Tư vấn mua Nồi cơm điện

Cách nấu xôi mặn bằng nồi cơm điện thơm ngon, đậm đà

01/03/2024 - 12:07 AM

Các món xôi mặn luôn cần nhiều nguyên liệu và có cách chế biến phức tạp. Tuy nhiên, bạn hoàn toàn có thể nấu món xôi mặn bằng nồi cơm điện cho gia đình mình làm bữa sáng chỉ trong thời gian ngắn ngay tại nhà. Tham khảo ngay cách nấu xôi mặn bằng nồi cơm điện trong bài viết dưới đây nhé!

1. Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Hãy chuẩn bị đủ nguyên liệu trước khi nấu xôi, dưới đây là định lượng các nguyên liệu cần nấu cho gia đình 4 - 5 người ăn:

Nguyên liệu 

Định lượng 

Gạo nếp 

500 gam

Thịt nạc heo

400 gam

Lạp xưởng

2 - 3 cây

Tôm khô

20 gam

Trứng cút

10 quả

Chà bông

30 gam

Củ cải muối

1 củ

Hành khô

1 chén nhỏ

Hành củ

2 củ

Hành lá

2 - 3 nhánh

Muối

2 thìa cà phê

Đường

2 thìa cà phê

Dầu ăn

Khoảng 2 muỗng canh

Hạt tiêu

½ thìa cà phê

Nước mắm

1 muỗng canh

Hạt nêm

1 - 2 thìa cà phê

Tỏi, ớt băm nhuyễn

1 chén nhỏ

Ngũ vị hương

5 - 10 gam


Nguyên liệu cần thiết để nấu món xôi mặn thập cẩm bằng nồi cơm điện

Nguyên liệu cần thiết để nấu món xôi mặn thập cẩm bằng nồi cơm điện

Cách chọn nguyên liệu để món xôi mặn thập cẩm thơm ngon chuẩn vị nhất:

  • Gạo nếp: Có thể dùng nhiều loại như nếp cái hoa vàng, nếp sáp, nếp hương,... tùy theo sở thích. Hãy chọn hạt gạo căng mẩy, thơm mùi gạo mới, không có đốm lạ hay bụi mốc.

  • Thịt nạc: Thịt lợn còn mới, có độ đàn hồi tốt, màu đỏ hồng tươi, tránh chọn thịt có màu thâm đen, chảy nước mùi hôi thối.

  • Tôm khô: Chọn tôm khô còn nguyên vỏ, khô từ trong ra ngoài, có màu cam hoặc đỏ nhẹ; khi sờ hay cầm trên tay không bị ẩm ướt.

  • Lạp xưởng: Có màu đỏ hồng, thơm mùi rượu, có phần mỡ trắng, cầm trên tay thấy độ chắc, tránh những loại lạp xưởng sờ thấy ẩm nước, mùi hôi hay xuất hiện bụi mốc trên bề mặt.

  • Chà bông: Có màu vàng nhạt, chà bông tơi, các sợi nhỏ không bị dính vào nhau và có độ ngọt tự nhiên.

2. Bước 2: Sơ chế gạo nếp

1 - Vo gạo: Gạo nấu xôi cần vo sạch dưới chậu ngập nước để không còn bụi bẩn lẫn trong gạo. Lưu ý, bạn cần nhặt sạn, vỏ trấu hoặc những hạt gạo đốm đen để xôi được mềm ngon nhất.

Hãy khuấy nhẹ nhàng, hạn chế chà xát mạnh tay sẽ khiến gạo mất đi lớp dinh dưỡng bên ngoài. Bạn nên cho khoảng ½ thìa cà phê muối vào nước khi vo gạo để khử mùi hôi trong gạo.

2 - Ngâm gạo: Ngâm gạo với nước sạch khoảng 6 - 8 tiếng hoặc qua đêm để gạo ngậm nước, mềm thơm và dễ nấu hơn. Sau khi ngâm xong thì vớt ra và để ráo nước.

Hai bước sơ chế gạo đơn giản: vo gạo và ngâm gạo

Hai bước sơ chế gạo đơn giản: vo gạo và ngâm gạo

3. Bước 3: Sơ chế nguyên liệu khác

1 - Thịt nạc

  • Rửa thịt dưới nước lạnh để sạch bụi bẩn.

