Bí quyết - Mẹo vặt

[TỪ A - Z] Hướng dẫn cách sử dụng bếp điện từ, hồng ngoại đơn, đôi đúng cách, an toàn và tiết kiệm

20/10/2023 - 01:20 PM

Bạn đang sở hữu một bếp điện nhưng chưa biết cách bật/tắt bếp hay chưa biết nên sử dụng từng tính năng trên bảng điều khiển như thế nào cho đúng thì hãy tham khảo ngay bài chia sẻ hướng dẫn cách sử dụng bếp điện từ, bếp điện từ hồng ngoại và bếp hồng ngoại dưới đây. Với hướng dẫn cách xài bếp điện chi tiết này bạn có thể áp dụng sử dụng cho bếp từ đơn, bếp từ đôi và bếp từ âm một cách dễ dàng.  

1. Nhận biết và phân loại bếp từ

  • Bếp từ, hay còn gọi là Induction Hob, là loại bếp nấu sử dụng công nghệ dòng điện cảm ứng (Foucault).

  • Nguyên lý hoạt động của bếp từ: sử dụng dòng điện chạy qua cuộn dây dưới mặt bếp, sinh ra dòng điện Foucault. Dòng từ trường này phát ra trên mặt bếp trong khoảng vài milimet, ảnh hưởng đến dụng cụ nấu làm từ kim loại có tính từ tính, làm nóng vật dụng và nấu chín thực phẩm.

  • Bếp từ có nhiều loại:
    • Bếp từ đơn
    • Bếp từ đôi
    • Bếp từ âm
    • Bếp từ dương

2. Các ký hiệu hướng dẫn sử dụng bếp điện từ  

Các bếp điện từ, bếp từ hồng ngoại, bếp hồng ngoại hiện nay có 2 loại bàn phím chính: bấm nút và cảm ứng. Dù được thiết kế ở dạng nào, trên bảng điều khiển đều sẽ có màn hình hiển thị giúp theo dõi nhiệt độ và hệ thống các phím chức năng.

Mỗi phím sẽ có những ký hiệu riêng biệt với chức năng tương ứng như bật/tắt, tăng giảm nhiệt độ, hẹn giờ, chế độ nấu (lẩu/xào/súp)...

Làm quen với bảng điều khiển của bếp điện từ trước khi sử dụng

Làm quen với bảng điều khiển của bếp điện từ trước khi sử dụng 

Ngoài ra, bạn cần lưu ý ký hiệu của các phím chức năng trên bảng điều khiển sẽ có sự khác nhau phụ thuộc vào mỗi hãng, mỗi thương hiệu bếp điện từ. Tuy nhiên, về cơ bản đặc điểm sử dụng của của các phím chức năng này không có gì thay đổi mà chỉ khác biệt về mặt thiết kế.  

Dưới đây là bảng tổng hợp một số ký hiệu phổ biến của các phím chức năng trên bảng điều khiển của bếp điện từ:

Hình ảnh

Ký hiệu - Chức năng

On-Off

On/Off - Bật/Tắt  

Phím bật/tắt nguồn bếp điện từ

Lock

Lock - Khóa an toàn 

Kích hoạt để vô hiệu hóa toàn bộ bảng điều khiển của bếp điện từ, đảm bảo an toàn cho trẻ em, người già, người dễ bị tổn thương,... khi không có sự quản lý của người lớn.

Time

Timer/Presets - Hẹn giờ 

Chọn phím chức năng hẹn giờ khi cần thêm thời gian để nấu lâu hơn, đồng hồ sẽ đếm ngược và tự động tắt bếp khi kết thúc thời gian đã hẹn. 

Tăng nhiệt độ

Phím chức năng tăng nhiệt độ, công suất hoặc thời gian hẹn giờ. Một số bếp điện từ sẽ có ký hiệu là hình ảnh mũi tên đi lên. 

Giảm nhiệt độ

Phím chức năng giảm nhiệt độ, công suất hoặc thời gian hẹn giờ. Một số bếp điện từ sẽ có ký hiệu là hình ảnh mũi tên đi xuống.

Function

Function - Chức năng 

Phím này cho phép chọn chức năng có trên bảng điều khiển, chẳng hạn như chọn chế độ nấu (chiên, xào, lẩu, soup…).

Dừng

Pause - Tạm dừng 

Phím chức năng cho phép người dùng có thể tạm dừng nấu ăn mà không cần phải tắt nguồn bếp. 

Booster

 

Booster - Nấu nhanh 

Khi kích hoạt phím chức năng này, bếp điện từ sẽ tăng công suất tối đa cho vùng nấu được chọn, giúp nấu ăn nhanh và tiết kiệm thời gian hơn. 

Bên cạnh đó, một số bếp từ được trang bị chức năng khóa an toàn, giúp vệ sinh dễ dàng và bảo vệ trẻ em khỏi các tai nạn không mong muốn. Các loại khóa bao gồm:

  • Khóa vệ sinh: Chức năng này tạm thời khóa bếp trong 30 giây, cho phép bạn lau mặt bếp mà không thay đổi các thiết lập nấu.
  • Khóa trẻ em: Tính năng này có mặt trên hầu hết các bếp từ hiện đại. Khi giữ biểu tượng chìa khóa trong vài giây, bảng điều khiển sẽ bị khóa và thường tự động kích hoạt khi bếp tắt, đảm bảo an toàn cho trẻ em.

