Bí quyết - Mẹo vặt

Top 7 sai lầm nhà nào cũng mắc phải khi sử dụng nồi cơm điện

10/08/2020 - 01:34 PM

Nồi cơm điện là thiết bị đã quá đỗi quen thuộc trong căn bếp của các gia đình Việt nhưng bạn có chắc mình đã sử dụng đúng cách mà không mắc 7 lỗi sử dụng nồi cơm điện thường gặp dưới đây?

Dù bạn đang sử dụng nồi cơm điện cơ, nồi cơm điện điện tử hay nồi cơm điện cao tần, nếu bạn thường xuyên mắc 7 sai lầm này khi sử dụng, tuổi thọ và chất lượng của nồi cơm điện chắc chắn sẽ suy giảm. Cùng xem đó là những lỗi gì nhé!

Top 7 sai lầm nhà nào cũng mắc phải khi sử dụng nồi cơm điện 1

Top 7 lỗi thường xuyên mắc phải khi dùng nồi cơm điện

1. Vo gạo trực tiếp bằng lòng nồi cơm điện

Chắc hẳn rất nhiều người trong chúng ta có thói quen vo gạo trực tiếp ngay trong lòng nồi cơm điện, một phần vì tiện dụng, một phần để tiết kiệm thời gian nấu nướng. Nghĩ rằng hành động đó là vô hại nhưng các bạn có biết trong thành phần cấu tạo của lòng nồi cơm điện luôn có một lớp bảo vệ bên ngoài để đảm bảo an toàn cho người dùng khi sử dụng, tránh những chất không có lợi tác động xấu đến đồ ăn.

Khi vo gạo trực tiếp trong lòng nồi cùng những hành động khuấy, chà xát sẽ làm xước lớp bảo vệ đó, không chỉ làm mất thẩm mỹ mà còn ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

Top 7 sai lầm nhà nào cũng mắc phải khi sử dụng nồi cơm điện 2

Vo gạo bằng lòng nồi cơm điện khiến trầy xước lớp chống dính


Với những lòng nồi cơm điện có lớp chống dính bảo vệ, khi vo gạo trực tiếp bằng lòng nồi sẽ làm giảm tuổi thọ của lớp chống dính, khiến chúng dễ bong tróc hơn, vừa mất an toàn vừa tốn kém.

Vì vậy, tốt nhất khi vo gạo các bạn nên dùng rá hay một chiếc thau nhỏ, sau đó mới đổ vào lòng nồi và cắm điện.

2. Đặt lòng nồi vào nồi cơm điện bằng một tay khi nấu

Top 7 sai lầm nhà nào cũng mắc phải khi sử dụng nồi cơm điện 3

Nên đặt lòng nồi vào nồi cơm điện bằng hai tay

Mâm nhiệt là hệ thống tạo nhiệt của nồi cơm điện, gồm dây điện trở đặt trong ống chịu nhiệt cách điện, lắp vào mâm dưới đáy nồi. Giữa mâm có rơ le cảm biến nhiệt, tự động ngắt khi đạt đến nhiệt độ nhất định, tức là khi cơm chín nồi tự động chuyển sang chế độ hâm giữ ấm. Những nồi cơm điện cơ thường chỉ có một mâm nhiệt ở dưới đáy nồi. Với nồi cơm điện tử, nồi cơm điện cao tần sẽ có thêm 1-2 bộ phận điện trở ở xung quanh thân hoặc trên nắp nồi.

Khi đặt lòng nồi vào nồi cơm điện bằng một tay, lòng nồi không ở trạng thái cân bằng sẽ ảnh hưởng đến rơ le cảm biến nhiệt, bề mặt tiếp xúc của lòng nồi với nhiệt không đều khiến cơm không chín đều, chỗ sống chỗ chín.

Đồng thời, khi chỉ sử dụng một tay để đặt lòng nồi, lực tác động của lòng nồi khi đặt tác động vào rơ le nhiệt sẽ mạnh hơn, dễ ảnh hưởng xấu đến độ bền của rơ le, nồi cơm điện vì vậy cũng hoạt động kém ổn định hơn.