  • Chà xát với ½ thìa cà phê muối để loại bỏ mùi hôi tanh và diệt vi khuẩn.

  • Rửa lại thịt với nước sạch và ướp cùng:
    • 2 thìa cà phê đường
    • 1 thìa cà phê muối
    • 1 muỗng canh nước mắm
    • 1 chén tỏi ớt băm nhuyễn
  • Dùng tay xoa đều thịt và ướp trong 15 phút để thịt ngấm gia vị.

  • Bỏ vào chảo ngập dầu ở lửa vừa, chiên khoảng 5 - 7 phút tới khi vàng tới cả 2 mặt. 

  • Vớt ra ráo dầu, để nguội thì xé nhỏ hoặc thái lát mỏng vừa ăn.

Thịt nạc vai chiên vàng 2 mặt đến khi chín rồi thái hoặc xé nhỏ ăn kèm xôi

Thịt nạc vai chiên vàng 2 mặt đến khi chín rồi thái hoặc xé nhỏ ăn kèm xôi

2 - Lạp xưởng

  • Cho vào nồi nước sạch ngập qua mặt lạp xưởng

  • Luộc trong khoảng 10 phút ở lửa vừa, sau đó vớt ra để ráo. 

  • Bắc chảo lên bếp cho nóng rồi thêm ít dầu ăn vào, chờ dầu nóng thì vặn lửa nhỏ và cho lạp xưởng vào đảo đều khoảng 5 - 10 phút cho chín đều thì tắt bếp. 

  • Để lạp xưởng nguội rồi thái lát mỏng hoặc cắt hạt lựu ăn cùng xôi mặn.

Lạp xưởng bác chảo cho chín thấu rồi ăn kèm xôi

Lạp xưởng bác chảo cho chín thấu rồi ăn kèm xôi

3 - Trứng cút

  • Đổ nước xâm xấp mặt trứng cút.

  • Luộc ở lửa to cho đến khi nước sôi thì vặn nhỏ.

  • Luộc trong 10 phút để chín hoàn toàn sau đó đem bóc vỏ.

Luộc trứng cút trong khoảng 10 phút ở lửa vừa để trứng chín thấu hoàn toàn

Luộc trứng cút trong khoảng 10 phút ở lửa vừa để trứng chín thấu hoàn toàn

4 - Tôm khô: Rửa dưới vòi nước sạch để bớt bụi bẩn, sau đó ngâm cho đến khi nở mềm thì vớt ra rửa lại rồi để ráo nước.

Tôm khô cần ngâm nước ấm để nở mềm trước khi xào với củ cải muối

Tôm khô cần ngâm nước ấm để nở mềm trước khi xào với củ cải muối

5 - Xào tôm khô và củ cải muối

  • Bắc chảo lên bếp, cho 2 thìa cà phê dầu ăn vào, phi thơm hành tím ở lửa nhỏ.

  • Cho cải muối vào xào lửa vừa, đảo đều trong khoảng 3 - 5 phút đến khi săn lại.

  • Cho tôm khô vào xào cùng, nêm cùng gia vị:
    • ½ thìa cà phê đường
    • 2 thìa cà phê hạt nêm
  • Xào tiếp trong khoảng 5 phút cho thơm hơn là đã hoàn thành.

Tôm khô xào củ cải muối đậm đà tăng hương vị cho món xôi mặn

Tôm khô xào củ cải muối đậm đà tăng hương vị cho món xôi mặn

4. Bước 4: Thao tác nấu xôi mặn bằng nồi cơm điện

Nồi cơm điện tử và nồi cơm điện cơ được thiết kế khác nhau, hoạt động với cơ chế khác nhau nên việc cho gạo, đong nước và thao tác nấu trên mỗi loại nồi cũng sẽ khác nhau. Cụ thể:

4.1. Thao tác trên nồi cơm điện tử

Nồi cơm điện tử có các chế độ nấu khác nhau phù hợp với nhu cầu ăn, loại gạo hay món ăn mà bạn nấu nên có quy trình nấu được thiết kế sẵn, tiện lợi cho người bận rộn. Mỗi loại nồi, mỗi thương hiệu sẽ có cách ký hiệu khác nhau trên bảng điều khiển.

