Tư vấn mua Máy lọc nước

5 loại khí gây mùi nước sinh hoạt & cách xử lý triệt để

22/07/2024 - 10:59 AM

Bạn cảm thấy nước sinh hoạt có mùi vị bất thường nhưng băn khoăn không biết nguyên nhân xuất phát từ đâu. Thế nên, bạn muốn tìm hiểu nước sinh hoạt thường có mùi của khí gì để kịp thời xử lý và đảm bảo an toàn sức khỏe cho các thành viên trong gia đình. Vậy bài viết dưới đây sẽ cung cấp đến bạn thông tin về 5 loại khí gây mùi thường có trong nước và cách xử lý triệt để, mời bạn tham khảo!

Nước sinh hoạt thường có mùi của khí gì

5 loại khí gây mùi nước sinh hoạt và cách xử lý triệt để

1. Khí Hydro Sulfide H2S (mùi trứng thối)

Nước có khí Hydro Sulfide sẽ có mùi trứng thối đặc trưng, xuất hiện chủ yếu do sự hình thành của vi khuẩn trong điều kiện thiếu oxy và tác động xấu đến sức khỏe nếu sử dụng lâu dài. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, đặc điểm nhận dạng, ảnh hưởng và cách xử lý loại khí này trong nội dung dưới đây: 

1.1. Nguyên nhân gây mùi

Mùi khí Hydro Sulfide hay còn được biết đến là mùi trứng thối, thường xuất hiện trong nước giếng khoan, các bình nước nóng ngoài trời, đường ống, hầm chứa nước,... Mùi hôi này được hình thành từ sự phân hủy sinh vật của các chất hữu cơ trong điều kiện không có oxy. Tại đây, quá trình phân hủy kỵ khí diễn ra bởi các vi khuẩn khử Sunfat để tạo ra khí H2S và gây mùi trứng thối trong nước. 

Mùi khí Hydro Sulfide

Mùi khí Hydro Sulfide thường xuất hiện tại trong nước giếng khoan hoặc hình thành do sự phân hủy sinh vật của các chất hữu cơ trong điều kiện không có oxy

1.2. Đặc điểm nhận dạng

Nguồn nước có khí Hydro Sulfide thường có những đặc điểm nhận dạng như sau:

  • Mùi hôi nồng nặc, gây nhức đầu hoặc khó thở khi hít lâu và rất dễ nhận biết ngay cả ở nồng độ rất thấp

  • Không màu hoặc có màu khí đục đối với những nguồn nước ô nhiễm nặng

  • Có tính ăn mòn cao, gây rỉ sét các đồ vật được làm từ kim loại như nhôm, sắt,...  

  • Dễ cháy trong điều kiện bình thường, khi cháy sẽ có ánh lửa màu xanh nhạt và có thể tạo thành hỗn hợp nổ khi kết hợp với không khí

1.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe

Người dùng sử dụng nguồn nước có mùi khí Hydro Sulfide sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe, cụ thể:

  • Tác động ngắn hạn: Ảnh hưởng đến khứu giác, khiến thức ăn giảm độ thơm ngon khi chế biến và một số triệu chứng như tụt huyết áp, đau đầu, buồn nôn, co giật…

  • Tác động dài hạn: Gây suy giảm khả năng vận động, các triệu chứng liên quan đến phổi (phù phổi, viêm phổi,...) và thậm chí tử vong nếu sử dụng liên tục trong thời gian dài. Đồng thời, nước nhiễm khí Hydro Sulfide cũng sẽ ăn mòn và xỉn màu các vật dụng được làm từ kim loại (bạc, đồng,...) và tạo vết đen trên quần áo, gốm sứ. 

Mùi khí Hydro Sulfide làm giảm khả năng vận động

Sử dụng nguồn nước có mùi khí Hydro Sulfide sẽ làm suy giảm khả năng vận động, ảnh hưởng nghiêm trọng đến phổi, tiêu hóa,... 

1.4. Giải pháp xử lý

Để giải quyết tình trạng nguồn nước nhiễm khí Hydro Sulfide, bạn có thể áp dụng một số phương pháp xử lý dưới đây:

  • Sử dụng than hoạt tính: Lắp tầng lọc than hoạt tính vào trong bể chứa nước có mùi khí Hydro Sulfide H2S để tiến hành lọc sạch. 