Để mở khóa bếp từ Bosch, bạn tham khảo ba bước sau:

  • Bước 1: Giữ ngón tay trên biểu tượng chìa khóa khoảng 10 giây.
  • Bước 2: Thả ra khi nghe 2 tiếng bíp và biểu tượng khóa tắt.
  • Bước 3: Khởi động lại bếp để xác nhận bếp đã hoạt động trở lại bình thường.

Đối với các loại bếp khác, nếu các bước trên không hiệu quả, bạn nên ngắt nguồn và khởi động lại sau 20 phút để bếp từ reset các chức năng trên bảng điều khiển.

3. Hướng dẫn cách sử dụng bếp điện từ đôi, đơn

Trên thị trường đang có 3 loại bếp điện chính: Bếp từ, bếp hồng ngoại, bếp từ hồng ngoại cho bếp từ đôi, đơn. Tuy chúng là những loại bếp điện khác nhau nhưng về bản chất cách sử dụng các loại bếp điện này là giống nhau nên bạn có thể vận dụng hướng dẫn sử dụng bếp điện từ dưới đây cho tất cả các loại bếp.  

Bước 1: Đặt nồi lên bếp

Bếp báo lỗi E2

Không đặt dụng cụ nấu ở chính giữa tâm của khu vực nấu dẫn đến lỗi bếp không nhận nồi (lỗi E0)

Trước khi bật bếp điện, bạn nên đặt nồi/chảo lên đúng khu vực nấu để dòng từ trường được tạo ra dưới mặt kính có thể cảm ứng và biến đổi thành năng lượng nhiệt, từ đó làm nóng dụng cụ nấu được đặt trên khu vực nấu.

Hầu hết các loại bếp điện từ đều đánh dấu khu vực nấu bằng biểu tượng ô vuông hoặc vòng tròn ngay trên bề mặt của bếp nấu.

Do đó, khi đặt dụng cụ nấu lên bếp, bạn nên căn chỉnh sao cho dụng cụ nấu được đặt giữa tâm của khu vực nấu để giúp dụng cụ nấu nhận đủ lượng nhiệt theo mức chuẩn.

Ngoài ra, khi đặt dụng cụ nấu đúng vị trí sẽ tránh được lỗi E0 - bếp điện từ không hoạt động do không nhận nồi.  

Lưu ý: 

  • Đặt bếp điện từ ở bề mặt phẳng, khô ráo và cách xa tường nhà ít nhất 15cm nhằm đảm bảo sự cân bằng, thoáng mát, giúp bếp thoát nhiệt tốt hơn.

  • Không để bề mặt bếp dính nước hay bị ẩm ướt vì có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh nhiệt. 

  • Khi căn chỉnh dụng cụ nấu, hãy nhấc và đặt xuống thay vì kéo lê trên bề mặt kính sẽ gây trầy xước, thậm chí nứt vỡ. 

  • Dụng cụ nấu dành cho bếp điện từ phải được làm từ vật liệu có tính dẫn từ cao như sắt, thép không gỉ, gang và nhôm. Nếu bạn không chắc liệu dụng cụ nấu của mình có hoạt động được với bếp từ hay không, hãy dùng nam châm để kiểm tra tính dẫn từ của dụng cụ nấu.

  • Dụng cụ nấu nên có đáy bằng hoặc nhỏ hơn kích thước vòng từ của bếp 2-3cm để tránh lượng nhiệt thoát ra ngoài quá lớn, vừa ảnh hưởng đến người dùng vừa lãng phí năng lượng. 

Sử dụng nam châm kiểm tra tính dẫn từ

Sử dụng nam châm để kiểm tra tính dẫn từ của dụng cụ nấu

Mua bếp điện nào không kén nồi khi sử dụng? Đây là thắc mắc của rất nhiều chị em khi chọn mua bếp điện. Tham khảo ngay bài viết bếp điện nào không kén nồi để tìm mua được sản phẩm phù hợp nhé!

Bước 2: Bật bếp điện từ

Cắm phích điện và ấn giữ phím nguồn

Cắm phích điện sau đó nhấn giữ phím nguồn On/Off để bật bếp điện từ

Sau khi đã đặt dụng cụ nấu lên bếp, tiếp theo là hướng dẫn cách bật bếp điện. Trước khi bật bếp bạn cần kiểm tra bếp đã được cắm điện hay bật aptomat chưa, nếu chưa bạn cần cắm điện và bật aptomat lên mới có thể bật bếp lên sử dụng. 

Tiến hành cắm phích điện hoặc bật aptomat kết nối với bếp điện từ để cấp nguồn điện cho thiết bị. Khi nguồn điện được dẫn vào, thiết bị sẽ phát ra âm thanh (tiếng “bíp”) và có đèn màu đỏ nhấp nháy ở nút nguồn On/Off, báo hiệu bếp đã sẵn sàng để hoạt động. 

Về cách bật bếp điện, mỗi loại bếp điện từ sẽ có cách bật khác nhau chẳng hạn như nhấn và giữ nút nguồn hoặc chỉ cần chạm nhẹ ở phím nguồn để khởi động thiết bị.

Sau khi được bật nguồn, màn hình hiển thị nhiệt độ và các chế độ nấu kèm công suất đều được hiển thị trên bảng điều khiển của bếp điện từ. 

