, ký hiệu các nút chức năng… khác nhau. Do đó, bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để thực hiện đúng thao tác, hiểu rõ cách sử dụng từng chức năng của bếp để không bối rối khi nấu ăn.

Đọc hướng dẫn trước khi sử dụng

Bạn cần đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi nấu ăn bằng bếp điện

1.2. Chuẩn bị loại nồi đáy phẳng - bắt từ và kích thước đáy phù hợp 

Bếp điện gồm 3 loại, bếp điện từ, bếp hồng ngoại và bếp kết hợp từ và hồng ngoại. Bạn cần xác định rõ loại bếp đang sử dụng để lựa chọn nồi nấu phù hợp. 

1 - Với bếp hồng ngoại, bạn chỉ cần chọn loại nồi có đáy phẳng để mặt tiếp xúc với bếp đều, nhiệt độ ổn định, thức ăn sẽ chín đều và ngon miệng hơn.

2 - Bếp điện kết hợp từ và hồng ngoại gồm 1 vùng nấu điện từ và 1 vùng nấu hồng ngoại, bạn lưu ý chọn loại nồi phù hợp với từng vùng nấu. Cụ thể, chọn nồi đáy phẳng và bắt từ cho vùng nấu điện từ, chọn nồi đáy phẳng cho vùng nấu hồng ngoại.

Sử dụng nồi có đáy bằng phẳng

Bạn nên chuẩn bị nồi/chảo đáy phẳng và có khả năng bắt từ khi sử dụng bếp điện từ

3 - Khi sử dụng bếp điện từ, bạn cần lựa chọn loại nồi có đáy phẳng và có khả năng bắt từ. Bởi bếp từ hoạt động theo nguyên lý điện từ, nồi phải có đáy phẳng và làm từ chất liệu có thể bắt được từ trường tạo ra bởi mâm từ dưới mặt bếp mới tạo ra nhiệt để nấu chín thức ăn như nồi sắt, nồi gang, nồi thép, nồi inox, sắt tráng men và những loại nồi có đáy từ khác. 

Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn sử dụng những loại nồi được làm từ chất liệu không bắt từ, bạn có thể dùng dụng cụ trung gian có tác dụng bắt từ và truyền nhiệt tới nồi nấu, đó chính là đĩa từ (đĩa chuyển nhiệt bếp từ). Các loại đĩa từ trên thị trường hiện nay thường được làm từ hợp kim sắt, từ tính tốt, bạn chỉ cần đặt đĩa lên mặt bếp là có thể sử dụng với bất kỳ loại nồi nào.

Tham khảo dùng bếp điện có tốn điện không để biết thêm nhiều thông tin về mức tiêu thụ điện của bếp điện và lựa chọn mua sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình nhé!

1.3. Để các thiết bị điện tử cách xa bếp từ khoảng 1m 

Nguyên lý hoạt động của bếp điện từ là sử dụng sóng điện từ được tạo ra bởi mâm từ đặt dưới mặt bếp, kết hợp với nồi có chất liệu bắt từ, tạo ra nhiệt lượng để làm chín thức ăn. Bước sóng điện từ này có cường độ thấp, không ảnh hưởng tới sức khỏe con người nhưng có thể gây nhiễu một số thiết bị điện từ đặt gần bếp.

Đặt bếp ở vị trí riêng trong căn bếp

Bạn nên đặt bếp ở vị trí riêng trong căn bếp, cách xa lò vi sóng, lò nướng và các thiết bị điện từ khác tối thiểu 1m

Vì vậy, bạn không nên đặt bếp từ gần các thiết bị điện tử như lò vi sóng, tivi, modem wifi, laptop, smartphone… để tránh gây nhiễu sóng, ảnh hưởng đến độ bền thiết bị. Ngoài ra, bạn cũng không nên đặt các thiết bị điện từ hoặc các đồ vật dễ bắt nhiệt gần bếp hồng ngoại vì bếp tỏa nhiệt độ cao, nếu không cẩn thận có thể gây cháy nổ.

1.4. Sử dụng nguồn điện phù hợp 

Các loại bếp điện từ hiện nay thường hoạt động với công suất từ 200W đến 5200W, đây là mức công suất lớn, nếu sử dụng thiết bị điện như dây điện, ổ điện… không có khả năng chịu được mức công suất này  sẽ dễ xảy ra chập, cháy. Do đó, để đảm bảo an toàn và tuổi thọ sử dụng của bếp, bạn nên lựa chọn ổ cắm và dây điện phù hợp với các mức công suất bếp. 

