Bí quyết - Mẹo vặt

Cách nấu chè khoai môn bằng nồi cơm điện dẻo bùi - không sượng

15/11/2023 - 04:32 PM

Ngoài chức năng nấu cơm, nồi cơm điện được tích hợp thêm đa dạng chế độ nấu khác. Vì vậy, bạn có thể chế biến được nhiều món ăn khác nhau chỉ với một chiếc nồi cơm điện một cách nhanh chóng và ngon miệng, bao gồm món chè khoai môn. Trong bài viết này, SUNHOUSE sẽ hướng dẫn bạn chi tiết từng bước cách nấu chè khoai môn bằng nồi cơm điện, bạn theo dõi nhé!

Cách nấu chè khoai môn bằng nồi cơm điện dẻo bùi - không sượng

Cách nấu chè khoai môn bằng nồi cơm điện dẻo bùi - không sượng

1. 2 lý do bạn nên nấu chè khoai môn bằng nồi cơm điện

Nồi cơm điện tỏa nhiệt nhanh và đều, truyền và giữ nhiệt tốt, tự động điều chỉnh nhiệt thông minh theo số lượng nguyên liệu, thời gian nấu chè khoai môn nhanh hơn, khoai và gạo nếp chín đều, dẻo thơm hơn so với nấu bằng bếp gas hay bếp củi.

1.2  Nấu chè khoai môn nhanh chóng - tiết kiệm thời gian, công sức 

Khi chọn cách nấu chè khoai môn bằng nồi cơm điện nấu chè khoai môn bằng nồi cơm điện, nhiệt lượng từ mâm nhiệt truyền nhanh chóng tới các phía của lòng nồi giúp khoai môn chín đều và nhanh chóng.

Đặc biệt với nồi cơm điện cao tần, nhờ hoạt động dựa trên nguyên lý cảm ứng điện từ gia nhiệt 360 độ mà nhiệt được tỏa đều từ đáy nồi giúp khoai môn và hạt nếp nở đều, dẻo, không bị sượng và không vỡ nát.

Nồi cơm điện tử hoạt động nhờ công nghệ thông minh giúp món chè chín đều, chín nhanh và không bị sượng

Nồi cơm điện tử hoạt động nhờ công nghệ thông minh giúp món chè chín đều, chín nhanh và không bị sượng

Bên cạnh đó, nồi cơm điện thường có công suất trung bình từ 700 - 800W, cao hơn gấp 2 - 3 lần công suất khi nấu bếp gas và bếp củi nên thời gian nấu chín nhanh hơn, giúp bạn tiết kiệm thời gian hiệu quả.

Ngoài ra, nồi cơm điện còn tích hợp công nghệ cảm biến nhiệt thông minh, tự động điều chỉnh mức nhiệt phù hợp với số lượng nguyên liệu và nước trong nồi.

Việc này đảm bảo gạo và khoai môn chín kỹ, mềm, giữ được độ dẻo và hương vị thơm ngon, bạn không cần kiểm tra bếp thường xuyên để điều chỉnh nhiệt như 2 cách truyền thống, giúp bạn tiết kiệm thời gian.

1.2 Lưu giữ trọn vẹn hương vị - giúp khoai không bị nát

Nồi cơm điện thiết kế nắp kín, lòng nồi bằng hợp kim hoặc kim loại,  thường có từ 5 - 7 lớp, dày từ 2 - 3mm nên giữ nhiệt tốt, gạo và khoai môn chín mềm, giữ được hương vị thơm ngon.

Ngoài ra, một số dòng nồi cơm điện cao cấp của SUNHOUSE sử dụng công nghệ Fuzzy Logic, nhiệt độ sẽ được điều chỉnh liên tục tùy theo lượng nước và nguyên liệu trong nồi. 

Do đó khi thực hiện cách nấu chè khoai môn bằng nồi cơm điện, lượng nước dư thừa sẽ được lấy đi theo từng giai đoạn nấu, món chè sẽ luôn thơm ngon ngay cả khi bạn lỡ cho hơi nhiều hoặc ít nước.