Lưu ý: 

  • Cần phải đảm bảo nguồn điện phù hợp (220-240V/AC) và ổn định vì công suất hoạt động của bếp điện từ khá lớn (tổng công suất lên tới 4000W). 
  • Bạn nên rửa tay và lau khô trước khi nhấn nút nguồn và sử dụng bảng điều khiển để bếp điện có thể cảm ứng và nhận tín hiệu nhanh chóng - chính xác.
  • Nên tắt tắt aptomat bếp từ khi không sử dụng trong một thời gian dài hoặc trước khi đi ngủ vào ban đêm để đảm bảo an toàn. 

Bước 3: Chọn chức năng nấu 

Tiếp theo trong cách sử dụng bếp từ đôi là khi bếp đã được bật nguồn và sẵn sàng hoạt động, bạn có thể kích hoạt chế độ nấu phù hợp theo nhu cầu. Bếp điện từ có rất nhiều chế độ nấu khác nhau cho người dùng lựa chọn, cơ bản như nấu nước, nấu cơm, nấu lẩu, nấu súp, chiên xào…

Cách kích hoạt các chế độ nấu này tùy thuộc vào thiết kế của từng dòng sản phẩm, thương hiệu. Cách kích hoạt thường gặp nhất ở các dòng bếp điện từ đó là chỉ cần chạm tay vào phím chức năng có ký hiệu FUNCTION để chọn chế độ nấu.

Trong hướng dẫn sử dụng bếp điện từ ở một số dòng bếp điện từ khác, bạn có thể chọn chế độ nấu bằng cách nhấn chọn hoặc chạm trực tiếp vào phím có biểu tượng của chế độ nấu đó.

Chọn chế độ nấu

Nhấn chọn chế độ nấu được cài đặt sẵn trên bếp điện từ

Dưới đây là những chức năng nấu hiện có ở hầu hết các thiết bị bếp điện từ trên thị trường:

Chế độ nấu

Chức năng

Hình ảnh

Chế độ nấu lẩu 

(Hot Pot/Chafing)

Kích hoạt chế độ nấu lẩu, đèn chức năng nấu lẩu sẽ sáng lên và có thể chế biến các món như lẩu hải sản, lẩu cá, lẩu thái…

Nấu lẩu

Chế độ nấu lẩu

Chế độ chiên xào (Stir Fry/ Fry)

Khi nhấn vào chế độ chiên/xào, biểu tượng của chức năng này sẽ sáng lên, bạn có thể đặt chảo lên bếp từ và chiên/xào món ăn yêu thích. 

Rán

Chế độ chiên xào

Chế độ giữ ấm (Heat)

Khi chọn chế độ giữ ấm,  bếp từ sẽ duy trì nhiệt độ nấu ở mức độ thấp với công suất thấp để giữ độ ấm nhất định cho món ăn trong nồi. 

Keep warm

Chế độ giữ ấm

Chế độ nấu canh (Soup)

Chế độ này đã thiết lập nhiệt độ và công suất mặc định khoảng 2000W trong khoảng thời gian 30 phút, sau đó sẽ chuyển về chế độ giữ ấm để giúp món canh luôn thơm ngon, nóng hổi.

Nấu súp

Chế độ nấu canh

Chế độ hầm (Steam/Stew)

Khi nhấn chọn chế độ hầm, bếp sẽ tự động điều chỉnh nhiệt độ khoảng 160 - 240 độ C tương ứng với mức công suất 1200 - 2000W để ninh hầm thức ăn trong khoảng thời gian 30 - 45 phút.

Nấu hầm

Chế độ hầm

Lưu ý: 

  • Nếu bạn không thực hiện thao tác chọn chức năng, bếp điện từ sẽ tự động mặc định chế độ nấu có mức công suất khoảng 800 - 2000W.

  • Mỗi món ăn chế biến đều cần đảm bảo nhiệt độ và thời gian nấu thích hợp. Do đó, bạn cần tìm hiểu kỹ về món ăn trước khi chế biến để chọn chế độ nấu tương ứng. 

  • Bạn nên chọn dụng cụ nấu phù hợp với chế độ nấu, chẳng hạn như chiên xào bằng chảo, nấu lẩu bằng nồi có đáy bằng phẳng và độ dày vừa phải…

  • Bạn nên lựa chọn dòng bếp điện từ ứng dụng công nghệ Inverter giúp tiết kiệm điện nếu thường xuyên nấu các món hầm hoặc chiên ngập dầu thức ăn cần nhiều thời gian. 

Bếp điện từ công nghệ Inverter

Sử dụng bếp điện từ công nghệ Inverter giúp tiết kiệm điện năng

Làm sao để bếp điện từ luôn bền đẹp như mới? Tham khảo ngay bài viết bí quyết gia tăng tuổi thọ bếp điện từ để trở thành nhà nội trợ thông thái cùng nhiều kinh nghiệm sử dụng bếp điện luôn bền và đẹp.

Bước 4: Điều chỉnh nhiệt độ của bếp từ

Tăng hoặc giảm nhiệt độ
Nhấn chọn hoặc chạm vào phím có ký hiệu [ + ] tăng hoặc [ – ] giảm nhiệt độ

Khi nhấn hoặc tùy chọn các chế độ nấu, bếp điện từ đã thiết lập nhiệt độ, thời gian và công suất phù hợp. Tuy nhiên, tùy thuộc vào loại thực phẩm và món ăn chế biến mà bạn có thể điều chỉnh nhiệt về mức thích hợp. 