Lời khuyên cho bạn là nên đặt nồi nhẹ nhàng bằng hai tay, xoay nhẹ nửa vòng để cơm chín ngon hơn.

3. Không lau khô lòng nồi cơm điện trước khi nấu

Do quá bận rộn hoặc không có nhiều thời gian nấu nướng, nhiều người thường vô tình hoặc chủ quan không lau khô lòng nồi đã cho luôn vào nồi nấu. Nước ở thành nồi gặp nhiệt và điện dễ gây cháy xém và đen lòng thành nồi, gián tiếp ảnh hưởng đến độ bền của rơ le nhiệt và tuổi thọ của nồi cơm điện. Nguy hiểm hơn còn có thể gây nguy cơ rò rỉ điện, chập cháy. Cẩn tắc vô áy náy, với những gia đình có bé nhỏ hay người già cần đặc biệt lưu ý điểm này.

Hãy nhớ luôn dùng khăn khô mềm lau sạch nước ở bề mặt ngoài của lòng nồi để đảm bảo nồi cơm dùng điện luôn an toàn và bền lâu.

4. Nhấn nút Cook trên nồi cơm điện nhiều lần

Bên cạnh chức năng nấu cơm, nhiều bạn thường tận dụng nồi cơm điện để hâm nóng lại cơm,tạo cơm cháy hoặc ninh, hầm thức ăn. Những chức năng này đều đòi hỏi làm nóng liên tục ở nhiệt độ cao nên thường phải nhấn nút “Cook” liên tục. Điều này khiến tính năng cảm biến nhiệt của rơ le bị nhờn.

Top 7 sai lầm nhà nào cũng mắc phải khi sử dụng nồi cơm điện 4

Lỗi nhấn nút Cook liên tục khiến rơ le nồi cơm điện bị nhờn

Như đã giải thích về chức năng của rơ le nhiệt ở trên, cảm biến nhiệt của rơ le giúp nồi cơm dùng điện tự động ngắt nhiệt khi đạt đến nhiệt độ nhất định, tức là khi cơm chín nồi tự động chuyển sang chế độ hâm giữ ấm. Vì vậy khi tính năng này bị nhờn sẽ khiến nồi nhảy nút quá sớm (cơm sống) hoặc quá trễ (cơm khê cháy).

5. Vệ sinh lòng nồi cơm điện khi còn nóng

Để thuận tiện vệ sinh, dễ làm sạch các mảng bám thức ăn và cơm cháy ở đáy nồi, đôi khi người dùng thường ngâm luôn lòng nồi vào nước khi vừa ăn xong cơm hay vừa ninh xong đồ ăn và lòng nồi vẫn đang còn nóng. Khi gặp nước lạnh đột ngột sẽ gây ra tình trạng sốc nhiệt, gây bong tróc lớp chống dính, ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe.

Để tránh tình trạng trên, nên vệ sinh, rửa lòng nồi khi nồi đã nguội hẳn. Nếu vết bẩn khó vệ sinh, bạn có thể ngâm lòng  nồi với nước ấm cùng một ít nước rửa chén, việc lau rửa nồi cơm điện sẽ trở nên đơn giản hơn rất nhiều.

6. Không vệ sinh nồi cơm điện đúng cách

Rất nhiều khách hàng không để ý đến việc vệ sinh nồi cơm điện thường xuyên mà chỉ rửa lòng nồi sau khi sử dụng. Nhưng vệ sinh nồi cơm điện không chỉ vệ sinh lòng nồi mà là vệ sinh toàn bộ nồi bao gồm: mặt ngoài, mặt trong, nắp trong, van thoát hơi, khay hứng nước… để đảm bảo nồi luôn sạch sẽ.

Top 7 sai lầm nhà nào cũng mắc phải khi sử dụng nồi cơm điện 5

Tháo rời nồi cơm điện để vệ sinh toàn diện

Khay hứng nước, van thoát hơi, mặt nắp trong là nơi tiếp xúc trực tiếp với hơi nước khi nấu và thường đọng nước. Nếu một thời gian dài những thành phần này không được vệ sinh, rất dễ xuất hiện nấm mốc và mùi hôi khó chịu ám vào thức ăn gây mùi lạ và cơm cũng nhanh hỏng hơn. Bên cạnh đó, mặt trong vỏ nồi cơm điện cũng cần vệ sinh thường xuyên để loại bỏ những vệt bám thức ăn, dầu mỡ, những cặn bẩn rơi vãi bên trong đáy nồi vướng vào mâm nhiệt và rơ le nhiệt.

