Tư vấn mua Máy rửa bát

Máy rửa bát rửa được những gì? Nồi, chảo, bát, đĩa, thìa,...

26/12/2023 - 09:15 AM

Bạn đang có ý định mua máy rửa bát nhưng lại chưa biết máy rửa bát rửa được những gì nên muốn tìm hiểu thật kỹ để xem có phù hợp và tối ưu được nhu cầu sử dụng của gia đình hay không? Máy rửa bát hoạt động dựa trên cơ chế tay phun tạo ra tia nước cực mạnh kết hợp với luồng khí nóng để làm sạch và sấy khô nên không phải loại vật dụng nào cũng có thể rửa bằng máy rửa bát. Bài viết dưới đây sẽ chia sẻ đến bạn những nhóm vật dụng có thể và không thể rửa bằng máy rửa bát, giúp bạn có cách sử dụng đúng, hiệu quả nhất. 

Máy rửa bát rửa được những gì

Máy rửa bát cần rửa đúng nhóm vật dụng để đảm bảo hiệu quả làm sạch 

1. Máy rửa bát rửa được nồi

Thông thường, máy rửa bát sẽ có thiết kế từ 2 - 3 ngăn/ giỏ nhằm đảm bảo có thể đáp ứng được nhu cầu rửa mọi vật dụng từ bé đến lớn của gia đình. Phần giỏ dưới thường có kích thước lớn và thoáng hơn giỏ trên nên thường được dùng để làm sạch nhóm vật dụng có kích thước lớn có thể rửa được các loại nồi nấu ăn hàng ngày. 

Các loại nồi rửa được bằng máy rửa bát: 

Do trong rửa xoong nồi, máy rửa bát thường sử dụng nhiệt độ cao để làm sạch vì thế bộ nồi dùng cho máy rửa bát cần có khả năng chịu nhiệt tốt để tránh nứt vỡ, như nồi thủy tinh, inox. 

Một số bạn sẽ băn khoăn máy rửa bát có rửa được nồi nhôm không vì sợ xỉn màu. Bạn yên tâm xoong nồi nhôm rửa được bằng máy rửa bát, tuy nhiên để nồi nhôm bền màu hơn bạn chỉ nên sử dụng rửa ở chế độ nhẹ, không sử dụng chất tẩy rửa mạnh. 

Máy rửa bát rửa được nồi inox, nồi thủy tinh
Máy rửa bát rửa được nồi inox, nồi thủy tinh

Cách rửa nồi bằng máy rửa bát: 

Bạn nên úp ngược nồi, xoong xuống giàn, để lòng nồi có thể tiếp xúc trực tiếp với tia nước từ cánh phun dưới của máy rửa bát, mang đến hiệu quả làm sạch mạnh hơn những khu vực khác.

Ngoài ra, để tránh tình trạng rửa nhiều nồi to nhỏ cùng lúc nhưng chỉ có vài nồi sạch, bạn không nên chồng chéo nồi lên nhau, mà nên úp nồi theo thứ tự từ lớn đến bé. 

Mặt khác, do được xếp chung giỏ với chảo nên để hạn chế sự chồng chéo dẫn đến giảm hiệu quả làm sạch, bạn cần chia giàn ra làm 2 bên: 1 bên xếp nồi và 1 bên xếp chảo.

Xếp úp nồi đấy sâu
Xếp úp nồi có đáy sâu vào giàn dưới của máy rửa bát để tăng diện tích tiếp xúc tia nước với lòng nồi nhằm nâng cao hiệu quả làm sạch

Xếp vào giàn lưới máy rửa bát
Minh hoạ nhóm vật dụng lớn được xếp vào giàn dưới đúng cách trên máy rửa bát

Nồi, xoong thường được dùng để thực hiện các món chiên, rán, kho... nên đa phần lòng chảo, nồi sẽ rất khó làm sạch.

Do đó, khi đã xếp chảo, nồi và cho chất tẩy rửa chuyên dụng xong, bạn nên chọn chế độ làm sạch chuyên sâu, chẳng hạn như chương trình Intensive (Rửa chuyên sâu cho các vết bẩn cứng đầu) hoặc Steam Wash (Rửa hơi nước) để tạo lực phun mạnh kết hợp với nhiệt độ nước cao, giúp lấy sạch dầu mỡ và mọi vết bẩn cứng đầu bám trên lòng chảo, nồi.