Cách điều chỉnh nhiệt trên bếp điện từ vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần nhấn chọn hoặc chạm vào phím có ký hiệu [ + ] để tăng hoặc [ – ] để giảm trên bảng điều khiển của bếp điện từ.

Bạn có thể dễ dàng theo dõi và kiểm soát nhiệt độ sau khi điều chỉnh trên màn hình hiển thị của bảng điều khiển bếp điện từ. 

Ví dụ: Bạn muốn sử dụng bếp từ nấu lẩu, bạn chọn chế độ nấu lẩu, bếp sẽ tự động setup nhiệt độ phù hợp, tuy nhiên bạn vẫn có thể điều chỉnh tăng/giảm nhiệt độ để phù hợp với nhu cầu mà không ảnh hưởng gì đến chế độ nấu đã chọn. 

Ngoài ra, bạn có thể tham khảo cách điều chỉnh nhiệt độ bếp từ tương ứng với mỗi món ăn sau đây:

  • Món luộc rau củ cần điều chỉnh mức nhiệt độ trong khoảng từ 160 - 200 độ C. 

  • Món hấp cần mức nhiệt độ vừa phải từ 140 - 160 độ C. Sau khi sôi, giảm nhiệt độ xuống mức 120 - 140 độ C. 

  • Món chiên cần điều chỉnh nhiệt độ trung bình khoảng 100 độ C.

  • Món xào cần mức nhiệt độ phù hợp, khoảng 120 - 140 độ C. 

Lưu ý: 

Trong trường hợp đang nấu mà bếp điện từ tự động tắt, nguyên nhân có thể do quá nhiệt và thiết bị cần được tạm dừng khoảng 15 - 30 phút để tản bớt nhiệt nóng.

Bạn không nên tiếp tục sử dụng bếp trong trường hợp này, ngay cả khi bạn muốn điều chỉnh về nhiệt độ thấp vì có thể khiến bếp từ bị đoản mạch và giảm tuổi thọ nhanh chóng. 

Bước 5: Nấu chín thức ăn 

Sau khi đã chọn chế độ nấu và điều chỉnh nhiệt độ nấu phù hợp, bạn chỉ cần chờ đợi món ăn được nấu chín và thưởng thức. Nếu có việc bận, bạn có thể sử dụng tính năng hẹn giờ của bếp điện từ, hệ thống bếp từ sẽ tự động đếm ngược và tắt bếp khi hết thời gian đã hẹn. 

Để hẹn giờ, bạn chỉ cần chạm vào phím có biểu tượng Đặt/hẹn giờ. Khi đèn ở phím chức năng hẹn giờ sáng lên nghĩa là bạn đã kích hoạt được chế độ hẹn giờ và chỉ cần điều chỉnh thời gian bằng phím [ + ] hoặc [ – ] trên bảng điều khiển. 

Bấm chọn phím chưacs năng timer

Chức năng Timer hẹn giờ nấu chín được lấy ví dụ ở cách hẹn giờ bếp từ SUNHOUSE

Ngoài ra, các dòng bếp điện từ hiện đại còn tích hợp thêm tính năng cảnh báo chống tràn. Với tính năng này, bếp từ có khả năng nhận biết dấu hiệu tràn và tự động ngắt bếp (*), hạn chế sự cố thức ăn trào ra ngoài làm bẩn mặt bếp, gây chập điện, hư hỏng các linh kiện bên trong bếp điện từ. 
(*) Tính năng tự động ngắt bếp đã được áp dụng cho hầu hết ở các loại bếp từ, bếp hồng ngoại để đảm bảo an toàn

Bước 6: Tắt bếp khi đã nấu xong

Sau khi đã sử dụng bếp điện xong, nhấn phím nguồn (On/Off) để tắt bếp. Tuy nhiên, bạn không nên ngắt nguồn điện (rút dây điện hay ngắt aptomat) ngay khi nấu mà hãy đợi khoảng 15 - 30 phút cho đến khi cánh quạt tản mát bếp ngừng chạy hẳn. 

Nguyên nhân là do bếp điện từ khi hoạt động đã sử dụng một lượng nhiệt rất lớn và ngay sau tắt bếp, lượng nhiệt này vẫn đang duy trì ở mức khá cao. Do đó, cánh quạt tản nhiệt của bếp từ vẫn phải hoạt động để làm nguội thiết bị.

Nếu bạn rút nguồn điện ngay sau khi nấu xong, quạt tản nhiệt sẽ ngừng hoạt động, tác động nhiệt sẽ khiến thiết bị có nguy cơ bị chập mạch và hư hỏng. 

Rút phích cắm

Sau khi tắt bếp, hãy đợi khoảng 30 phút để bếp từ nguội hẳn mới rút phích cắm

Bước 7: Vệ sinh bếp điện từ 

Thời điểm thích hợp nhất để vệ sinh bếp điện từ là sau khi nấu ăn xong và chờ bếp nguội hẳn sau khoảng 15 - 30 phút. Lúc này, dầu mỡ và thức ăn bám trên bếp chưa kịp khô lại nên bạn có thể dễ dàng lau sạch bằng cách sử dụng khăn mềm và ẩm lau nhẹ.