Đặc biệt với nồi cơm điện tử đa năng hay nồi cơm điện cao tần với đa chức năng nấu nướng, người dùng thường xuyên sử dụng nồi để hầm, ninh, chế biến nhiều loại thức ăn nên mặt trong vỏ nồi thường xuyên bị bám bẩn thức ăn, dầu mỡ.

Bởi vậy, dù bận thế nào các bạn cũng nhớ vệ sinh toàn diện nồi cơm điện thường xuyên để giữ nồi luôn mới và cơm luôn thơm ngon, không bị lẫn mùi. Tuy nhiên cần chú ý khi vệ sinh nên lựa chọn những miếng cọ mềm, không có thành phần kim loại, tránh làm nồi trầy xước và bảo vệ nồi luôn sáng bóng và an toàn khi nấu nướng.

7. Sử dụng sai chức năng của nồi cơm điện

Với nồi cơm điện đa số các gia đình hiện đang sử dụng là nồi cơm điện cơ, chức năng chính chỉ để nấu và hâm nóng cơm, một số có thêm chức năng hấp bánh, nấu cháo, làm xôi…Tuy nhiên, người tiêu dùng thường tận dụng nồi cơm điện để ninh, hầm thức ăn…đòi hỏi mức nhiệt độ cao liên tục trong thời gian dài, dẫn đến phải ấn nút Cook nhiều lần.

Như đã phân tích ở ý 4, khi ấn nút Cook nhiều lần sẽ làm Rơ le cảm biến nhiệt bị nhờn, ảnh hưởng đến độ bền của nồi.

Top 7 sai lầm nhà nào cũng mắc phải khi sử dụng nồi cơm điện 6

Nồi cơm điện tử SUNHOUSE với đa chức năng nấu tiện lợi

Để nồi cơm hoạt động bền bỉ, an toàn, chú ý chỉ nên sử dụng đúng chức năng của nồi. Nếu bạn có nhu cầu nấu nướng đa dạng và muốn thường xuyên sáng tạo những món ăn ngon bằng nồi cơm điện cho cả nhà, bạn có thể cân nhắc lựa chọn các loại nồi cơm điện tử và nồi cơm điện cao tần của SUNHOUSE như: nồi cơm điện cao tần SHD8955, nồi cơm điện tử 1.5l SHD8915, nồi cơm điện tử 1.8l SHD8903 (dành cho gia đình 4-6 người) hay nồi cơm điện 1l SHD8852B (dành cho gia đình nhỏ 2-4 người hay những cô nàng anh chàng độc thân).

Với các chế độ nấu được cài đặt sẵn (nhiệt độ, thời gian) cùng công nghệ nấu 3D – cảm ứng nhiệt thông minh tự động điều chỉnh nhiệt độ phù hợp với lượng gạo, nước giúp cơm luôn chin đều, ngọt thơm, không lo khô nát. Các chức năng nấu đa dạng, nồi cơm điện SUNHOUSE còn được trang bị hệ thống hẹn giờ nấu tự động (từ 1 – 24 giờ), giúp bạn tiết kiệm thời gian nấu nướng và đảm bảo luôn có cơm ngon mọi lúc.

Như vậy bài viết đã bật mí các lỗi cần tránh khi sử dụng nồi cơm điện để chúng luôn bền bỉ, cơm ngon dẻo thơm. Các bạn nhớ lưu tâm khi sử dụng nhé! Còn bạn vẫn đang băn khoăn chưa biết lựa chọn nồi cơm điện loại nào cho gia đình mình thì tham khảo ngay top những nồi cơm điện bán chạy nhất của SUNHOUSE tại đây nhé.