Dưới đây là ví dụ thao tác nấu trên nồi cơm điện tử của SUNHOUSE có bảng điều khiển bằng Tiếng Việt dễ hiểu:
  • Bước 1: Cho gạo đã sơ chế vào nồi cơm điện, thêm ½ thìa cà phê muối vào nước, khuấy tan đều, giúp xôi nấu lên sẽ không bị nhão, hạt nếp không quá dính vào nhau và xôi được đậm vị hơn.

  • Bước 2: Đổ nước vào nồi sao cho xâm xấp mặt gạo và đậy kín nắp.

​​​​​​​Đặc biệt, với những dòng nồi cơm điện tử SUNHOUSE hiện nay đều có công nghệ ủ ấm 3 chiều kết hợp cảm biến nhiệt thông minh, giúp đốt nóng mọi phía của nồi từ đáy nồi, thân nồi, giúp xôi đc chín đều, không bị nhão hay sượng.

  • Bước 3: Đóng nắp và cắm điện nồi cơm. Lưu ý, hãy kiểm tra kỹ dây điện và ổ điện trước khi cắm để đảm bảo an toàn và chắc chắn nồi cơm hoạt động bình thường. 

  • Bước 4: Bấm nút “Tùy chọn/Option” → Chọn tính năng “Nấu chậm/Slow cook".

  • Bước 5: Bấm nút “Tùy chọn gạo" → Chọn “Gạo thơm/Fragrant rice”.

  • Bước 6: Bấm nút “Khẩu vị/Taste” → Chọn “Dẻo/Chewy” để xôi được mềm dẻo, dễ ăn nhất.

  • Bước 7: Bấm “Bắt đầu/Start” để nồi cơm điện tử tiến hành nấu xôi.

Thiết kế bảng điều khiển song ngữ Anh - Việt của nồi cơm điện SUNHOUSE tiện lợi cho người cao tuổi sử dụng

Thiết kế bảng điều khiển song ngữ Anh - Việt của nồi cơm điện SUNHOUSE tiện lợi cho người cao tuổi sử dụng

Sau khoảng 30 - 45 phút, nồi cơm sẽ báo hiệu xôi chín bằng tiếng “Tít”. Khi này nồi sẽ tự động chuyển chế độ Ủ ấm/Warm để xôi bên trong ấm nóng, mềm dẻo cho bạn thưởng thức.

​​​​​​​Bạn nên để xôi trong nồi khoảng 5 - 10 phút sau khi chín để ổn định nhiệt độ và gạo nở đều hoàn toàn.

Sau đó bạn kiểm tra xôi, nếu xôi nở đều, lớp ngoài bóng mịn, mềm thơm, không bị nát hay khô là đạt tiêu chuẩn.

4.2. Thao tác trên nồi cơm điện cơ

Vì không có sẵn chế độ nấu xôi như nồi cơm điện tử, nên khi nấu xôi bằng nồi cơm điện cơ, bạn cần sử dụng thêm xửng hấp. Cụ thể thao tác cho gạo, đong nước và điều khiển nồi cơm như sau:

  • Bước 1: Đổ khoảng 300ml nước sạch vào nồi cơm điện

  • Bước 2: Đặt xửng hấp lên trên lòng nồi cơm điện, đổ gạo nếp đã sơ chế vào xửng hấp.

  • Bước 3: Đậy nắp và cắm điện nồi cơm.

  • Bước 4: Nhấn gạt nút “Cook/Nấu” lần 1, đèn sáng lên chứng tỏ nồi đã hoạt động.

  • Bước 5: Sau khoảng 30 - 40 phút, nồi chuyển sang “Warm/Ủ ấm” thì chờ 5 - 10 phút, mở nắp đảo đều xôi bên trong. 

  • Bước 6: Bật nút “Cook” lần 2 và chờ đến khi nồi chuyển sang “Warm/Ủ ấm” thì chờ thêm 5 - 10 phút là xôi đã chín hoàn toàn. 