Ngoài ra, bạn có thể cho thêm một ít nước vệ sinh chuyên dụng hoặc nước rửa chén vào khăn lau để giúp bề mặt bếp từ được sáng bóng. 

Vệ sinh sau khi sử dụng bếp

Vệ sinh đúng cách sau khi sử dụng giúp bếp điện từ luôn sạch sẽ, sáng bóng 

Lưu ý:  

  • Đảm bảo rút phích cắm hoặc TẮT nguồn điện của bếp từ trước khi vệ sinh.

  • Dùng khăn ẩm lau mặt kính bếp (trong trường hợp bị đổ dầu, dùng nước ấm làm ẩm khăn lau sẽ có kết quả tốt nhất vì có thể nhanh chóng loại bỏ vết dầu).

  • Khi vệ sinh bếp điện từ không nên sử dụng hóa chất có khả năng ăn mòn, gây tổn hại lên bề mặt bếp. 

  • Tránh vệ sinh bếp ngay sau khi vừa tắt bếp, bởi khi sử dụng khăn mềm và ẩm lau lên bề mặt bếp còn nóng có thể gây sốc nhiệt, làm nứt vỡ mặt kính và nguy hiểm cho người sử dụng. 

  • Không nên để bếp sau khi sử dụng quá lâu mới vệ sinh, bởi dầu mỡ và thức ăn bám lên bếp lâu ngày sẽ khô lại, thậm chí là bị oxi hóa, rỉ sét rất khó để làm sạch. 

  • Hãy luôn kiểm tra các lỗ thông hơi xem có bụi bẩn không và loại bỏ chúng.

    Sử dụng khăn mềm lau bề mặt kính

Sử dụng khăn mềm làm ẩm để lau sạch mặt kính bếp điện từ

Cách sử dụng bếp từ đôi khá đơn và tiện lợi nên được nhiều gia đình yêu thích và lựa chọn. Đọc thêm bài viết Vì sao bếp từ đôi trở thành xu hướng tất yếu trong các căn bếp gia đình? để hiểu thêm vì sao bếp từ đôi được nhiều gia đình lựa chọn.

4. Hướng dẫn cách sử dụng bếp điện từ hồng ngoại

Về các ký hiệu chức năng của bếp cũng tương tự gần giống với bếp từ bạn có thể xem ở phần 1 để biết chi tiết. 

Bước 1: Đặt nồi lên vùng nấu phù hợp 

Bếp điện từ hồng ngoại là loại bếp điện đôi gồm 1 bếp từ và 1 bếp hồng ngoại (vùng nấu sẽ tỏa nhiệt màu đỏ khi đun). Khi sử dụng bếp điện từ hồng ngoại bạn cần lưu ý sử dụng nồi đúng vùng bếp. 

Khi sử dụng bếp hồng ngoại đôi, bạn có thể dùng bất cứ loại nồi nào. Còn với bên bếp từ bạn chỉ dùng được loại nồi chuyên dụng cho bếp từ. 

Bước 2: Cắm nguồn điện

Tiến hành, cắm nguồn điện cho bếp. Lưu ý, vì bếp từ hồng ngoại có công suất cao bạn không nên cắm chung ổ điện với các thiết bị công suất cao khác, như: tủ lạnh, máy giặt, nồi cơm điện, lò vi sóng,... nên dùng riêng ổ cắm. 

Bước 3: Bật bếp điện

Cách bật bếp điện từ hồng ngoại khá đơn giản, bằng cách nhấn nút “ON/OFF” trên bề mặt bếp và nó kêu “tít” tức là bếp đã được bật. 

Bước 4: Điều chỉnh nhiệt độ, chế độ nấu

Với các loại bếp từ hồng ngoại hay bếp điện từ đôi, bạn nấu vùng bếp bên nào thì điều chỉnh nhiệt độ và chế độ nấu bên đó. 

Nếu bạn đang đun 2 bếp, bạn muốn chỉ đun 1 bếp thì điều chỉnh nhiệt độ bếp muốn tắt về 0, vùng bếp đó sẽ tự động tắt

Bước 5: Tắt bếp

Nhấn nút “ON/OFF” , bếp kêu “tít”, tức là bếp đã tắt. 

Để đảm bảo an toàn, sau khi sử dụng xong bạn nên bật bật chế độ khóa an toàn cho bếp, tránh trẻ nhỏ hay chân động vật đi qua vô tình chạm phải bật bếp sẽ rất dễ xảy ra cháy nổ. Còn với những loại bếp điện từ hồng ngoại không có khóa an toàn thì nên rút ổ cắm nguồn điện sau 30 phút sử dụng. 

5. Hướng dẫn cách sử dụng bếp hồng ngoại đơn và đôi

5.1. Sử dụng bếp hồng ngoại để đun/nấu

Khác với bếp điện từ hồng ngoại đôi cần phải chọn đúng nồi cho từng vùng bếp, còn cách sử dụng bếp hồng ngoại đôi và bếp hồng ngoại đơn khá đơn giản, tương tự với bếp điện từ. 

Bước 1: Đặt nồi lên vùng nấu

Bạn đặt nồi lên đúng vùng nấu. Dùng bếp hồng ngoại không kén nồi nên bạn có thể dùng bất cứ loại nào nồi nào. 

Bước 2: Cắm nguồn điện

Bạn cắm điện cho bếp hồng ngoại. Để tránh tình trạng quá tải nguồn điện, bạn nên dùng riêng ổ cắm cho bếp điện hồng ngoại. 