Cụ thể, với công suất dưới 2000W, có thể sử dụng ổ cắm điện trực tiếp vào nguồn điện chung, với công suất từ 2000W trở lên, bạn nên sử dụng aptomat riêng. Trường hợp cần sử dụng dây nối, bạn nên chọn dây điện có tiết diện lớn 4mm - 6mm để đảm bảo an toàn.

Lắp đặt aptomat riêng cho bếp

Bạn nên lắp đặt aptomat riêng cho bếp điện để đảm bảo an toàn khi sử dụng

Đồng thời, bạn nên sử dụng bếp với nguồn điện ổn định, tránh điện áp tăng giảm thất thường, đặc biệt vào giờ cao điểm, dễ gây chập cháy, làm giảm tuổi thọ của bếp. Để khắc phục tình trạng này, bạn hãy lắp thêm thiết bị ổn định điện áp, tránh điện áp tăng quá cao hoặc giảm quá thấp.

Dùng bếp ga hay bếp điện tiết kiệ điện hơn? Đây là thắc mắc của nhiều gia đình khi chọn mua bếp. Câu trả lời có trong bài viết Dùng bếp ga hay bếp điện tiết kiệm hơn? được SUNHOUSE giúp bạn đọc có thêm thông tin quyết định mua bếp tốt nhất.

2. 6 lưu ý trong quá trình sử dụng bếp điện 

2.1. Tránh nấu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài

Khi bếp điện từ hoạt động, dòng điện chạy qua cuộn dây đồng trên mâm từ nóng lên. Nếu bạn sử dụng bếp ở nhiệt độ cao trong thời gian dài, cuộn dây đồng quá nóng có thể bị cháy, đồng thời, các bo mạch trong bếp có thể bị hỏng vì quá tải. Do đó, bạn nên lựa chọn mức nhiệt phù hợp với từng món ăn, chỉ sử dụng nhiệt độ cao hoặc chế độ Booster trong khoảng 10 phút và sau khi nấu mỗi món ăn nên nghỉ 1 - 2 hoặc tốt nhất khoảng 5 phút trước khi chuyển sang món tiếp theo để bếp giảm nhiệt, tránh quá tải, đảm bảo độ bền của bếp.

Không nên để bếp hoạt động liên tục

Bạn không nên để bếp hoạt động liên tục với công suất lớn, trong thời gian dài

2.2. Đặt nồi ở vị trí phù hợp 

Trên mặt bếp điện sẽ đánh dấu các vị trí đặt nồi phù hợp nhất, thường được khoanh vùng bằng đường tròn, bạn nên đặt đáy nồi, chảo ở đúng những vị trí này. Nơi được đánh dấu khớp với vị trí mâm từ và mâm hồng ngoại đặt bên dưới mặt kính của bếp, đồng thời, đây cũng là nơi mặt kính chịu lực tốt nhất. Do đó, đặt nồi đúng nơi được đánh dấu sẽ giúp tập trung nguồn nhiệt vào đáy nồi, tiết kiệm điện, mặt kính bền hơn vì trọng lượng được phân bố đều. 

2.3. Không chạm tay vào mặt kính bếp khi nấu

Trong quá trình nấu ăn, mặt bếp điện, đặc biệt mặt bếp điện hồng ngoại rất nóng, có thể gây bỏng. Vì vậy, bạn không nên chạm tay vào mặt bếp khi đang nấu. Đồng thời, bạn nên ngăn trẻ em tới gần khu vực nấu ăn để tránh bé vô tình chạm vào mặt bếp bị thương.

Mặt bếp rất nóng khi đang sử dụng

Mặt bếp rất nóng khi đang sử dụng, bạn chỉ nên đặt tay lên sau khi mặt bếp đã nguội

2.4. Đảm bảo đáy nồi & khu vực nấu không bị ẩm ướt 

Cấu tạo bên trong bếp điện là các vi mạch điện tử và đường dây điện phức tạp nên trong môi trường ẩm ướt có thể dẫn tới tình trạng chập, cháy. Do đó, bạn cần đảm bảo đáy nồi và khu vực bếp nấu khô ráo trước khi đặt nồi lên bếp. Bạn có thể dùng khăn khô, mềm lau đáy nồi, mặt bếp và xung quanh khu vực nấu trước khi nấu ăn.