  • Xử lý hóa chất (Clo, Oxy,...): Cho hóa chất vào bình trộn đều, sau đó hòa tan vào nguồn nước có khí Hydro Sulfide để loại bỏ mùi hôi có trong nước. 

  • Sử dụng thiết bị lọc nước chuyên dụng: Sử dụng các thiết bị máy lọc nước được tích hợp màng RO chuyên dụng để lọc sạch triệt để vi khuẩn và mùi hôi tồn đọng trong nước. 

Thiết bị lọc nước tích hợp màng lọc RO

Bạn có thể sử dụng thiết bị lọc nước được tích hợp màng RO để loại bỏ mùi hôi từ khí Hydro Sulfide có trong nước

2. Khí Clo Cl2 (mùi hắc khó ngửi)

Nguồn nước có khí Clo sẽ có mùi hắc khó ngửi, gây ảnh hưởng đến hoạt động sinh hoạt và sức khỏe nếu sử dụng lâu dài. Dưới đây là những thông tin về nguyên nhân gây mùi, đặc điểm, ảnh hưởng và cách xử lý mùi khí này, mời bạn tham khảo: 

2.1. Nguyên nhân gây mùi

Nguồn nước nhiễm khí Clo có mùi hắc đặc trưng, thường xuất hiện do hàm lượng Clo quá liều lượng còn tồn đọng sau khi trải qua quá trình xử lý nguồn nước và khử trùng. Ngoài ra, nguyên nhân khác là do phản ứng hóa học giữa Clo tồn dư và các chất lỏng như H2O sản sinh ra lượng Clo lớn hơn, tạo ra nguồn nước có mùi hăng khó ngửi. 

2.2. Đặc điểm nhận dạng

Nguồn nước có mùi của khí Clo sẽ có những đặc điểm như: 

  • Nước sẽ có mùi thuốc tẩy hoặc mùi hắc đặc trưng thường ở hồ bơi

  • Nước có màu vàng nhạt so với nước chuẩn tinh khiết thông thường

Nguồn nước nhiễm Clo

Nguồn nước nhiễm Clo sẽ có mùi hắc đặc trưng và màu vàng nhạt hơn so với nước sạch thông thường

2.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe

Người dùng sử dụng nguồn nước có mùi khí Clo không chỉ ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt mà còn tác động xấu đến sức khỏe, cụ thể:

  • Tác động ngắn hạn: Mất thời gian và điện năng tiêu thụ do quá trình đun sôi nước. Bên cạnh đó, người dùng có thể gặp phải tình trạng kích ứng da và mắt khi tiếp xúc với nguồn nước có nồng độ Clo cao. 

  • Tác động dài hạn: Làm suy giảm hệ thống miễn dịch của cơ thể, thúc đẩy sự phát triển của các bệnh ung thư (trực tràng và bàng quang), một số bệnh về tim mạch, hô hấp, dị tật bẩm sinh ở trẻ nhỏ (hở hàm ếch, rối loạn chức năng tim,,....). 

Chất lượng nước kém không chỉ gây khó chịu mà còn có thể dẫn đến các vấn đề sức khỏe nghiêm trọng như dị ứng nước sinh hoạt, ảnh hưởng đến da và hệ hô hấp của nhiều người.

2.4. Giải pháp xử lý

Người dùng khi sử dụng nguồn nước chứa nhiều khí Clo có thể áp dụng một số phương pháp xử lý nước dưới đây: 

  • Đun sôi: Thực hiện đun sôi nước khoảng 20 phút trước khi uống hoặc nấu ăn để làm bay mùi hăng từ Clo dư có trong nước. 

  • Hệ thống lọc Carbon: Lắp tầng lọc Carbon trong thùng chứa nước có khí Clo để dòng nước đi qua lõi được lọc sạch mùi hôi còn sót lại. 

