Rằm tháng 7 là ngày lễ quan trọng trong năm của người Việt. Điều này thể hiện qua câu “Tết cả năm không bằng rằm tháng bảy” nhưng không phải ai cũng biết lễ vu lan là gì hay và sự khác nhau giữa lễ vu lan và lễ cúng cô hồn?
Vì sao có sự nhầm lẫn giữa lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn?
Ở Việt Nam, lễ Vu Lan được thực hiện vào ngày rằm tháng Bảy âm lịch , trùng với ngày lễ cúng cô hồn. Do đó nhiều người thường có sự nhầm lẫn trong ngày Rằm tháng 7 này. Thực tế lễ Vu Lan và lễ cúng cô hồn hoàn toàn khác nhau.
Lễ Vu Lan là gì?
Truyền thuyết về lễ Vu Lan được nhiều người biết đến nhất là bắt nguồn từ sự tích lòng hiếu thảo của ông Ma Ha Một Đặc Già La (hay còn thường gọi là Đại Mục Kiền Liên, gọi tắt là Bồ Tát Mục Liên). Mục Kiều Liên vốn là một tu sĩ khác đạo về sau quy y và trở thành đệ tử lớn nơi cửa Phật, đạt được 6 phép thần thông rồi được liệt vào hạng thần thông.
Sau khi đắc đạo, ông muốn biết mẹ mình giờ thế nào nên đã dùng huệ nhãn để tìm kiếm khắp giới. Thấy mẹ vì gây nhiều nghiệp ác nên phải sanh làm ngạ quỷ (quỷ đói) bị hành hạ khổ sở, ông đã đem cơm xuống tận cõi quỷ để dâng mẹ. Tuy nhiên vì bị nhịn đói lâu ngày, mẹ ông đã ích kỉ dùng tay che miệng bát cơm khi các cô hồn khác đến tranh cướp nên khi đưa cơm vào miệng thì bỗng hóa thành lửa đỏ.
Không giúp được mẹ, Mục Liên đành quay về tìm Phật để hỏi cách cứu mẹ. Phật chỉ cho ông biện pháp hợp lực chư tăng khắp mười phương vào ngày rằm tháng 7. Theo lời Phật dạy, ông sắm sửa lễ cúng vào ngày đó quả nhiên mẹ ông được thoát kiếp ngạ quỷ về cảnh giới lành. Từ đó, cách thức cúng dường cầu siêu đó được lưu truyền với tên gọi Vu Lan bồn pháp còn bộ kinh ghi chép sự tích trên được gọi là Vu Lan bồn kinh.
Lễ cúng cô hồn là gì?
Sự tích lễ cúng cô hồn theo “Phật Thuyết Cứu Bạt Diêm Khẩu Ngạ Quỷ Đà La Ni Kinh” có liên quan đến chuyện giữa ông A Nan Đà (hay còn được gọi là A Nan) và một con quỷ miệng lửa (diệm khẩu).
Một buổi tối, A Nan đang ngồi trong tịnh thất thì nhìn thấy một ngạ quỷ thân thể khô gầy mà dại, miệng nhả lửa (diệm khẩu) bước vào. Con quỷ này thông báo cho A Nan biết tin ba ngày sau ông sẽ chết và cũng phải luân hồi vào cõi ngạ quỷ như nó.
A Nan nghe tin sợ quá nên nhờ quỷ bày cho cách tránh khỏi khồ đồ. Lúc này ngạ quỷ mới nói: “Muốn được tăng thọ, ngày mai ông phải thí cho bọn ngạ quỷ chúng tôi thức ăn và vì chúng tôi mà cúng dường Tam Bảo”. A Nan đem chuyện lại thuật lại với Đức Phật, Ngài bèn đặt bài chú gọi là “Cứu Bạt Diệm Khẩu Ngạ Quỷ Ðà La Ni” và đem tụng trong lễ cúng để tăng thêm phước. Vì vậy bài cúng này còn được ngầm hiểu là cúng bố thí, cầu nguyện cho loài quỷ đói hay hiểu rộng ra là cúng cô hồn, cúng thí cho những vong hồn không nơi nương tựa, phải chịu nhiều đói khổ.
Tục cúng cô hồn bắt nguồn từ sự tích này và vẫn được lưu giữ cho đến ngày hôm nay. Vì vậy mới có câu “Tháng Bảy ngày rằm xá tội vong nhân”, bố thí cho những vong hồn không ai thờ cúng. Điều này cũng thể hiện tính nhân văn, làm phước của người Việt xưa. Cúng cô hồn thường khá cầu kì từ cách sắp lễ cho tới văn khấn cúng cô hồn.
Bạn có thể tham khảo nghi thức cúng cô hồn và cách thức cúng cô hồn chính xác trong bài: văn khấn cúng cô hồn chuẩn xác nhất