Thông thường chúng ta thường có suy nghĩ rằng chỉ cần cất đồ ăn vào tủ lạnh là vừa giữ được lâu lại vừa có thể diệt sạch vi khuẩn. Nhưng trên thực tế, đồ ăn khi bỏ vào tủ lạnh nếu không được bảo quản đúng cách thì nơi này sẽ nhanh chóng trở thành ổ vi khuẩn cực kỳ nguy hiểm. Vì vậy, hôm nay SUNHOUSE sẽ cùng bạn
“bỏ túi” 5 mẹo đơn giản cần thiết cho mỗi bà nội trợ về vấn đề giúp
bảo quản thực phẩm an toàn trong tủ lạnh
Bỏ túi 5 mẹo cực “chất” giúp giữ thực phẩm an toàn trong tủ lạnh cùng Hộp BQTP làm từ nhựa SAN nguyên sinh
Những thói quen xấu tạo điều kiện để vi khuẩn tích tụ trong tủ lạnh
Xuất phát từ những thói quen hàng ngày tưởng chừng như vô hại của chúng ta đã biến tủ lạnh trở thành ổ chứa vi khuẩn lớn nhất trong nhà. Cụ thể như:
- Bảo quản thức ăn sống lẫn lộn với thức ăn chín;
- Thức ăn còn nóng đã vội cho vào tủ lạnh;
- Không đậy nắp hoặc đậy không kín khi cho vào tủ bảo quản;
- Bảo quản thực phẩm trong các vật dụng khó quan sát nên đôi khi quên mất, lâu ngày sản sinh một ổ vi khuẩn sống trong tủ lạnh;
Bảo quản thực phẩm trong tủ lạnh thế nào là đúng cách? (Ảnh minh họa)
- Không vệ sinh, dọn dẹp tủ lạnh thường xuyên;
- Thực phẩm sau rã đông không được cấp đông trở lại...
Nhiều bà nội trợ cho rằng chỉ cần sử dụng cái loại túi nilon buộc kín hoặc những hộp đựng không chuyên thì sẽ không hề chi. Trên thực tế, ở tủ đông, với nhiệt độ thấp như vậy nhưng vi khuẩn không hề chết đi. Lúc đó nó cũng “ngủ đông”, đợi điều kiện thích hợp sẽ thức dậy và sống mạnh mẽ hơn bao giờ hết. Chính vì thế, chị em không nên chủ quan mà cần "bỏ túi" những mẹo nhỏ để bảo quản và sử dụng thực phẩm trong tủ lạnh một cách an toàn.
Bảo quản thực phẩm an toàn trong tủ lạnh với 5 mẹo đơn giản
Để thực phẩm giữ được hương vị, chất dinh dưỡng và an toàn cho sức khỏe, khi bảo quản chúng trong tủ lạnh, chị em cần lưu ý:
-
Không nên để thịt, cá trong tủ lạnh quá 7 ngày
Một số bà nội trợ do bận rộn không có thời gian đi chợ hàng ngày nên hay mua nhiều thực phẩm tươi sống, nhất là thịt và cá về bảo quản trong ngăn đá tủ lạnh bằng các loại
Hộp bảo quản thực phẩm chuyên dụng. Ưu điểm của phương pháp bảo quản ở nhiệt độ thấp có thể giúp ức chế sự sinh sản và phát triển của vi khuẩn, giữ cho thực phẩm tươi lâu, không bị bốc mùi.
Không nên để thịt cá quá lâu trong tủ lạnh vì nó không tốt cho sức khỏe (Ảnh minh họa)
Nhiều nghiên cứu cho thấy thịt, cá để trong tủ lạnh càng lâu càng dễ biến chất, giảm hàm lượng dinh dưỡng và sinh ra nhiều chất gây hại cho sức khỏe người dùng. Quá trình cấp đông và rã đông làm mất 1/3 chất béo hòa tan trong thịt, một số chất gần như mất hết. Nhìn chung, tổng hàm lượng dinh dưỡng sau mỗi lần làm đông - rã đông đều giảm 20%. Người thường xuyên ăn loại thịt, cá này về lâu dài dễ sinh bệnh.
Theo khuyến cáo, chỉ nên dự trữ thịt cá trong tủ lạnh với một thời gian nhất định rồi đem chế biến chứ không nên để quá lâu. Tùy vào khả năng chịu nhiệt của từng loại thực phẩm, chẳng hạn thịt lợn, gà, vịt chỉ nên để trong 7 ngày; thịt thỏ, chim bồ câu 5 ngày; thịt bò, dê có thể để 10 ngày. Riêng các loại cá không nên lưu giữ quá 2 ngày. Nên để thực phẩm ráo nước rồi mới cho vào tủ lạnh.