  • Phương pháp bay hơi: Cho nguồn nước có mùi khí Clo vào một thùng rộng khoảng 24 giờ, trong thời gian này nước sẽ được bay hơi một cách tự nhiên và loại bỏ hoàn toàn mùi hắc từ Clo dư. Lưu ý, diện tích mặt nước càng rộng và mực nước càng thấp sẽ giúp quá trình bay hơi diễn ra nhanh chóng hơn. 

  • Thiết bị lọc chuyên dụng: Lắp đặt các thiết bị lọc nước được tích hợp lõi khử Clo chuyên dụng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe. 

Thiết bị lọc nước chuyên dụng

Người dùng có thể đầu tư thiết bị lọc nước chuyên dụng được tích hợp các lõi chức năng có khả năng loại bỏ mùi khí Clo trong nước, đảm bảo sức khỏe cho các thành viên trong gia đình

3. Khí metan CH4 (mùi dầu mỏ)

Nguồn nước chứa khí Metan CH4 sẽ có mùi dầu mỏ đặc trưng, chủ yếu xuất hiện tại những khu vực chuyên khai thác mỏ dầu. Cùng khám phá nguyên nhân, đặc điểm, tác động và cách xử lý loại mùi khí này trong nội dung dưới đây để bảo vệ sức khỏe toàn diện cho các thành viên trong gia đình: 

3.1. Nguyên nhân gây mùi

Mùi khí metan CH4 có trong nước sinh hoạt thường xuất hiện chủ yếu tại những nguồn nước gần khu công nghiệp, khu vực chuyên khai thác và chưng cất dầu mỏ, hang động, giếng sâu,... Ngoài ra, phần dầu thừa của khí thải do hoạt động đốt cháy nhiên liệu hóa thạch, cháy rừng và quá trình phân hủy từ động vật thấm vào mạch nước ngầm cũng khiến nguồn nước có mùi khí metan. 

Nước có mùi khí metan

Nước có mùi khí metan thường xuất hiện chủ yếu tại những khu công nghiệp chuyên khai thác dầu mỏ, từ hoạt động đốt cháy nhiên liệu và quá trình sinh học 

3.2. Đặc điểm nhận dạng

Nước có mùi khí metan thường có những đặc điểm nhận dạng như sau:

  • Nước có mùi hắc khói hoặc hơi cháy của dầu mỏ

  • Nguồn nước có khí metan thường không màu và không vị

3.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe

Người dùng sử dụng nguồn nước có chứa nhiều khí metan có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe, cụ thể:

  • Tác động ngắn hạn: Xuất hiện các triệu chứng chóng mặt, buồn nôn và có nguy cơ cháy nổ cao khi tiếp xúc với các chất dễ bắt cháy như Sodium Hydroxide, Acetone,...  

  • Tác động dài hạn: Hình thành một số bệnh lý về hô hấp (viêm phổi, nhiễm trùng phổi,...), thậm chí gây tử vong nếu hít phải hàm lượng khí metan có nồng độ cao. 

3.4. Giải pháp xử lý

Người dùng muốn loại bỏ khí metan có trong nguồn nước sinh hoạt có thể áp dụng một số phương pháp xử lý dưới đây:

  • Bình thông hơi: Đặt bình thông hơi vào bên trong bồn chứa nước có khí metan, tại đây nước bên trong bình chứa sẽ phun lên phía trên thanh, từ đó lượng khí metan có trong nước thoát ra theo lỗ thông hơi để loại bỏ mùi hôi có trong nước.

  • Sục không khí: Sục không khí vào nước và sử dụng bình chứa có van xả khí để lọc lượng khí metan có trong nước ra bên ngoài. 

  • Sử dụng tấm lọc: Dùng các tấm lọc khí đặt ở đầu động cơ bơm, nước sẽ đi qua tấm lọc và các loại khí có trong nước sẽ được thoát ra bên ngoài theo lỗ thông hơi. 