Thao tác nấu xôi bằng nồi cơm điện cơ không cầu kỳ như nồi cơm điện tử nhưng bạn cần lưu ý canh thời gian nấu để gạt nút cho xôi chín mềm hoàn toàn.

Thao tác nấu xôi của nồi cơm điện cơ rất đơn giản nhưng tốn nhiều thời gian canh chỉnh chế độ nấu

Thao tác nấu xôi của nồi cơm điện cơ rất đơn giản nhưng tốn nhiều thời gian canh chỉnh chế độ nấu

5. Bước 5: Làm nước sốt

Để tăng hương vị cho món xôi mặn thập cẩm, hãy làm thêm nước sốt đậm đà theo công thức dưới đây:

  • Phi thơm hành tím, tỏi băm nhuyễn với khoảng 1 thìa cà phê ngũ vị hương.

  • Trộn hỗn hợp sau và khuấy đều để nấu nước sốt:
    • ​​​​​​​1 muỗng pate gan
    • 1 thìa cà phê nước tương
    • 1 thìa cà phê dầu hào
    • 1 muỗng nước lọc 
  • Đảo đều hỗn hợp ở lửa vừa cho đến khi sôi khoảng 2 phút thì tắt bếp. Bạn có thể nêm nếm thêm gia vị cho vừa khẩu vị của mình.

Nước sốt béo ngậy cho món xôi thập cẩm thêm đậm vị

Nước sốt béo ngậy cho món xôi thập cẩm thêm đậm vị

6. Bước 6: Thưởng thức xôi mặn 

Xôi sau khi chín thì xới ra bát/đĩa, rưới nước sốt lên trên, bỏ thêm nhân mặn để ăn cùng:

  • Trứng cút
  • Hành khô
  • Lạp xưởng
  • Chà bông
  • Thịt heo
  • Tôm khô xào củ cải muối 

Món xôi mặn thập cẩm dẻo mềm, đậm đà, hương vị nhân mặn của lạp xưởng, thịt chiên béo ngậy tạo nên sự hòa quyện khó cưỡng của vị giác. Sau khi chế biến xong, bạn nên ăn luôn khi còn nóng để cảm nhận đầy đủ hương vị món ăn. 

Món xôi thập cẩm với màu sắc bắt mắt tạo sự hấp dẫn khó cưỡng

Cách nấu xôi mặn thập cẩm bằng nồi cơm điện tương đối đơn giản với màu sắc bắt mắt tạo sự hấp dẫn khó cưỡng

7. Gợi ý 5 món xôi mặn ngon - dễ làm bằng nồi cơm điện

Ngoài món xôi mặn thập cẩm, bạn có thể dễ dàng chế biến các món xôi mặn khác bằng nồi cơm điện ngay tại nhà. Tham khảo gợi ý cách làm 5 món xôi mặn dưới đây:

1 - Xôi mặn nước cốt dừa: Món xôi mặn này sẽ có hương vị béo ngậy, mùi thơm hòa quyện giữa lạp xưởng, thịt heo cùng nước cốt dừa tạo nên sự độc đáo cho món ăn. Cách sơ chế gạo và chế biến nguyên liệu món xôi mặn nước cốt dừa tương tự với cách nấu xôi mặn thập cẩm bằng nồi cơm điện. 

Có 2 cách cho nước cốt dừa vào xôi mà bạn có thể tham khảo:

  • Cách 1: Cho 10 - 15ml nước cốt dừa vào gạo cùng với nước lọc ngay từ bước cho gạo vào nồi cơm điện. Sau đó thực hiện các thao tác nấu như đã hướng dẫn. 

  • Cách 2: Sau khi xôi được nấu chín:
  • Bạn rưới vào khoảng 10 - 15ml nước cốt dừa và đảo đều.
  • Đậy kín và để xôi ở chế độ “Warm/Ủ ấm” khoảng 5 - 10 phút là hoàn thành.