Giữ khu vực bếp luôn khô ráo

Bạn nên giữ khu vực bếp nấu luôn khô ráo, sạch sẽ, tránh đặt nơi ẩm ướt và không thoáng khí

2.5. Không nhấc nồi khỏi bếp trong quá trình nấu 

Khi không đặt dụng cụ nấu trên bếp khi đang bật, bếp sẽ báo lỗi E0 hiển thị trên bảng điều khiển kèm theo âm thanh “tít…tít” (tùy từng loại bếp). Nguyên nhân do bếp điện từ, bếp hồng ngoại đều hoạt động trên nguyên lý truyền nhiệt, khi bật bếp mà không đặt nồi lên, bếp không nhận diện được nồi và sẽ báo lỗi.

Đặt dụng cụ nấu lên mặt bếp khi đang bật bếp

Luôn đặt dụng cụ nấu lên mặt bếp khi đang bật để tránh báo lỗi E0

Nếu bạn để bếp báo lỗi thường xuyên, hệ thống thông báo có thể gặp trục trặc, không thông báo hoặc báo lỗi, làm giảm tuổi thọ của bếp, đặc biệt là bộ phận cảm ứng. Trường hợp chế biến các món rang, xào cần nhấc nồi/ chảo lên khỏi mặt bếp trong khi nấu, bạn hãy tắt bếp trước để hạn chế báo lỗi.

2.6. Phụ nữ mang thai hạn chế nấu ăn bằng bếp điện từ

Khi bếp điện từ hoạt động sẽ tạo ra từ trường (sóng điện từ) xung quanh, loại sóng này không ảnh hưởng tới sức khỏe của người bình thường, nhưng có thể có tác động tới tín hiệu của thai nhi. Do đó, phụ nữ mang thai nên cân nhắc sử dụng bếp điện từ.

3. 4 lưu ý cần biết sau khi sử dụng bếp điện 

Không chỉ trước và trong thời gian nấu, bạn cũng cần lưu ý một số điều quan trọng dưới đây sau khi sử dụng các loại bếp điện.

3.1. Không rút phích cắm điện hoặc ngắt aptomat đột ngột 

Sau khi tắt bếp điện, quạt gió vẫn hoạt động thêm 1 - 2 phút để làm mát, giảm nhiệt độ các bộ phận bên trong bếp, đảm bảo độ bền thiết bị trước tác động của nhiệt. Việc rút phích cắm điện hoặc ngắt aptomat đột ngột sẽ dừng hoạt động của quạt gió, các bộ phận không được làm mát, thời gian dài có thể làm giảm tuổi thọ bếp. Do đó, sau khi nấu ăn xong và tắt bếp, bạn nên đợt từ 15 - 20 phút để bếp nguội trước khi rút dây nguồn hoặc tắt aptomat.

Mân từ cần được làm mát sau khi sử dụng

Mâm từ cần được làm mát sau khi sử dụng bếp, bạn cần đợi 15 - 20 phút trước khi rút dây nguồn bếp điện sau khi nấu ăn

Nhiều gia đình phân vân có nên dùng bếp ga hay bếp điện? Tham khảo ngay bài viết nên dùng bếp ga hay bếp điện tốt hơn để chọn mua cho gia đình mình những sản phẩm tốt nhất của chúng tôi nhé!

3.2. Lấy nồi/chảo khỏi bếp sau khi nấu xong 

Sau khi tắt bếp, mặt bếp vẫn còn nóng một khoảng thời gian, nhiều người thường tận dụng lượng nhiệt này để ủ nóng thức ăn. Tuy nhiên, đây là việc không nên làm bởi sẽ gây ảnh hưởng không tốt tới tuổi thọ mặt kính và các bộ phận bên trong bếp.

Lấy nồi chảo khỏi bếp sau khi nấu xong

Bạn nên lấy nồi, chảo khỏi bếp khi đã nấu xong, không để nổi trên bếp quá 1  - 2 phút sau khi tắt bếp

Nguyên nhân bởi quạt gió tản nhiệt chỉ hoạt động 1 - 2 phút sau khi tắt bếp, sau thời gian này, nếu bạn vẫn đặt nồi trên bếp, nhiệt độ ở đấy nồi sẽ truyền ngược lại mặt bếp mà không được làm mát, lặp lại nhiều lần như vậy có thể làm hỏng bảng điều khiển của bếp điện. Vì vậy, bạn chỉ nên đặt nồi trên bếp sau khi tắt 1 - 2 phút hoặc cho đến khi quạt gió dừng hoạt động.

3.3. Sử dụng chức năng khóa an toàn 

Hiện nay, hầu hết các loại bếp điện trên thị trường đều có tính năng khóa an toàn, hay còn gọi là khóa trẻ em. Khi bật tính năng này, bảng điều khiển bếp sẽ bị khóa (trừ nút nguồn), bếp sẽ giữ nguyên chế độ nấu hiện tại cho tới khi bạn tắt tính năng khóa trẻ em. 