Phương pháp sục không khí

Xử lý mùi khí metan có trong nước bằng phương pháp sục không khí giúp mùi hôi thoát ra ngoài qua van xả khí

4. Khí Amoniac NH3 (mùi khai)

Nước có chứa khí Amoniac thường có mùi khai đặc trưng, gây ảnh hưởng đến các hoạt động sinh hoạt hàng ngày và tác động nghiêm trọng đến sức khỏe khi sử dụng. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, đặc điểm nhận dạng, tác động và cách xử lý loại khí này trong nội dung dưới đây:  

4.1. Nguyên nhân gây mùi

Nguyên nhân khiến nước sinh hoạt có mùi khí Amoniac (mùi khai) là do hàm lượng Amoniac vượt quá nồng độ cho phép trong quá trình bón phân, xử lý nước thải. Ngoài ra, quá trình sinh học (phân hủy) xả trực tiếp vào môi trường ngấm vào mạch nước ngầm cũng là nguyên nhân khiến nước có mùi hôi của Amoniac. 

4.2. Đặc điểm nhận dạng

Nước có mùi khí Amoniac NH3 thường có những đặc điểm nhận dạng như sau:

  • Nước có mùi khai, gây khó chịu khi hít phải

  • Nước chứa khí Amoniac thường không có màu, tương tự như nước tự nhiên

4.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe

Người dùng sử dụng nguồn nước có mùi khí Amoniac có thể gây nhiều tác động đến sức khỏe, cụ thể:

  • Tác động ngắn hạn: Kích ứng da và mắt (ngứa, ửng đỏ, chảy nước mắt) và một số triệu chứng như ho, khó thở, chóng mặt, bồn chồn,...   

  • Tác động dài hạn: Ảnh hưởng đến hệ hô hấp (rát họng, ho, đau họng, tức ngực,...), ức chế thần kinh (chóng mặt, khó chịu,...) và có thể dẫn đến tình trạng mù vĩnh viễn nếu tiếp xúc với nồng độ Amoniac đậm đặc.

Chóng mặt đau dầu

Tiếp xúc với nguồn nước chứa khí Amoniac có thể gây triệu chứng chóng mặt, đau đầu, và ảnh hưởng đến đường hô hấp nếu tiếp xúc trong thời gian dài

4.4. Giải pháp xử lý

Để xử lý nguồn nước có khí Amoniac, bạn có thể áp dụng một số phương pháp làm sạch nước như:

  • Nhựa trao đổi ion: Cho hạt nhựa vào trong cột lọc làm từ vật liệu composite vào trong bình chứa nước có mùi khí Amoniac theo tỷ lệ phù hợp, sau đó quá trình xử lý nước sẽ được diễn diễn ra tự động để tạo ra nguồn nước sau lọc được loại bỏ hoàn toàn mùi khai từ NH3. 

  • Phương pháp hóa học: Hòa tan một số hóa chất như Magie, photphat,... vào trong nước có chứa Amoniac để loại bỏ mùi hôi có trong nước. 

  • Hệ thống lọc sinh học: Sử dụng hệ thống bao gồm buồng kín chứa vi sinh vật và vật liệu lọc để hấp thụ hơi nước, tại đây, nước đi qua nguyên liệu lọc sẽ được loại bỏ hoàn toàn khí Amoniac. 

Nhựa trao đổi ion

Bạn có thể sử dụng nhựa trao đổi ion để lọc sạch mùi khí Amoniac NH3 có trong nước

5. Khí Cloform CHCl3 (mùi hăng, ngọt)

Nguồn nước chứa khí Cloform CHCl3 thường sẽ có mùi hăng, nguyên nhân chủ yếu do sự tồn đọng của Clo trong quá trình xử lý nước sinh hoạt. Cùng tìm hiểu nguyên nhân, đặc điểm nhận dạng, tác động và cách xử lý loại khí này trong nội dung dưới đây: 

5.1. Nguyên nhân gây mùi

Khí Cloform CHCl3 thường xuất hiện trong các nguồn nước sinh hoạt hoặc lượng Clo dư sau phản ứng hóa học giữa Clo cùng một số hợp chất hữu cơ (Cacbon,...) trong quá trình xử lý và tiệt trùng nước. 

5.2. Đặc điểm nhận dạng

Nguồn nước có mùi khí Cloform thường có những đặc điểm nhận dạng như sau:

  • Nước có mùi hăng khó chịu tựa như mùi thuốc mê

  • Nước không màu, dễ bay hơi và có khả năng gây cháy nổ nếu tiếp xúc với một số hóa chất dễ bắt cháy như Sodium Hydroxide NaOH, Formic Acid,...