Bước 3: Bật bếp điện

Nhấn nút “ON/OFF” trên bề mặt bếp và nó kêu “tít” tức là bếp đã được bật. 

Bước 4: Điều chỉnh nhiệt độ, chế độ nấu

Điều chỉnh nhiệt độ và chế độ nấu cho từng vùng nấu thích hợp với từng món ăn. 

Bước 5: Tắt bếp

Cách bếp điện cũng khá đơn giản là nhấn nút “ON/OFF” , bếp kêu “tít”, tức là bếp đã tắt. 

Lưu ý: Khi sử dụng bếp điện hồng ngoại, sau khi tắt bếp bạn nên để quạt gió của bếp chạy ít nhất thêm 30 phút mới rút nguồn điện.

5.2. Sử dụng bếp hồng ngoại để nướng

Bạn có thể nướng bằng bếp hồng ngoại theo nhiều cách, trong đó phổ biến nhất là sử dụng vỉ nướng chuyên dụng.

Nướng trên vỉ bếp hồng ngoại là lựa chọn ưa thích vì nó mang lại hương vị thơm ngon và sạch sẽ cho thức ăn, đồng thời dễ dàng vệ sinh sau khi sử dụng.

Cách thực hiện nướng trên bếp hồng ngoại rất đơn giản: bạn chỉ cần đặt vỉ nướng có kích thước phù hợp lên vùng nấu, bật chế độ BBQ và bắt đầu nướng các món ăn.

6. 5 Lưu ý khi sử dụng bếp điện bạn nên cần biết 

Để áp dụng cách sử dụng bếp điện từ, hồng ngoại tốt và hiệu quả, từ đó bảo vệ bếp điện từ luôn bền bỉ và hoạt động ở trạng thái tốt nhất đó khi sử dụng bếp điện cần chú ý 5 điều sau. 

Chẳng hạn như vệ sinh bếp sau khi nấu, tránh sử dụng nồi/chảo bị hỏng hoặc biến dạng hay bảo quản bếp cẩn thận khi không sử dụng. Cụ thể:

6.1. Không sử dụng sai loại nồi

Để có thể sử dụng được với bếp từ, loại nồi hoặc chảo của bạn phải được làm bằng kim loại có từ tính. Nói cách khác, dụng cụ nấu thích hợp có chứa vật liệu sắt hoặc thép không gỉ, chẳng hạn như nồi inox, nồi gang đúc.

Ngoài ra, loại nồi dùng cho bếp từ phải có đáy dày, phẳng và có kích thước phù hợp với vòng từ của bếp (đường kính đáy từ 12-26 cm). Dụng cụ nấu cần đảm bảo những tiêu chí này nhằm có thể tiếp xúc tốt với bộ phận làm nóng, hấp thụ lượng nhiệt tối đa từ bếp.

Ngược lại, khi sử dụng loại nồi có đáy cong vênh hoặc móp, thời gian chế biến sẽ kéo dài hơn, tốn nhiều điện năng và có thể gây nguy hiểm bởi nồi dễ rung lắc khi nước sôi. 

Nồi dùng cho bếp điện từ phải có tính dẫn từ

Loại nồi dùng cho bếp điện từ phải có tính dẫn từ

6.2. Tránh nấu nướng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài

Không nên để bếp điện từ hoạt động ở mức nhiệt độ và công suất cao liên tục trong thời gian dài. Vì ở trạng thái này, bếp từ sẽ bị quá tải nhiệt dẫn đến tình trạng bếp tự động ngắt nguồn hoặc thậm chí là nứt vỡ mặt kính.

Tình trạng này thường xuyên lặp lại sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu suất hoạt động cũng như làm giảm tuổi thọ của bếp. 

Bếp tự ngắt khi ở nhiệt độ cao

Bếp điện từ sẽ tự động ngắt điện khi nấu nướng ở nhiệt độ cao trong thời gian dài

6.3. Không để thức ăn, nước tràn mặt bếp

Trường hợp thức ăn và nước khi tràn ra mặt bếp, nếu không nhanh chóng tắt bếp và xử lý kịp thời có thể sẽ dẫn đến tình trạng chập mạch, cháy mạch điện bên trong, hoặc bếp không thể nhận diện nồi.

Ngoài ra, khi thức ăn, nước tràn mặt bếp sẽ làm giảm khả năng truyền nhiệt của bếp, lâu dần sẽ ảnh hưởng đến hiệu suất hoạt động và tuổi thọ của bếp từ.

Tránh để nước tràn lên bếp

Tránh để thức ăn, nước tràn trên mặt bếp điện từ

6.4. Thường xuyên kiểm tra linh kiện bếp

Trong quá trình sử dụng, bạn nên sử dụng đồng hồ vạn năng để kiểm tra thường xuyên tình trạng hoạt động của các linh kiện bên trong bếp điện từ nhằm giúp phát hiện ra các vấn đề bất thường và kịp thời xử lý, đảm bảo khả năng khắc phục sự cố cao hơn.

Nếu không biết cách kiểm tra linh kiện bếp, bạn có thể nhờ sự hỗ trợ của thợ sửa chữa hoặc gọi đơn vị bảo hành đến kiểm tra bếp điện từ định kỳ. 