Công nghệ Fuzzy Logic điều chỉnh nhiệt độ phù hợp trong tường giai đoạn nấu giúp chè chín đều, dẻo thơm

Công nghệ Fuzzy Logic điều chỉnh nhiệt độ phù hợp trong tường giai đoạn nấu giúp chè chín đều, dẻo thơm

2. Chuẩn bị nguyên liệu 

Dưới đây là số lượng nguyên liệu cần chuẩn bị để thực hiện cách nấu chè khoai môn bằng nồi cơm điện cho 4 người ăn (khoảng 8 bát chè), dựa vào đó bạn có thể tùy chỉnh theo số lượng người thực tế:

2.1. Nguyên liệu tươi

  • Nước cốt dừa (nước cốt dão): 350ml

  • Nước cốt dừa (nước cốt nhất): 300ml

  • Lá dứa (lá nếp): 5 - 6 lá

  • Nước màu lá cẩm: 1/2 bát ăn cơm

  • Khoai môn (có thể thay bằng khoai sọ): 500g. Bạn nên chọn củ có kích thước vừa phải, không quá lớn, tròn đều giống quả trứng gà, vỏ ngoài sần sùi, có nhiều râu và đất bám trên vỏ. Nếu mua khoai đã sơ chế sẵn, nên chọn củ có ruột nhiều vân tím hoặc đỏ đậm.

  • Gạo nếp: 250g. Bạn nên ưu tiên chọn gạo nếp cái hoa vàng sẽ thơm và dẻo hơn các loại nếp khác Gạo ngon sẽ có hạt căng bóng, đẹp mắt, kích thước đều nhau, mùi thơm nhẹ. Bạn tránh chọn loại gạo có mùi khó chịu, màu chuyển vàng, các hạt kích thước không đều nhau vì có thể là gạo cũ, hỏng hoặc đã trộn lẫn các loại gạo khác.

Nguyên liệu tươi để làm món chè khoai môn

Nguyên liệu tươi để làm món chè khoai môn

2.2. Nguyên liệu khác

Khi thực hiện cách nấu chè khoai môn bằng nồi cơm điện thì bạn cũng cần chuẩn bị thêm một số nguyên liệu và gia vị như:

  • Bột năng: 45g (3 thìa canh)

  • Đường: 250g (có thể tùy chỉnh theo khẩu vị của ban)

  • Muối: 5g (1 thìa cà phê)

  • Nước lọc: 350ml.

Nguyên liệu khác cho món nấu chè khoai môn bằng nồi cơm điện cho 4 người

Nguyên liệu khác cho món nấu chè khoai môn bằng nồi cơm điện cho 4 người

3. Sơ chế nguyên liệu 

Trước khi tiến hành cách nấu chè khoai môn bằng nồi cơm điện, bạn cần sơ chế các nguyên liệu như sau:

3.1. Bước 1: Sơ chế khoai môn 

1 - Gọt khoai môn

Khoai môn sau khi mua về, bạn không nên rửa sạch đất bên ngoài vỏ vì nếu rửa lúc này sẽ bị ngứa tay. Bạn hãy để nguyên vỏ, lau khô tay và dùng dao gọt sạch lớp vỏ bên ngoài.

Ngoài ra, để gọt khoai môn không bị ngứa, bạn có thể áp dụng 1 trong 2 cách sau:

  • Cách 1: Bạn tránh tiếp xúc trực tiếp với khoai khi gọt vỏ bằng cách đeo găng tay nấu ăn khi gọt, như vậy sẽ không bị ngứa.

  • Cách 2: Bạn pha một chút muối vào nước và đun sôi, cho khoai môn vào chần khoảng 30 giây để loại bỏ lông ngứa, vớt khoai ra ngâm vào nước lạnh 3 phút để giữ được độ giòn. Sau đó, bạn gọt vỏ khoai sẽ không bị ngứa.

2 - Rửa và cắt khoai môn

Bạn cho tất cả khoai môn đã gọt vỏ vào thau nước thêm ½ thìa cà phê muối, trộn đều và ngâm trong 10 phút. Sau đó, bạn rửa sạch khoai với nước, vớt ra rổ để ráo nước, cắt thành khúc nhỏ dài khoảng 3cm.

Cắt khoai môn thành từng miếng nhỏ vừa ăn dài khoảng 3cm

Cắt khoai môn thành từng miếng nhỏ vừa ăn dài khoảng 3cm

3.2. Bước 2: Sơ chế gạo nếp

1 - Vo gạo nếp 

Đổ 250g gạo nếp vào rổ có nan dày, đảm bảo gạo không bị lọt ra ngoài, vo gạo dưới vòi nước, nhặt sạch hạt sạn, vỏ trấu và bụi bẩn, đến khi gạo sạch hoàn toàn. Làm như vậy giúp món chè ngon hơn, không bị sạn hay lẫn vỏ trấu còn sót lại.