5.3. Ảnh hưởng đến sức khỏe

Người dùng sử dụng nguồn nước có khí Chloroform có thể gây nhiều tác động xấu đến sức khỏe. Cụ thể: 

  • Tác động ngắn hạn: Gây cay mắt hoặc một số triệu chứng buồn nôn, đau đầu,... khi hít phải khí Cloform CHCl3 nồng độ cao. 

  • Tác động dài hạn: Gây nên một số triệu chứng về hô hấp, suy nhược thần kinh, gan (viêm gan, vàng da,...), ảnh hưởng đến sinh sản/phát triển toàn diện (giảm khả năng mang thai, hở hàm ếch ở trẻ em) và các nguy cơ gây ung thư ruột già, trực tràng hoặc bàng quang. 

5.4. Giải pháp xử lý

Để loại bỏ khí Cloform trong nước sinh hoạt, bạn có thể áp dụng một số phương pháp xử lý dưới đây: 

  • Hệ thống lọc nước có lõi Carbon: Tích hợp lõi lọc Carbon vào bên trong hệ thống lọc nước, tại đây, dòng nước đi qua sẽ được lõi hấp thụ mùi hăng có trong nước.  

  • Một số phương pháp xử lý hóa học: Sử dụng ánh sáng tia cực tím, Ozone hóa,... tích hợp vào thùng chứa nước cần lọc để loại bỏ mùi hăng từ khí Cloform. 

Để đảm bảo an toàn và chất lượng nước cho gia đình, việc lựa chọn hệ thống lọc nước sinh hoạt gia đình tốt nhất hiện nay là một giải pháp hiệu quả giúp loại bỏ các tạp chất và mùi khó chịu trong nước.

Hệ thống lọc nước tích hợp lõi Carbon

Bạn có thể xử lý nguồn nước có mùi khí Cloform CHCl3 bằng hệ thống lọc nước tích hợp lõi Carbon, tia cực tím, ozone hóa,... 

Như vậy, bài viết đã giải đáp thắc mắc nước sinh hoạt thường có mùi của khí gì thông qua thông tin chi tiết về 5 loại khí và biện pháp xử lý hiệu quả nhất. Hy vọng bạn sẽ tích lũy thêm nhiều kiến thức hữu ích để giải quyết được mùi có trong nước, đảm bảo sức khỏe ổn định cho cả gia đình. 


 
Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Bạn đang có ý định mua máy lọc nước để phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày và duy trì sức khỏe ổn định cho các thành viên trong gia đình. Thế nhưng, bạn lăn tăn không biết công nghệ RO hay các công nghệ máy lọc nước như UF, Nano, CDI và UV sẽ mang đến hiệu quả vượt trội nhất. Vậy bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc của bạn bằng cách cung cấp thông tin về 5 công nghệ máy lọc nước hiện nay, mời bạn cùng theo dõi!
Chi tiết
Bạn nghe nói màng lọc RO có khả năng lọc nước vượt trội, mang lại nguồn nước sạch tinh khiết nên muốn kiểm chứng thông tin để lựa chọn sản phẩm máy lọc nước cho gia đình? Mời bạn cùng SUNHOUSE tìm hiểu chi tiết về định nghĩa, cấu tạo, nguyên lý hoạt động, ưu - nhược điểm của màng lọc RO trong máy lọc nước trong bài viết dưới đây.
Chi tiết
Máy lọc nước âm tủ vẫn có đầy đủ các bộ phận như lõi lọc, bình áp, bơm,... nhưng không có vỏ bảo vệ bên ngoài và được lắp đặt trên một giá nhỏ thay vì đặt trong không gian tủ đứng như máy lọc nước thông thường. Chính vì thế, khi lắp đặt, bạn cần phải tìm hiểu thật kỹ càng kích thước máy lọc nước âm tủ để căn chỉnh được vị trí lắp âm phù hợp nhất. Nếu chưa biết cách thực hiện, đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé!
Chi tiết
1800 6680
Top