2. Máy rửa bát rửa được chảo rán

Chảo phần lớn sẽ được làm bằng inox, thép không gỉ chịu được nước ở nhiệt độ cao nên hoàn toàn phù hợp cho việc làm sạch với máy rửa bát. Thông thường, chảo sẽ được xếp vào giàn dưới của máy rửa bát để nâng cao hiệu quả làm sạch và tối ưu không gian khoang rửa. 

Khi xếp chảo vào giỏ dưới của máy rửa bát bạn nên để chảo nghiêng 60 độ hoặc úp chảo ngược lại, không nên xếp chồng lên nhau để tăng diện tích tiếp xúc của lòng chảo với tia nước nhằm nâng cao hiệu quả làm sạch. 

Chảo đáy nông

Chảo đáy nông bằng inox, thép không gỉ có thể thoải mái rửa bằng máy rửa bát

Xếp mặt chảo úp xuống

Xếp mặt chảo úp xuống giỏ đựng để tia nước từ tay phun bên dưới và chất tẩy rửa có thể làm sạch được toàn bộ lòng chảo 

Lưu ý: Bạn có thể thoải mái cho nồi, xoong, chảo bằng inox thông thường vào máy rửa bát để làm sạch. Tuy nhiên, với nồi, xoong, chảo được phủ thêm lớp chống dính thì bạn cần cân nhắc trước khi rửa. Bởi lớp phủ chống dính khá mỏng, dưới tác động lực nước mạnh cùng nồng độ chất tẩy cao trong máy rửa bát dễ bị bong tróc, mài mòn.

3. Máy rửa bát rửa được bát, tô sành, sứ

Hiện nay, phần lớn các hộ gia đình đều sử dụng bát, tô,... được làm từ sành, sứ nên có khả năng chịu nhiệt cực tốt. Thế nên, bạn hoàn toàn có thể yên tâm cho bát, tô,... vào máy rửa bát để làm sạch mà không lo nhiệt độ trong máy gây nứt, vỡ. Đối với, bát, tô có kích thước vừa hoặc nhỏ, bạn có thể xếp ở giàn trên của máy rửa bát. 

Cách rửa bát tô bằng máy rửa bát:

Riêng với bát tô,... sâu lòng có đường kính hơn 30cm, bạn nên xếp vào dàn dưới của máy rửa bát do kích thước của giàn này khá rộng rãi, thông thoáng. Bát, tô… thủy tinh, sứ khá dễ làm sạch nên bạn có thể chọn chương trình rửa thông thường hoặc chương trình ECO (Rửa tiết kiệm nước và điện) để làm sạch. 

Bát có khả năng chịu nhiệt tốt
Bát, tô,.. bằng sứ có khả năng chịu nhiệt tốt nên có thể rửa bằng máy rửa bát 

Xếp đồ có kích thước nhỏ

Mô phỏng cách xếp bát, tô,.. sâu lòng có kích thước nhỏ, vừa và lớn trong máy rửa bát 

4. Máy rửa bát rửa được đĩa thủy tinh, sành sứ

Máy rửa bát có khả năng điều chỉnh nhiệt độ nước theo từng chương trình rửa, đảm bảo phù hợp với kết cấu của từng vật dụng. Do đó, bạn hoàn toàn có thể yên tâm cho đĩa thủy tinh, sành, sứ vào máy rửa bát để làm sạch mà không lo bị xước, mòn bề mặt hoặc nứt vỡ.

Ngoài ra, hệ thống giỏ/ngăn bên trong máy rửa bát còn được thiết kế theo dạng dựng hàng gai, nên bạn có thể thoải mái xếp đĩa từ to đến nhỏ mà không lo va chạm dẫn đến nứt vỡ. 

Cách rửa đĩa bằng máy rửa bát: 

Để làm sạch đĩa thủy tinh, sành sứ,... bạn cần xếp vào các vị trí được ngăn cách sẵn ở giàn dưới máy rửa bát nhằm tránh làm cản trở chuyển động của tay phun phía trên. Sau đó chọn chương trình rửa Dual Pro Wash hoặc chương trình rửa Glass - chương trình rửa dành riêng cho đồ dụng ít bẩn và dễ vỡ như thủy tinh, sứ. 