Chế độ nấu sẽ không bị thay đổi khi bạn hoặc trẻ nhỏ trong nhà vô tình chạm vào nút tính năng khác trên bảng điều khiển, thức ăn vẫn được nấu chín trong khi bạn có việc bận không thể để ý đến quá trình nấu.

Tính năng khóa an toàn

Bạn nên sử dụng tính năng khóa an toàn trên bếp điện khi gia đình có trẻ nhỏ 

3.4. Vệ sinh bếp sau khi sử dụng 

Khi nấu ăn không thể tránh khỏi việc vụn thức ăn, dầu mỡ bắn trên mặt bếp, nếu bạn không làm sạch sau khi nấu, những vết bẩn này có xu hướng bám ngày càng chặt và khó vệ sinh hơn. Vết bẩn có thể khiến nhiệt độ bếp không ổn định, ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của bếp ở những lần sử dụng tiếp theo. Do vậy, bạn nên vệ sinh bếp sau mỗi lần nấu.

Bạn có thể tham khảo một số phương pháp vệ sinh bếp đúng cách sau:

  • Cách 1 - Sử dụng chanh và giấm trắng: Pha nước cốt chanh với giấm trắng theo tỷ lệ 1:1, đổ dung dịch lên mặt bếp và lau sạch bằng khăn mềm.

  • Cách 2 - Sử dụng Baking soda: Pha loãng Baking soda với nước ấm khoảng 50 - 60 độ C theo tỷ lệ 2:1, đổ dung dịch lên mặt bếp và đợi 15 phút. Sau đó, sử dụng khăn mềm lau toàn bộ bề mặt bếp để loại bỏ các vết bẩn.

  • Cách 3 - Sử dụng dung dịch tẩy rửa chuyên dụng: Nếu các vết bẩn khó làm sạch bằng 2 cách trên, bạn hãy sử dụng các dung dịch vệ sinh bếp chuyên dụng như Cif, dung dịch vệ sinh pha nước bóng. Chỉ cần xịt dung dịch lên bề mặt bếp, chờ 3 - 5 phút, sau đó dùng khăn sạch và khô lau toàn bộ mặt bếp là xong.

  • Cách 4 - Sử dụng dao cạo bếp chuyên dụng: Nếu các dung dịch tẩy rửa không loại bỏ hết vết bẩn, bạn hãy sử dụng dao chuyên dụng để cạo sạch các mảng bám, sau đó thực hiện lau sạch bếp bằng 1 trong 3 cách trên. Loại dao này thường được bán tại những cửa hàng bán dụng cụ nhà bếp chuyên dụng.

Vệ sinh bếo vơi dung dịch tẩy rửa

Bạn có thể vệ sinh bếp dễ dàng với dung dịch tẩy rửa chuyên dụng và một chiếc khăn mềm 

Trên đây là giải đáp chi tiết cho câu hỏi những lưu ý khi sử dụng bếp điện là gì, trong đó có những lời khuyên chi tiết trước, trong và sau khi sử dụng bếp. Bạn nên nắm rõ và thực hiện đúng các lưu ý để giữ độ bền của bếp và bảo đảm an toàn khi sử dụng. Nếu bạn còn điều gì thắc mắc liên quan đến cách sử dụng bếp điện, hãy để lại bình luận dưới bài viết, SUNHOUSE sẽ giải đáp chi tiết mọi câu hỏi của bạn.

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Bếp điện là một thiết bị nhà bếp được nhiều người tiêu dùng yêu thích. Tuy nhiên, đôi khi người dùng có thể gặp một số trục trặc trong quá trình sử dụng như lỗi bếp điện không lên nguồn. SUNHOUSE sẽ cung cấp cho bạn các nguyên nhân phổ biến và cách xử lý khi gặp tình trạng này. Theo dõi ngay bạn nhé!
Chi tiết
Bếp điện bị nứt mặt kính là tình trạng xảy ra khi sử dụng bếp không đúng cách. Tại sao bếp điện bị nứt mặt kính? cách xử lý và phòng tránh như thế nào?
Chi tiết
Nên dùng bếp ga hay bếp điện là câu hỏi được nhiều người quan tâm, đặc biệt là những gia đình đang có nhu cầu mua bếp mới. Bài viết này sẽ giúp bạn so sánh bếp ga và bếp điện về tính tiết kiệm, từ đó đưa ra lựa chọn phù hợp nhất với nhu cầu của gia đình mình.
Chi tiết
1800 6680
Top