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Bạn đang muốn tự tay lắp đặt bếp từ đôi cho căn bếp của mình? Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn chi tiết từng bước, từ khâu chuẩn bị dụng cụ đến hoàn thành việc lắp đặt, đảm bảo an toàn và hiệu quả.
Chi tiết
Nồi cơm điện 1.8L là loại nồi to và dùng trong gia đình đông người (4-6 người). Tuy nhiên, thực tế ở nhiều loại nồi, vì lượng gạo nấu vào nhiều nên rất khó cho ra cơm dẻo ngon. Vậy đâu là tiêu chí để lựa chọn được một chiếc nồi cơm điện giá rẻ nhưng nấu ngon, đặc biệt cho nhiều người?
Chi tiết
Bạn đang tìm kiếm kích thước bếp điện từ đôi phù hợp cho căn bếp? Bài viết này sẽ cung cấp toàn bộ kích thước bếp từ âm đôi chuẩn nhất cho nhù cầu và diện tích bếp. Xem ngay!
Chi tiết
Hiện nay, trên thị trường có nhiều thương hiệu bếp điện từ với đa dạng chủng loại khiến khách hàng có chút khó khăn trong việc lựa chọn. Vậy làm thế nào để chọn mua được chiếc bếp điện từ ưng ý, phù hợp nhất với nhu cầu của gia đình? Tiêu chí lựa chọn bếp điện từ như thế nào? Để trả lời những câu hỏi này, mời bạn tham khảo kinh nghiệm mua bếp điện từ theo 11 tiêu chí hàng đầu trong bài viết dưới đây.
Chi tiết
Nồi chiên không dầu không chỉ chiên, nướng thực phẩm mà còn có khả năng rã đông thực phẩm một cách nhanh chóng, tiện lợi và hiệu quả. Cùng SUNHOUSE tìm hiểu các bước rã đông thực phẩm bằng nồi chiên không dầu nhanh chóng và đúng cách trong bài viết dưới đây!
Chi tiết
Với các chức năng nồi chiên không dầu, chị em nội trợ sẽ dễ dàng sáng tạo hàng trăm món ăn như chiên, nướng, quay, hấp, sấy khô, làm bánh,... chỉ với 1 vài thao tác đơn giản
Chi tiết
Bếp điện âm (hay bếp điện từ âm) là loại bếp được thiết kế để lắp chìm xuống mặt bếp, tạo thành một mặt phẳng liền mạch với mặt bếp. Thiết kế lắp bếp điện âm giúp tạo ra không gian bếp gọn gàng, sang trọng, dễ dàng vệ sinh và lau chùi hơn. 
Chi tiết
Nồi chiên không dầu là một thiết bị nhà bếp ngày càng được ưa chuộng bởi khả năng nấu nướng đa dạng, tiện lợi và tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, nhiều người vẫn băn khoăn nồi chiên không dầu có tốn điện không. Cùng SUNHOUSE tìm hiểu 4 lý do nồi chiên không dầu KHÔNG tốn điện và công suất nồi chiên không dầu trong bài viết sau!
Chi tiết
Máy ép trái cây là một công cụ hữu ích giúp bạn nhanh chóng và thuận tiện lấy nước ép tươi ngon và giàu dinh dưỡng từ trái cây. Tuy nhiên, khi sử dụng máy ép, có trường hợp khách hàng phản ánh về hiện tượng cảm giác tay bị giật điện nhẹ khi tiếp xúc với bã ép. Trong bài viết này, chúng ta sẽ cùng tìm hiểu về nguyên nhân của tình trạng này và những điều cần lưu ý khi sử dụng sản phẩm máy ép trái cây.
Chi tiết
Nguồn nước sinh hoạt bị ô nhiễm đang là vấn đề đáng báo động tại Việt Nam và cả thế giới, gây ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống sinh hoạt của mỗi người. Thế nhưng bạn lại chưa nắm rõ được thực trạng nguồn nước bị ô nhiễm tại Việt Nam như thế nào, chưa biết cách khắc phục để mang lại nguồn nước sạch, an toàn? Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn tình trạng nước sinh hoạt bị ô nhiễm tại Việt hiện nay, các nguyên nhân chủ yếu và hướng khắc phục hiệu quả, an toàn. Mời bạn cùng theo dõi!
Chi tiết
1800 6680
Top