Xếp đĩa vào từng vị trí

Xếp đĩa vào từng vị trí được ngăn cách sẵn ở giàn dưới của máy rửa bát 

Xếp vào giỏ dưới máy rửa bát

Đĩa sành, sứ được xếp vào giỏ dưới của máy rửa bát

Lưu ý: Bạn nên hạn chế cho đĩa thủy tinh, sành, sứ,... đường kính lớn hơn 19cm vào máy rửa bát. Bởi đường kính quá lớn có thể gây cản trở việc đóng, mở cửa máy hoặc gây cấn/kẹt dẫn đến vỡ bát, đĩa bên trong. 

5. Máy rửa bát rửa được cốc, lọ, bình nước

Nhóm vật dụng nhiều hình dạng khác nhau - sâu lòng sẽ bao gồm cốc, bình, lọ,... Phần đáy giỏ trên và giỏ dưới của máy rửa bát, có thiết kế gợn sóng ở 2 bên giỏ giúp tạo độ bám, để tia nước dễ dàng làm sạch các vật dụng hình trụ - sâu lòng. Đặc biệt, phần giỏ trên được trang bị giá để ly riêng biệt dành cho cốc, bình, lọ,... nhằm hạn chế sự va chạm, giúp bảo vệ đồ ly, cốc, bình,... bằng thủy tinh trong quá trình rửa.

Cách rửa cốc, bình nước bằng máy rửa bát: 

Sau khi úp các vật dụng sâu lòng vào đúng các vị trí trên máy rửa bát, bạn có thể chọn chương trình rửa với nhiệt độ nước vừa phải, chẳng hạn: chương trình Glass (Dùng cho đồ thủy tinh) hoặc chương trình Smart 50 - 70 độ C như trên máy rửa bát của SUNHOUSE để vừa làm sạch sâu bên trong lòng vật dụng mà vẫn đảm bảo an toàn. 

Vật dung sâu lòng

Vật dụng sâu lòng - ly thủy tinh được xếp ở giỏ trên có giá đỡ trong máy rửa bát

Vật dụng nhiều hình dạng

Các vật dụng sâu lòng nhiều hình dạng như cốc trà, ly, bình sữa,... xếp trong máy rửa bát 

6. Máy rửa bát rửa được dao cắt bít tết, nĩa, kéo

Vật dụng sắc nhọn dùng trong ăn uống thường bao gồm nĩa, dao cắt bít tết, kéo cắt nhỏ thức ăn,... Với chất liệu chủ yếu được làm từ inox, thép không gỉ kết hợp với việc được đặt vào ngăn/giỏ riêng biệt, bạn hoàn toàn có thể xếp các vật dùng này vào máy rửa bát để làm sạch mà không lo bị han gỉ hoặc va chạm các bát, đĩa, ly,... bằng thủy tinh, sứ gây vỡ.

Xếp dap vào máy rửa bát

Dao cắt bít tết, nĩa được xếp vào ngăn/giỏ nhỏ trên cùng của máy rửa bát

Xếp dao vào ngăn nhỏ chuyên dụng

Xếp và cố định dao, nĩa vào ngăn/giỏ chuyên dụng trên máy rửa bát 

7. Máy rửa bát rửa được dao thái thịt, dao bào thực phẩm

Hiện nay, phần lớn các sản phẩm máy rửa bát trên thị trường đều được trang bị chức năng sấy khô. Thế nên, việc dùng máy rửa bát để làm sạch các vật dụng dùng trong chế biến như dao thái thịt, chặt xương, dao bào,... sẽ không còn tình trạng đọng nước dẫn đến rỉ sét. Đồng thời, nhiệt độ nước và hóa chất tẩy rửa còn có thể điều chỉnh ở mức độ phù hợp với vật dụng giúp dao không bị bào mòn. 