Cần lưu ý, sau khi rã đông thực phẩm, nên chế biến ngay và không nên tái đông để đảm bảo chất dinh dưỡng không bị phá hủy, đồng thời hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Tốt nhất, chỉ nên mua thực phẩm vừa đủ dùng trong 1-2 ngày.
-
Bảo quản rau củ đúng cách
Nhiệt độ thích hợp để bảo quản rau củ:
Bạn nên điều chỉnh nhiệt độ của tủ lạnh duy trì ở mức 34 đến 40 độ F (tức là tương đương khoảng 1 đến âm 4 độ C). Đây được coi là nhiệt độ thích hợp nhất để bảo quản rau củ. Bởi vì, nếu nhiệt độ cao hơn sẽ tạo môi trường mà vi khuẩn có thể phát triển mạnh, còn nếu thấp hơn thì sẽ làm rau củ bị đóng băng.
Những rau củ không nên để cùng nhau:
- Theo các nghiên cứu khoa học, có nhiều loại trái cây rất “nhạy cảm” với ethylene (một loại hóa chất phát ra từ loại trái cây khác).
- Các thực phẩm “phát” ra ethylene là: cà chua, nấm, dưa hấu, dưa đỏ, mận, đào, lê, chuối, lê và táo.
- Các thực phẩm “ăn” ethylene là: các loại rau xanh, đậu, cà rốt, dưa chuột, cà tím, khoai tây và ớt.
Những đặc điểm bạn có thể dễ dàng nhận thấy khi có sự hấp thu ethylene của các loại rau củ:
- Trên các lá rau có rỗ và các đốm màu nâu
- Các loại rau như bông cải xanh hay dưa chuột nhanh bị vàng
- Cà rốt ăn vào sẽ bị đắng
- Rau củ có mùi lạ sau khi bảo quản
Trong một vài trường hợp, một số rau và trái cây có mùi khác nhau làm làm các loại rau bị ám mùi gây khó chịu. Một hữu ích cho bạn là hãy đặt một hộp bột nở để có thể hút bớt chất ẩm và các mùi khó chịu. Sau một thời gia cố định thì bạn nên thay bột nở để đảm bảo được hiệu quả của nó.
Các bước phải thực hiện nếu muốn bảo quản rau củ tươi lâu
Nếu bạn muốn rửa sạch rau củ rồi mới bỏ vào tủ lạnh thì hãy chắc chắn một điều là bạn đã để rau củ ráo hẳn. Vì nếu rau củ còn ướt mà bạn cho vào tủ lạnh thì độ ẩm cao sẽ làm thực phẩm mau bị hư và đổi màu.
Hãy cắt gọn phần ngọn hay những phần không sử dụng trước khi để vào tủ lạnh.
-
Thực phẩm để trong tủ lạnh cần cho vào hộp kín
Thực phẩm nên bỏ vào hộp kín trước khi để vào tủ lạnh (Ảnh minh họa)
Những thói quen như mua thịt ở chợ đựng trong túi nilon về quẳng luôn vào tủ lạnh, ngay cạnh hộp sữa chua hay bát đựng thịt ăn thừa bữa trước; rồi trứng mang ở chợ về cất ngay vào tủ... khá phổ biến trong các gia đình. Thực tế, trong tủ lạnh vẫn là vòng tuần hoàn, dễ nhiễm khuẩn chéo. Nguy cơ ngộ độc có thể xuất phát từ tủ nếu không biết cách bảo quản.
Thực phẩm dù sống hay chín cần được cho vào túi hay hộp kín trước khi để vào tủ lạnh. Đồ sống và chín cần để ở các ngăn riêng biệt. Đồ sống trước khi cho vào tủ lạnh cần được rửa sạch, cho vào túi, hộp sạch, kín. Thịt cá nên bảo quản trên ngăn đá, ngăn mát chỉ nên để 1-2 ngày.
Nên vệ sinh tủ lạnh thường xuyên, tốt nhất cứ 2-3 ngày một lần, nếu lỡ để đồ ăn, nước từ thực phẩm rớt ra tủ lạnh thì cần lau sạch ngay. Ngoài ra, cần thường xuyên kiểm tra đồ trong tủ lạnh, sử dụng những đồ dễ hỏng trước, loại bỏ các thực phẩm không thể dùng được nữa. Thường xuyên kiểm tra thực phẩm.