Món xôi mặn nước cốt dừa béo ngậy thơm ngon và có màu sắc bắt mắt

Món xôi mặn nước cốt dừa béo ngậy thơm ngon và có màu sắc bắt mắt

2 - Xôi mặn chà bông: Cách sơ chế gạo nếp, tôm khô tương tự với món xôi mặn nhưng cách nấu có sự khác biệt:

  • Gạo nếp sau khi để ráo, trộn cùng tôm khô và 400ml nước cốt dừa, cho vào nồi cơm điện để nấu chín.

  • Sau khoảng 30 phút xôi sẽ chín hoàn hoàn, bạn kiểm tra bằng cách ăn thử một ít xôi. Xôi chín sẽ mềm dẻo, béo ngậy hương vị nước cốt dừa. 

  • Xới xôi ra bát/đĩa và rắc chà bông bên thưởng thức.

Xôi mặn chà bông mềm thơm béo ngậy và đậm đà

Xôi mặn chà bông mềm thơm béo ngậy và đậm đà

3 - Xôi mặn gà xé: Khi chọn nguyên liệu nấu món xôi mặn gà xé, bạn nên chọn phần ức gà để dễ xé và ngon hơn. Bạn nấu xôi tương tự như cách nấu xôi mặn thập cẩm. Trong khi chờ xôi chín, hãy sơ chế phần ức gà ăn kèm xôi mặn như sau:

  • 500 gam ức gà đem rửa sạch với nước, xát muối để bỏ mùi hôi và loại bỏ vi khuẩn.

  • Ức gà cắt đôi thành những miếng mỏng, đem đảo đều với gia vị sau và ướp trong khoảng 20 - 25 phút cho thịt ngấm vị:
    • ​​​​​​​1 muỗng cà phê hạt nêm
    • ½ muỗng cà phê hạt tiêu
    • 1 muỗng canh dầu hào
    • 1 muỗng cà phê đường cát trắng 
  • Bắc chảo lên bếp và rim thịt ở lửa vừa để gia vị sệt lại bám lên thịt. 

  • Khi thịt đã chín và săn lại, lấy dĩa/đũa sẽ tơi thịt ra thành các sợi nhỏ và đảo đều cho thịt săn lại, thấm đều gia vị.

Sau khi xôi chín, thêm gà xé sợi lên bề mặt xôi, trứng cút, có thể rắc thêm vừng/đậu phộng giã nhỏ để ăn kèm. Xôi mềm thơm ăn cùng gà xé đậm đà, mềm ẩm tạo nên món ăn vô cùng hấp dẫn.

Món xôi gà xé thơm ngon hấp dẫn và đầy đủ dinh dưỡng cho bữa sáng của gia đình bạn

Món xôi gà xé thơm ngon hấp dẫn và đầy đủ dinh dưỡng cho bữa sáng của gia đình bạn

4 - Xôi mặn miền Tây: Xôi mặn miền Tây tương tự như xôi thập cẩm nhưng điểm độc đáo nhất của món ăn này là có thêm con ruốc. Cách sơ chế con ruốc như sau:

  • 300 gam con ruốc khô ngâm xâm xấp nước ấm trong khoảng 10 phút, rửa lại với nước sạch và để ráo

  • Hành tỏi sơ chế, băm nhuyễn xào với con ruốc ở lửa nhỏ, đảo đều các gia vị:
    • ​​​​​​​2 muỗng canh nước mắm
    • 1 muỗng canh đường
    • ½ muỗng cà phê bột ngọt
  • Đảo đều con ruốc ở lửa nhỏ cho đến khi ruốc khô lại là hoàn thành.

Rắc con ruốc lên xôi, ăn kèm với lạp xưởng, trứng cút/trứng chiên, chà bông và rưới sốt lên để tạo hương vị đậm đà hòa quyện.

Món xôi mặn miền Tây có sự hòa quyện giữa con ruốc với các nguyên liệu khác tạo nên sự độc đáo

Món xôi mặn miền Tây có sự hòa quyện giữa con ruốc với các nguyên liệu khác tạo nên sự độc đáo

5 - Xôi mặn theo phong cách Trung Hoa: Nguyên liệu cần chuẩn bị nấu món xôi mặn Trung Hoa ngoài các nguyên liệu như xôi mặn thập cẩm, cần thêm nấm đông cô khô. Cách sơ chế các nguyên liệu như sau:

  • Nấm đông cô ngâm nước ấm khoảng 10 phút, rửa sạch và luộc lửa vừa trong 5 phút. Vớt ra, thái nấm thành sợi nhỏ.