2 - Ngâm gạo nếp 

Bạn đổ gạo vào chậu sạch, xả nước cao ngang độ cao gạo trong chậu, thêm 1 thìa muối, ngâm ít nhất 1 tiếng, lý tưởng nhất là ngâm qua đêm.

Việc ngâm gạo như vậy sẽ làm mềm gạo, gạo sẽ nở bung khi nấu, món chè ngon hơn. Lưu ý, với cách nấu chè khoai môn bằng nồi cơm điện thì bạn nên thay nước ít nhất 1 lần trong khi ngâm để tránh gạo bị nhớt.

Ngâm gạo nếp trong nước ít nhất 1 tiếng trước khi nấu

Ngâm gạo nếp trong nước ít nhất 1 tiếng trước khi nấu

3.3. Bước 3: Sơ chế lá dừa 

Lá dứa bạn rửa sạch hết bụi bẩn, cắt thành khúc khoảng 10cm. Khi rửa lá bạn chú ý nhẹ tay, tránh làm gãy hay dập nát.

3.4. Bước 4: Sơ chế nước cốt dừa 

Để tiết kiệm thời gian, bạn có thể mua nước cốt dừa đóng hộp tại cửa hàng tạp hóa hoặc siêu thị. Nếu bạn muốn tự làm theo sở thích, có thể tham khảo cách làm như sau:

  • Đặt nồi lên bếp, cho 300ml nước cốt dừa (nước cốt nhất), 1 thìa canh bột năng, 50g đường và ½ thìa cà phê muối vào.

  • Bật bếp, khuấy đều tay và liên tục hỗn hợp trong nồi cho đến khi sôi và sánh lại là đã chín, tắt bếp.

Khi hỗn hợp nước cốt dừa sôi và sánh lại là chín

Khi hỗn hợp nước cốt dừa sôi và sánh lại là chín

4. Cách nấu chè khoai môn bằng nồi cơm điện

Sau khi đã sơ chế xong tất cả nguyên liệu, bạn có thể bắt đầu thực hiện 5 bước nấu và thưởng thức chè khoai môn như sau:

4.1. Bước 1: Đổ gạo nếp vào nồi cơm điện & đong nước 

Bạn lót ⅔ phần lá dứa đã chuẩn bị ở đáy nồi cơm điện, cho toàn bộ gạo nếp đã ngâm vào nồi, cho tiếp 350ml nước lọc vào, dàn đều gạo, đậy nắp nồi cơm điện.

Lót lá dứa dưới đáy nồi và cho gạo lên trên, khi nấu gạo sẽ thơm mùi lá dứa

Lót lá dứa dưới đáy nồi và cho gạo lên trên, khi nấu gạo sẽ thơm mùi lá dứa

4.2. Bước 2: Thao tác hấp khoai môn bằng nồi cơm điện 

Cho khoai môn đã cắt vào bát, đổ thêm ½ bát nước lá cẩm vào để có màu đẹp, thêm ½ thìa cà phê muối vào để khoai ra bớt chất mủ, bớt hăng hơn.

Sau đó, bạn trộn đều và đặt cả bát khoai vừa trộn và nồi cơm điện, đổ thêm nước tới tối đa ½ chiều cao bát, đậy nắp và bật chế độ giống như nấu cơm.

Lưu ý, lượng nước trong nồi tránh để quá nhiều vì khi sôi sẽ tràn vào bát khiến khoai bị nhão.

Thời gian hấp khoai môn khoảng 30 phút cho đến khi khoai chín mềm thì tắt nồi cơm. Bạn vớt khoai ra rổ để ráo nước, bỏ phần nước lá cẩm đi, đợi cho đến khi khoai nguội hẳn. Lưu ý trong khi hấp khoai, cách 5 phút bạn nên đảo khoai trong bát một lần để khoai chín đều và đều màu.

Thao tác hấp khoai môn bằng nồi cơm điện

Thao tác hấp khoai môn bằng nồi cơm điện

4.3. Bước 3: Thao tác nấu nếp bằng nồi cơm điện 

Vì có công suất lớn, gia nhiệt đều và chế độ kiểm soát nước và nhiệt độ thông minh nên nấu nếp bằng nồi cơm điện giúp gạo chín đều, nhanh chóng nhưng không bị nát hay nhão.

Vì vậy khi thực hiện cách nấu chè khoai môn bằng nồi cơm điện, bạn có thể đậy nắp nồi, bật chế độ nấu và đi làm việc khác mà không phải kiểm tra nồi thường xuyên.