Dao thái thịt vừa máy rửa bát

Dao thái thịt nhỏ và vừa có thể cho vào máy rửa bát để làm sạch

Vật dụng làm từ inox

Các vật dụng sắc nhọn như dao, kéo cắt thịt,...được làm từ inox đều có thể làm sạch bằng máy rửa bát 

Lưu ý: Bạn có thể đặt dao thái thịt, dao bào,... vào ngăn/giỏ nhỏ chung với dao cắt bít tết, nĩa, kéo,... Tuy nhiên, bạn nên chú ý gắn chặt và cố định thật chắc để tránh tình trạng áp lực nước quá mạnh đẩy các vật dụng nhọn này đến vị những vị trí khác dẫn đến va vào thành máy làm hư hỏng hoặc gây hại cho người dùng khi lấy đồ vật ra khỏi máy. 

8. Máy rửa bát rửa được đũa, thìa, muôi, vá

Nhóm vật dụng không sắc nhọn - dài bao gồm đũa, thìa, muôi, vá,... bằng thép không gỉ, nhựa ABS cao cấp, sợi thủy tinh đều có thể cho vào giá trên để làm sạch. Bởi vì các chất liệu này có khả năng chịu nhiệt cực tốt, độ bền cao nên tránh được tình trạng biến dạng hay hỏng hóc do tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Nhóm vật dụng này thường được xếp vào khay nhỏ trên cùng của máy rửa bát, bạn chỉ cần dàn đều đũa ra khay, sau đó chọn chương trình rửa phù hợp với tất cả các vật dụng có trong bát như bát, to, ly,....

Dàn đều đũa ra khay

Dàn đều đũa ra khay trên của máy rửa bát để làm sạch

Xếp đều và úp nghiêng mặt muỗng

Xếp đều và úp nghiêng mặt muỗng, vá để tăng hiệu quả làm sạch 

Đũa thép không gỉ

Đũa từ thép không gỉ, nhựa ABS cao cấp, sợi thủy tinh hoàn toàn có thể cho vào máy rửa bát để làm sạch mà không lo bị biến dạng hay hỏng hóc

9. 3 nhóm vật dụng không nên rửa bằng máy rửa bát 

Bên cạnh nhóm vật dụng máy rửa bát có thể rửa được thì cũng có một số nhóm vật dụng không nên cho vào máy rửa bát. Cụ thể: 

9.1. Vật dụng làm bằng gỗ

Máy rửa bát hoàn toàn có thể rửa được nhóm vật dụng được làm bằng gỗ thông thường bao gồm đũa, muôi, vá múc canh, múc cơm, thớt,... Tuy nhiên nếu nhóm vật dụng này được làm từ gỗ quý hay gỗ có tinh dầu tự nhiên thì lại không nên rửa bằng máy rửa bát.

Bởi máy rửa bát chủ yếu sử dụng nước cực nóng để làm sạch, trung bình từ 51 - 60 độ C, có thể loại bỏ, phá vỡ tinh dầu tự nhiên có trong gỗ, khiến vật dụng bị xỉn màu, gây mất thẩm mỹ.

Ngoài ra, dưới áp lực nước mạnh trong máy rửa bát, các vật dụng bằng gỗ còn có thể bị cong vênh hoặc thậm chí là nứt gãy.  

Thớt gỗ dễ bị cong vênh

Thớt gỗ rất dễ bị cong vênh, nứt vỡ khi rửa với sấy ở nhiệt độ cao

Đũa gỗ bằng tinh dầu

Đũa gỗ bằng tinh dầu khi tiếp xúc với nước ở nhiệt độ cao rất dễ phá vỡ cấu trúc vốn có dẫn đến xỉn màu, mất thẩm mỹ 

9.2. Vật dụng làm bằng nhựa

Nhóm vật dụng bằng nhựa như hộp, khay đựng thức ăn,... bằng nhựa mỏng không nên cho vào máy rửa bát để làm sạch. Bởi nhiệt độ trong máy rửa bát đủ nóng để làm chảy nhựa dẫn đến cong vênh khiến các khớp giữ hộp nhựa và nắp, lỏng lẻo, không còn trùng nhau nữa.

Ngoài ra, nhiệt độ cao còn khiến màu của nhựa mỏng bị biến đổi hoặc sinh ra các chất độc hại gây ảnh hưởng cho cơ thể trong quá trình sử dụng. 