  • Phi thơm hành tỏi băm nhuyễn, xào cùng nấm và các nguyên liệu: lạp xưởng cắt nhỏ, tôm khô. 

  • Nêm nếm thêm gia vị cho vừa ăn rồi đảo cùng gạo nếp để nấu xôi.

  • Tiến hành thao tác nấu xôi như thông thường.

Sau khoảng 30 phút xôi chín mềm thơm ngon là bạn có thể thưởng thức.

Xôi mặn Trung Hoa có hương vị đậm đà: hạt xôi dẻo thơm, lạp xưởng, tôm khô cùng nấm đông cô dai mềm

Xôi mặn Trung Hoa có hương vị đậm đà: hạt xôi dẻo thơm, lạp xưởng, tôm khô cùng nấm đông cô dai mềm

8. 3 mẹo nấu xôi mặn bằng nồi cơm điện dẻo thơm, đậm đà

Để món xôi mặn nấu bằng nồi cơm điện của bạn thành công ngay từ lần đầu tiên, bạn có thể lưu ý thêm một số mẹo dưới đây nhé:

  • Cho khoảng ½ thìa cà phê muối vào nước, khuấy tan muối trong nước và đổ vào gạo nếp để nấu. Việc này giúp xôi không bị nhão, hạt nếp không bị quá dính và xôi được đậm vị hơn. 

  • Trong quá trình nấu, sau khi nồi cơm sôi, cứ khoảng 10 phút bạn mở nắp nồi cơm một lần, dùng đũa đảo đều và lau sạch hơi nước trên nắp nồi, tránh để hơi nước rơi xuống xôi, khiến xôi bị nhão.

  • Khi xôi đã chín, bạn cũng có thể cho các nguyên liệu vào nồi cơm cùng để xôi và nguyên liệu hòa trộn vào nhau tạo hương vị hòa quyện, đậm đà hơn hẳn.

Hãy đảo nguyên liệu với xôi khi còn ấm nóng để tăng hương vị cho món ăn

Hãy đảo nguyên liệu với xôi khi còn ấm nóng để tăng hương vị cho món ăn

Món xôi mặn là bữa sáng quen thuộc của mọi gia đình. Bạn hoàn toàn có thể tiết kiệm thời gian, công sức chế biến xôi mặn ưa thích bằng nồi cơm điện tại nhà chỉ với 6 bước đơn giản. Hy vọng hướng dẫn cách nấu món xôi mặn bằng nồi cơm điện tại nhà của SUNHOUSE giúp bạn và gia đình dễ dàng thưởng thức món ăn ngon đầy dinh dưỡng vào mỗi sáng.

Hãy để lại bình luận dưới bài viết này nếu bạn còn bất cứ thắc mắc nào về cách nấu xôi mặn bằng nồi cơm điện tại nhà!

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Bạn đang tìm kiếm cách nấu xôi vò bằng nồi cơm điện? Hãy tham khảo ngay hướng dẫn chi tiết và dễ thực hiện của chúng tôi. Chỉ với vài bước đơn giản, bạn sẽ có được món xôi vò dẻo thơm, bùi ngọt, hoàn hảo cho bữa sáng hoặc bữa xế.
Chi tiết
Cơm trộn là món ăn phổ biến được nhiều người yêu thích với thành phần chính là cơm, rau củ và các loại nguyên liệu ăn kèm. Nấu cơm trộn bằng nồi cơm điện giúp bạn tiết kiệm thời gian, công sức, cơm chín đều và không bị khô hay nhão
Chi tiết
Món xôi sắn hấp dẫn người ăn bởi hương vị ngọt ngọt mà bùi bùi của sắn kết hợp với phần xôi dẻo mềm. Hãy tham khảo cách nấu xôi sắn bằng nồi cơm điện dưới đây để có được món ăn sáng thơm ngon, dinh dưỡng cho gia đình mình nhé!
Chi tiết
1800 6680
Top