Về chế độ nấu, mỗi loại nồi hay thương hiệu sẽ thiết kế ký hiệu khác nhau trên bảng điều khiển, đồng thời không phải loại nồi cơm điện nào cũng có riêng chế độ nấu gạo nếp. Chẳng hạn, SUNHOUSE có 2 loại nồi cơm điện như vậy, thao tác nấu nếp với từng loại nồi như sau:

  • Với loại nồi không có chế độ tùy chọn loại gạo phù hợp: Bạn chọn chế độ nấu cơm bình thường > Chọn nút "Khẩu vị/Taste" > Chọn nút "Dẻo/Chewy" > Chọn nút “Bắt đầu/Start" để bắt đầu nấu.

  • Với loại nồi có chế độ gạo nếp: Bạn chọn "Tùy chọn/Option" > Bấm chọn "Gạo thơm/Fragrant Rice" > Bấm chọn "Khẩu vị/Taste" > Bấm chọn "Dẻo/Chewy" > Bấm chọn “Bắt đầu/Start" để bắt đầu nấu.

Thao tác hấp nếp bằng nồi cơm điện

Thao tác hấp nếp bằng nồi cơm điện

Sau khoảng 30 - 40 phút nồi cơm điện sẽ đổi màu đèn hoặc tiếng “bíp” để báo hiệu quá trình nấu nếp hoàn thành. 

Lưu ý trong quá trình thực hiện cách nấu chè khoai môn bằng nồi cơm điện:

  • Nấu nồi cơm bình thường: Cứ cách khoảng 5 - 10 phút bạn nên mở nắp nồi và đảo gạo liên tục để gạo chín đều, không bị cháy khét ở đáy hoặc bị trào.

  • Nấu nồi cơm điện tử thông minh: Chế độ điều chỉnh nhiệt thông minh, tự động chuyển sang chế độ ủ ấm khi gạo đã chín nên bạn không cần kiểm tra thường xuyên, gạo vẫn chín đều, đảm bảo không bị cháy hay sượng.

4.4. Bước 4: Trộn nếp, khoai môn và nước cốt dừa 

Sau khi gạo nếp chín, bạn cho khoai môn, 200g đường và 350ml nước cốt dừa (nước cốt dão) vào, bật chế độ nấu tiếp trong 15 phút. Sau đó, bạn mở nồi và lấy hết bần lá dứa lót dưới đáy nồi ra.

Cho 30g bột năng vào 30ml nước lọc và khuấy đều, sau đó đổ từ từ hỗn hợp này vào nồi chè, vừa đổ vừa khuấy đều cho đến khi chè sánh dẻo thì tắt nồi cơm điện.

Khi gạo đã chín, cho khoai, đường và nước cốt dừa vào nấu cùng trong khoảng 15 phút

Khi gạo đã chín, cho khoai, đường và nước cốt dừa vào nấu cùng trong khoảng 15 phút

Sau khi nấu xong, một bát chè khoai môn đủ tiêu chuẩn sẽ có độ sánh mịn vừa phải, các nguyên liệu hòa quyện với nhau.

Phần gạo nếp và nước cốt dừa có màu trắng ngà, nổi bật nhất là những miếng khoai môn nhuộm màu tím nhạt của lá cẩm, hương thơm béo ngậy từ gạo nếp nấu chín, khoai môn, lá dứa và nước cốt dừa hòa quyện với nhau lan tỏa khắp không gian, cả hương và sắc vô cùng hấp dẫn.

Khi chè chín, hương thơm béo ngậy của gạo nếp, lá dứa, khoai môn, nước cốt dừa vô cùng hấp dẫn

Khi chè chín, hương thơm béo ngậy của gạo nếp, lá dứa, khoai môn, nước cốt dừa vô cùng hấp dẫn

Khoai môn là một món ăn dân dã, phản ánh sự tinh tế trong ẩm thực Việt Nam. Bên cạnh món chè, bạn có thể tham khảo cách nấu xôi khoai môn bằng nồi cơm điện cho ra hương vị nếp mềm dẻo kết hợp cùng hương vị béo ngậy của khoai môn.

4.5. Bước 5: Thưởng thức chè khoai môn thơm ngon - dẻo mềm

Chè khoai môn ngon nhất khi còn nóng, các nguyên liệu sánh mịn, dẻo thơm. Bạn sẽ cảm nhận được hương vị thơm bùi từ khoai môn, độ dẻo của gạo nếp và béo ngậy của nước cốt dừa.