Với rau, dùng rau ăn lá trước vì dễ nát, hỏng, củ quả dùng sau. Đồ ăn cũng vậy, cái gì dễ ôi thiu ăn trước, chẳng hạn như cá, hoặc nếu chưa muốn dùng ngay nên rán hoặc kho qua rồi cất, sẽ kéo dài được thời gian bảo quản hơn. Trứng đã dập cần bỏ ra ngoài, chế biến luôn. Lòng đỏ trứng là môi trường dể vi khuẩn phát triển.
-
Chọn lựa hộp đựng thực phẩm an toàn
Thông thường nhiều bà nội trợ hay sử dụng đồ nhựa vừa rẻ, lại tiện lợi. Nhưng hộp nhựa chứa chất BPA, nguy hại cho sức khỏe. Vì vậy, nếu muốn dùng đồ nhựa thì bạn nên chọn sản phẩm không chứa BPA thường ghi là "BPA-free" hay "0% BPA, tốt nhất là chọn loại hộp được các đơn vị chức quyền đánh giá chất lượng và cho lưu thông.
Hộp Bảo Quản Thực Phẩm Biozone có ưu điểm là giúp bạn dễ nhìn thấy thức ăn từ bên ngoài, dễ rửa sạch, hạn chế sử dụng chất tẩy rửa, có thể cho vào lò vi sóng và chất liệu thì lại thân thiện với môi trường. Sản phẩm được
sản xuất từ nhựa nguyên sinh cao cấp nhập khẩu từ Hàn Quốc cũng là chất liệu có khả năng giữ cho những thực phẩm khô tươi lâu trong khoảng thời gian dài.
Không khí không thể lọt qua lớp hộp nên bạn sẽ không cần dùng đến gói hút ẩm để chống ẩm mốc cho thực phẩm. Ưu điểm lớn nhất của
các loại hộp bảo quản thực phẩm Biozone làm từ loại nhựa này là chúng rất bền nên có thể sử dụng nhiều lần.
Ngoài ra,
các dòng hộp bảo quản thực phẩm Biozone được đánh giá có chất lượng tốt và giá cả phải chăng.
Biozone là một thương hiệu của Tập đoàn
SUNHOUSE trong lĩnh vực Kitchen Tools (Đồ dùng nhà bếp), hướng đến các sản phẩm chất lượng cao nhất với giá thành phải chăng nhất.
Tất cả các sản phẩm mang thương hiệu BioZone của SUNHOUSE được sản xuất trên dây chuyền công nghệ hiện đại và được kiểm soát chất lượng chặt chẽ bởi chuyên gia Hàn Quốc.Các sản phẩm của hãng đều được làm bằng các loại vật liệu an toàn, không có chứa chất BPA, không bị thôi nhiễm các chất độc hại từ sản phẩm vào thức ăn; an toàn với các loại thực phẩm có tính axiy, muối (dưa cải, củ kiệu...); sử dụng an toàn trong lò vi sóng, máy rửa chén, lò nướng (loại hộp vuông, chữ nhật...)
Dòng hộp bảo quản thực phẩm ngăn đông của Biozone
-
Bảo quản thức ăn thừa
Nên chia đồ ăn thừa vào các hộp đựng nhỏ, nông để chúng được làm lạnh nhanh hơn. (Một số bào tử vi khuẩn tồn tại trong quá trình nấu nướng và có thể sinh sôi nếu thức ăn ở nhiệt độ phòng lâu). Nên trữ lạnh thức ăn thừa trong vòng 2 tiếng sau khi nấu, và không cần đợi đến khi thức ăn nguội mới cất vào tủ, vì những loại tủ lạnh hiện đại có khả năng xử lý nhiệt. Không nhồi nhét quá đầy tủ lạnh. Không khí lạnh cần được lưu thông để giữ thực phẩm ở nhiệt độ an toàn.
Những thực phẩm được cắt lát hoặc những thực phẩm có nhiều chất béo sẽ rất nhanh chóng bị giảm chất lượng. Những thực phẩm không nên bảo quản bằng đông lạnh là bắp cải, cần tây, sản phẩm trứng, rau câu... Không để hoa quả cùng với rau bởi vì một số loại quả có tính thải gas, ethylen làm rau củ nhanh hư.
Đối với thực phẩm chín nếu ăn không hết có thể đóng gói cho vào hộp bảo quản trong tủ lạnh 4 ngày nhưng lưu ý để xa thực phẩm sống và trước khi ăn cần nấu lại. Khi để thức ăn trong ngăn đá cần phải gói kín, không để thực phẩm tiếp xúc với không khí.