Kiểm tra linh kiện bếp từ

Thường xuyên kiểm tra linh kiện bếp từ bằng đồng hồ vạn năng

6.5. Gọi đơn vị bảo hành nếu có dấu hiệu bất thường

Các dấu hiệu bất thường của bếp điện từ như bếp tự động tắt đột ngột, bếp không thể làm nóng dụng cụ nấu, bếp báo lỗi không chính xác, bếp từ không tăng giảm nhiệt độ,… sẽ khiến bạn mất nhiều thời gian cho công việc nấu nướng và làm tiêu hao nhiều điện năng hơn mức bình thường.

Do đó, khi bếp điện từ nhà bạn có những dấu hiệu bất thường này, hãy liên hệ với đơn vị bảo hành uy tín để được hỗ trợ nhanh chóng. 

Trung tâm bảo hành chính hãng

Liên hệ với trung tâm bảo hành chính hãng khi bếp từ có dấu hiệu bất thường

7. 3 Lưu ý khi sử dụng bếp hồng ngoại

7.1. Sử dụng nguồn điện ổn định

Các loại bếp từ thường có công suất từ 200 đến 2000W, một mức công suất khá cao, do đó cần sử dụng nguồn điện phù hợp để tránh rủi ro chập điện hoặc hỏng hóc.

Để đảm bảo an toàn, bạn nên dùng phích cắm riêng và dây điện có tiết diện ít nhất là 0,75mm2. Kết nối bếp từ với nguồn điện không ổn định có thể gây cháy nổ hoặc hư hại thiết bị.

Đặc biệt ở miền Bắc Việt Nam vào mùa hè, khi nhu cầu sử dụng điện tăng cao vào giờ cao điểm, việc sử dụng ổn áp là rất cần thiết để ổn định điện áp, giúp bếp từ hoạt động ổn định và kéo dài tuổi thọ

7.2. Điều chỉnh nhiệt độ bếp phù hợp

Bếp điện làm nóng và tăng nhiệt độ nhanh hơn bếp ga đáng kể. Do đó, để tránh trường hợp đồ ăn bị cháy khét, bạn nên để bếp ở mức công suất vừa phải và chỉ tăng dần khi cần thiết.

7.3. Tận dụng nhiệt dư sau khi tắt bếp

Bếp từ nổi bật với cơ chế làm nóng đáy nồi đặc biệt, giúp thức ăn giữ nhiệt lâu. Thức ăn có thể tiếp tục sôi và chín thêm vài phút ngay cả sau khi tắt bếp. Do đó, để đảm bảo thức ăn chín đều mà không bị quá chín, bạn nên tắt bếp trước khi kết thúc quá trình nấu khoảng 1 hoặc 2 phút.

8. 3 lỗi thường gặp trong cách xài bếp điện từ

Giống như bất kỳ các thiết bị khác, bếp điện từ đôi khi cũng sẽ gặp một vài sự cố buộc phải tạm dừng hoạt động. Dưới đây là 3 lỗi thường gặp khi sử dụng bếp từ và cách khắc phục hiệu quả giúp bếp điện hoạt động bình thường nhanh chóng và đảm bảo an toàn.  

8.1. Bếp điện từ không lên nguồn

Tình trạng bếp điện từ không lên nguồn xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân, có thể kể đến như nguồn điện bị cắt, bếp đang ở chế độ khóa hay các dây cáp điện kết nối bên trong bếp bị lỗi.

Bếp điện từ không lên nguồn

Bếp điện từ không lên nguồn có thể do nguồn dẫn điện bị cắt

Nếu bếp điện từ nhà bạn không bật được vì những nguyên nhân này, bạn có thể xử lý như sau:

  • Kiểm tra lại nguồn điện xem cầu dao có bị ngắt, làm gián đoạn nguồn điện cấp vào bếp không. Để khắc phục, bạn chỉ cần mở lại nguồn điện và tiến hành cấp điện lại cho bếp điện từ (cắm phích điện hoặc bật aptomat).

  • Kiểm tra xem chế độ khóa an toàn có được bật hay không. Nếu chế độ này đang bật, hãy nhấn nút hay chạm và giữ phím chức năng khóa an toàn ít nhất 5 giây để tắt chức năng này. 

  • Trường hợp bếp từ không lên nguồn do chập điện, cháy nổ làm đứt dây cáp kết nối bên trong, hãy liên hệ với trung tâm bảo hành để được hỗ trợ và sửa chữa kịp thời. 

Ngoài ra, sự cố bếp điện từ không lên nguồn còn có thể do nhiều nguyên nhân khác. Bạn có thể tìm hiểu thêm những nguyên nhân khiến bếp điện không lên nguồn để có cách xử lý phù hợp, nhanh chóng. 

Chế độ khóa an toàn

Chế độ khóa an toàn (Child Lock)

8.2. Bếp điện từ không nhận nồi 

Khi bếp điện từ không nhận nồi, màn hình trên bảng điều khiển bếp điện hiện E0, nghĩa là bếp từ đã khởi động nhưng không thể bắt nhiệt và làm nóng nồi.

Nguyên nhân của sự cố này có thể là do chất liệu nồi không có tính dẫn từ, do nồi bị đặt sai vị trí/lệch so với vùng nấu, do đáy nồi không bằng phẳng hoặc có kích thước quá bé (nhỏ hơn ½ chu vi vùng nấu của bếp từ). 