Một bát chè khoai môn nóng hổi rất hợp để ăn chơi vào những ngày cuối thu, đầu đông, khi thời tiết se lạnh, giúp bạn giữ ấm cơ thể. Nếu muốn ăn lạnh, bạn có thể thêm đá để có ngay một bát chè khoai môn thanh mát.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách nấu chè khoai môn bằng nồi cơm điện cho 4 người ăn và những lưu ý trong quá trình nấu. Hy vọng bài viết này có thể giúp bạn nấu được món chè khoai môn dẻo thơm bằng nồi cơm điện dễ dàng. Đừng quên sử dụng nồi cơm điện SUNHOUSE để giúp việc nấu chè nhanh chóng, đơn giản hơn nhé!

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Bạn đang muốn tự tay lắp đặt bếp từ đôi cho căn bếp của mình? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết từng bước, từ khâu chuẩn bị dụng cụ đến hoàn thành việc lắp đặt, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Chi tiết
Nồi cơm điện 1.8L là loại nồi to và dùng trong gia đình đông người (4-6 người). Tuy nhiên, thực tế ở nhiều loại nồi, vì lượng gạo nấu vào nhiều nên rất khó cho ra cơm dẻo ngon. Vậy đâu là tiêu chí để lựa chọn được một chiếc nồi cơm điện giá rẻ nhưng nấu ngon, đặc biệt cho nhiều người?
Chi tiết
Bạn đang tìm kiếm kích thước bếp điện từ đôi phù hợp cho căn bếp? Bài viết này sẽ cung cấp toàn bộ kích thước bếp từ âm đôi chuẩn nhất cho nhù cầu và diện tích bếp. Xem ngay!
Chi tiết
Hiện nay, trên thị trường có nhiều thương hiệu bếp điện từ với đa dạng chủng loại khiến khách hàng có chút khó khăn trong việc lựa chọn. Vậy làm thế nào để chọn mua được chiếc bếp điện từ ưng ý, phù hợp nhất với nhu cầu của gia đình? Tiêu chí lựa chọn bếp điện từ như thế nào? Để trả lời những câu hỏi này, mời bạn tham khảo kinh nghiệm mua bếp điện từ theo 11 tiêu chí hàng đầu trong bài viết dưới đây.
Chi tiết
Nồi chiên không dầu không chỉ chiên, nướng thực phẩm mà còn có khả năng rã đông thực phẩm một cách nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả. Cùng SUNHOUSE tìm hiểu các bước rã đông thực phẩm bằng nồi chiên không dầu nhanh chóng và đúng cách trong bài viết dưới đây!
Chi tiết
Với các chức năng nồi chiên không dầu, chị em nội trợ sẽ dễ dàng sáng tạo hàng trăm món ăn như chiên, nướng, quay, hấp, sấy khô, làm bánh,... chỉ với 1 vài thao tác đơn giản
Chi tiết
Bếp điện âm (hay bếp điện từ âm) là loại bếp được thiết kế để lắp chìm xuống mặt bếp, tạo thành một mặt phẳng liền mạch với mặt bếp. Thiết kế lắp bếp điện âm giúp tạo ra không gian bếp gọn gàng, sang trọng, dễ dàng vệ sinh và lau chùi hơn. 
Chi tiết
Nồi chiên không dầu là một thiết bị nhà bếp ngày càng được ưa chuộng bởi khả năng nấu nướng đa dạng, tiện lợi và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn nồi chiên không dầu có tốn điện không. Cùng SUNHOUSE tìm hiểu 4 lý do nồi chiên không dầu KHÔNG tốn điện và công suất nồi chiên không dầu trong bài viết sau!
Chi tiết
Máy ép trái cây là một công cụ hữu ích giúp bạn nhanh chóng và thuận tiện lấy nước ép tươi ngon và giàu dinh dưỡng từ trái cây. Tuy nhiên, khi sử dụng máy ép, có trường hợp khách hàng phản ánh về hiện tượng cảm giác tay bị giật điện nhẹ khi tiếp xúc với bã ép. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân của tình trạng này và những điều cần lưu ý khi sử dụng sản phẩm máy ép trái cây.
Chi tiết
Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm đang là vấn đề đáng báo động tại Việt Nam và cả thế giới, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của mỗi người. Thế nhưng bạn lại chưa nắm rõ được thực trạng nguồn nước bị ô nhiễm tại Việt Nam như thế nào, chưa biết cách khắc phục để mang lại nguồn nước sạch, an toàn? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn tình trạng nước sinh hoạt bị ô nhiễm tại Việt hiện nay, các nguyên nhân chủ yếu và hướng khắc phục hiệu quả, an toàn. Mời bạn cùng theo dõi!
Chi tiết
1800 6680
Top