Hộp đựng thức ăn từ nhựa

Hộp đựng thức ăn được làm từ nhựa mỏng dễ bị biến dạng khi gặp nước có nhiệt độ cao trong máy rửa bát

Khay nhựa đựng thức ăn

Khay đựng thức ăn bằng nhựa mỏng không nên cho vào máy rửa bát để làm sạch 

Vật dụng làm từ nhựa

Các vật dụng được làm từ nhựa thông thường khi gặp nước nóng có thể biến dạng và sản sinh ra các chất độc hại gây hại cho cơ thể

9.3. Vật dụng có hoa văn hoặc họa tiết dễ bị bong tróc 

Không nên cho nhóm vật dụng có hoa văn hoặc họa tiết dễ bị bong tróc như ly, bát đĩa sơn mài, dao, thìa, đũa, muỗng mạ vàng, mạ đồng,... vào máy rửa bát để làm sạch. Bởi nhiệt độ và chất tẩy rửa trong máy rửa bát có thể làm oxy hóa và bào mòn bề mặt vật dụng, khiến màu sắc, hoa văn không còn nguyên vẹn và đẹp đẽ như trước.

Đĩa được sơn mài

Chất tẩy rửa và nhiệt độ trong máy rửa bát có thể bào mòn dẫn đến mất hoa văn, họa tiết trên bát, đĩa được sơn mài

Thìa muỗng mạ đồng

Lớp mạ đồng, mạ bạc trên dao, thìa, đũa, muỗng,.... rất dễ bị oxy hóa khi gặp chất tẩy rửa mạnh dẫn đến mất màu 

Để có cách xếp các vật dụng cần rửa đúng cách vào máy rửa bát giúp mang đến hiệu quả làm cao, nâng cao tuổi tho máy và đảm bảo an toàn trong quá trình sử dụng, mời bạn tham khảo thêm bài viết 195. cách xếp bát vào máy rửa bát. 

Bài viết trên chia sẻ đến bạn “tất tần tật” thông tin liên quan đến vấn đề máy rửa bát rửa được những gì? Với cơ chế làm sạch bằng tay phun tia nước mạnh nhiệt độ cao kết hợp với chất tẩy rửa chuyên dụng, máy rửa bát có thể rửa được hầu hết mọi vận dụng thông thường trong nhà bếp như nồi, xoong, chao, dao, nĩa, kéo, muỗng, bát, ly,... 

Nếu bạn còn thắc mắc nào khác, hãy để lại bình luận bên dưới, SUNHOUSE sẽ giải đáp cho bạn nhanh chóng nhất! 

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Hiện nay, máy rửa bát đã trở thành trợ thủ đắc lực trong việc làm sạch bát đĩa và tiết kiệm thời gian vệ sinh cho các chị em. Để máy hoạt động hiệu quả, cách xếp bát vào máy rửa bát đóng vai trò vô cùng quan trọng. Bài viết này sẽ hướng dẫn bạn cách phân loại vật dụng theo từng giàn rửa và xếp bát một cách nhanh chóng và tối ưu không gian chứa trong máy rửa bát. Hãy cùng tìm hiểu nhé!
Chi tiết
Máy rửa bát là trợ thủ đắc lực của nhiều gia đình trong các công việc bếp núc hàng ngày bởi thiết bị này giúp tiết kiệm đáng kể thời gian và công sức làm sạch bát đĩa. Tuy nhiên, để đảm bảo bát đĩa được rửa sạch hiệu quả, việc biết cách sử dụng máy rửa bát đúng chuẩn là vô cùng quan trọng. Trong bài viết này, SUNHOUSE sẽ hướng dẫn bạn các bước cơ bản để sử dụng máy rửa bát đúng cách, giúp bát đĩa luôn sáng bóng và sạch kin kít.
Chi tiết
Để giúp người dùng sử dụng đúng và đạt hiệu quả cao khi trải nghiệm các sản phẩm của Sunhouse, đặc biệt là máy rửa bát Sunhouse SHB8014SMB - nhập khẩu 100% từ Malaysia, trong bài viết này, Sunhouse sẽ cung cấp cho bạn thông tin về cách xếp bát đũa  đúng cách cho máy rửa bát Sunhouse SHB8014SMB.
Chi tiết
1800 6680
Top