Bếp hiển thị lỗi E0

Bếp điện từ hiển thị lỗi E0 do dụng cụ nấu không phù hợp

Khi bếp hiện mã lỗi E0, bạn nên kiểm tra và xử lý sự cố này như sau:

  • Sử dụng loại nồi có đáy nhiễm từ (được làm từ chất liệu gang, inox, sắt, thép không gỉ). Bạn có thể kiểm tra bằng cách sử dụng nam châm, nồi có đáy nhiễm từ sẽ bị hút bởi nam châm. Hoặc nồi dùng cho bếp từ sẽ có các ký hiệu từ trường, biểu tượng hình lo xò hoặc dòng chữ “Induction” dưới đáy nồi. 

  • Đảm bảo đáy nồi bằng phẳng, có kích thước đáy phù hợp và đặt ngay giữa vùng nấu của bếp từ. 

8.3. Nhiệt độ của bếp điện từ quá cao

Khi bếp từ đột ngột ngừng hoạt động, phát ra âm thanh cảnh báo và màn hình bếp điện báo lỗi E2 màu đỏ, có nghĩa là bếp từ đang bị quá nhiệt do người dùng nấu ở nhiệt độ cao và công suất lớn liên tục trong thời gian dài.

Ngoài ra, nhiệt độ của bếp điện từ quá cao có thể do quạt tản nhiệt gặp vấn đề hoặc do dòng điện cấp vào bếp quá lớn (trên 260V). Tùy vào nguyên nhân khiến bếp điện từ báo lỗi mà bạn có cách khắc phục sự cố phù hợp:

  • Tắt bếp, cho bếp từ tạm nghỉ một khoảng thời gian ít nhất 10 phút để tản nhiệt. Khi sử dụng lại bếp, tránh nấu nướng ở nhiệt độ cao và công suất lớn trong thời gian dài. 

  • Kiểm tra lại dòng điện cho vào bếp và đảm bảo nguồn điện ổn định ở mức 220V – 50/60Hz. Bạn nên sử dụng ổn áp giúp ổn định nguồn điện và sử dụng nguồn điện riêng cho bếp từ để tránh trường hợp bị quá tải gây ra sự cố chập chờn, cháy nổ. 

  • Kiểm tra tình trạng hoạt động của quạt tản nhiệt và thay thế khi linh kiện có dấu hiệu hỏng hóc. 

Không đặt dụng cụ nấu ở chính giữa bếp

Bếp điện từ báo lỗi E2 khi chịu nhiệt quá cao

Lưu ý: Khi bếp điện từ báo lỗi trong quá trình sử dụng, nếu bạn đã thực hiện những cách xử lý trên nhưng không thể khắc phục được sự cố, hãy liên hệ với trung tâm bảo hành hoặc đơn vị sửa chữa uy tín để được hỗ trợ.

Không nên tự tháo dỡ các linh kiện và tự sửa chữa, tránh làm bếp điện từ bị hư hỏng nặng hơn. 

Nhìn chung, cách sử dụng bếp điện từ rất đơn giản, chỉ với một vài thao tác cơ bản trên bảng điều khiển là bạn đã có thể nhanh chóng nấu được những món ăn thơm ngon. Hy vọng những thông tin chia sẻ về hướng dẫn sử dụng bếp điện từ, bếp hồng ngoại và bếp từ hồng ngoại trên sẽ giúp bạn nắm rõ quy trình sử dụng bếp điện từ đúng cách để đảm bảo an toàn và mang lại hiệu quả tốt nhất.

Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào khác hay quan tâm đến sản phẩm bếp điện từ SUNHOUSE, hãy để lại bình luận phía dưới để được hỗ trợ sớm nhất nhé!

Ngoài các tính năng trên bếp điện từ, bạn đang tìm hiểu kích thước khoét đá bếp từ âm bao nhiêu? Đọc thêm bài viết kích thước khoét đá bếp từ đôi để có thêm nhiều thông tin lựa chọn mua sản phẩm phù hợp nhé! 

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Nếu bạn đang băn khoăn không biết nên mua bếp điện từ hay bếp hồng ngoại thì bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những tiêu chí so sánh bếp điện từ và hồng ngoại để đưa ra quyết định chọn mua đúng đắn nhất!
Chi tiết
Mặt kính bếp từ đôi là bộ phận giúp truyền nhiệt, là yếu tố ảnh hưởng hiệu suất nấu nướng và cũng là cấu thành quyết định tuổi thọ của bếp. Tuy nhiên để chọn được mặt kính phù hợp lại là một sự lựa chọn không hề đơn giản với người mới tìm hiểu về bếp từ. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đầy đủ thông tin bạn cần biết về mặt kính bếp từ đôi và các bí kíp quan trọng giúp bạn chọn được mặt kính an toàn và sang trọng.
Chi tiết
Hiện nay, trên thị trường có nhiều thương hiệu bếp điện từ với đa dạng chủng loại khiến khách hàng có chút khó khăn trong việc lựa chọn. Vậy làm thế nào để chọn mua được chiếc bếp điện từ ưng ý, phù hợp nhất với nhu cầu của gia đình? Tiêu chí lựa chọn bếp điện từ như thế nào? Để trả lời những câu hỏi này, mời bạn tham khảo kinh nghiệm mua bếp điện từ theo 11 tiêu chí hàng đầu trong bài viết dưới đây.
Chi tiết
1800 6680
Top