Tin thường thức

CEO Nhật Bản nói gì về người Việt Nam

16/08/2018 - 09:07 PM

“Chúng tôi tôn trọng những người trực tiếp làm ra cái thìa, cái kính vì họ có kỹ năng”. Đó là tâm sự của  ông Ito Junichi, CEO công ty World Link Japan Inc về sự khác biệt trong việc đào tạo lao động ở Việt Nam với đất nước mặt trời mọc. 

Theo như sự nhìn nhận của vị doanh nhân người Nhật này, thì người lao động Việt Nam ngày nay thích kiếm tiền nhưng lại không chăm chỉ.

Cùng xuất phát điểm là những đất nước bước ra từ chiến tranh với vô vàn khó khăn trong công cuộc hàn gắn vết thương do bom đạn, dựng xây đất nước, với những người dân cần lao, chăm chỉ.

Ông Ito Junichi cho biết: “Khi tôi mới đến Việt Nam (VN) 20 năm trước, tôi thấy người VN cũng rất chăm chỉ như người Nhật”.
Thế nhưng chỉ sau đó ít năm: “Nhưng giờ thì tôi không còn cảm thấy điều đó nữa. Giờ tôi thấy người VN thích kiếm tiền nhưng không còn chăm chỉ như 20 năm trước nữa.” 
“Một điều có thể thấy là người Việt Nam thường coi thường những người lao động chân tay như thợ hàn, công nhân lao động, công nhân xí nghiệp. Nhiều người trẻ chỉ thích làm trong những văn phòng tiện lợi, nhà có điều hòa.”
Khác với nước Nhật: “Ở Tokyo, trường đại học nổi tiếng nhất là Đại học Tokyo. Nhưng các sinh viên ở trường này nếu có đến làm cho công ty tàu hỏa của thành phố thì việc đầu tiên họ phải làm là dọn dẹp nhà vệ sinh, cắt vé. Họ phải học lao động bằng chân tay. Họ phải trải qua mọi việc từ dưới lên trên trước khi muốn trở thành sếp. Theo tôi, việc người trẻ không tôn trọng những người lao động chân tay là khuyết điểm rất lớn của xã hội”.

Trong khi đó, ở Việt Nam người trẻ lại coi thường lao động chân tay, nhiều công ty Nhật muốn nhân viên ra xí nghiệp chỉ dẫn cho công nhân nhưng nhân viên trẻ VN không muốn làm việc đó. Còn người Nhật thì họ trân trọng những người làm ra cái thìa, cái kính bởi họ có kĩ năng.

Ở Việt Nam, giờ có nhiều người tốt nghiệp đại học, nhiều người có bằng MBA nhưng họ chưa đụng tay làm những việc thật bao giờ cả. Họ chưa bao giờ làm những công việc tay chân lấm láp. Những người trẻ đó chỉ học trên giấy tờ, đọc sách nhưng họ chẳng hiểu gì thực tế cả. 
Ông CEO này kể lại: “Tôi có họp với những người làm việc trong các lĩnh vực như chứng khoán, ngân hàng… để bàn về đầu tư một nhà máy, những người này cần tiền để làm nhà máy nhưng họ không hiểu gì về nguyên liệu thô, quy trình sản xuất hay thị trường… Tôi hỏi thì họ bảo “sếp tôi bảo phải làm”. Những người như vậy, họ chỉ hiểu được phần ngọn, phần bề mặt mà không hiểu hết mọi thứ…”
Để thấy rằng người Việt Nam chỉ thích lao động bàn giấy mà không gắn với thực tiễn, chỉ thích bề nổi mà không thấy cái bề sâu.
Thiết nghĩ giáo dục Việt Nam nên tạo điều kiện cho những người giỏi kĩ năng. Thay vì tạo điều kiện cho những người chỉ giỏi làm bài kiểm tra mà bỏ quên những người không giỏi làm bài kiểm tra nhưng có kĩ năng.

Nhìn nhận về cách sống, cách nghĩ của người Việt hiện đại

Độc giả Chi cũng nhận định thẳng thắn vấn đề về lối sống của người Việt ngày nay qua những gì CEO Nhật Bản nhận định:

“Ông Nhật này nói quá hay, quá đúng, ngay tim đen. Dân Việt đa số nay toàn loại ‘có khiếu’ chém gió, ăn bám, chỉ muốn khoe mẽ mà óc rỗng tuếch, tâm nông cạn. Đây chính là nguyên nhân sâu xa khiến Việt Nam chưa, và có nguy cơ, chẳng bao giờ tạo lập được cái công nghiệp gì cho ra hồn.

Hãy nhìn cho kỹ và ra sức học theo lối sống cần cù chịu khó, tinh thần yêu lao động đích thực của dân Nhật, Hàn! Thôi ngay mấy cái trò chém gió, ru ngủ bấy lâu nay!”

Bạn đọc do van có đánh giá: “Chuyên gia Nhật này nhận xét quá đúng về hiện tại của đất nước ta. Đây là những thứ đã kiềm soát VN, vì thế không bao giờ phát triển. Mọi người trẻ bây giờ, chỉ thích nói không thích làm,… hay xem thường những ngành nghề chân tay,… đây cũng là lỗi của hệ thống giáo dục Việt Nam cũng như chính sách của nước ta. Cần thay đổi nếu không 50 năm sau đất nước vẫn như xưa.

Cảm ơn ông bạn người Nhật có suy nghĩ và chia sẽ đúng đắng về điều này. Hi vọng rằng chính phủ, ngành giáo dục và xã hội nhìn thấy và thay đổi, chứ không như bây giờ nhà nhà cho con học ngân hàng tài chính, thương mại kế toán,..”

(sưu tầm)

Bình luận Facebook
Bình luận
Bài viết liên quan
Nhiều loại kem, sữa dưỡng da mặt có thể gây tác dụng phụ nếu sử dụng không đúng cách hoặc không hợp da do chứa nhiều thành phần hóa học. Liệu bạn đã từng nghĩ sẽ thay thế các mỹ phẩm đó bằng dầu dừa? Dầu dữa có thể sử dụng như một loại dầu dưỡng da hiệu quả?
Chi tiết
Vào mùa đông thời tiết khô hanh thường khiến da trở nên khô ráp và nứt nẻ, bong tróc khó chịu. Để có một làn da mịn màng, bạn nên áp dụng các dưỡng ẩm bằng dầu dừa.
Chi tiết
Cả lòng trắng và lòng đỏ trứng gà đều có hiệu quả dưỡng da. Thường xuyên sử dụng mặt nạ trứng gà sẽ giúp làn da của bạn sáng và mịn hơn, ngay cả những lớp da sần cũng biến mất và lỗ chân lông se khít.
Chi tiết
Valentine là ngày lễ được nhiều cặp tình nhân trên thế giới quan tâm. Bên cạnh những món quà hiện đại, nhiều nước trên thế giới như Bỉ, Mỹ, Anh… đều có những món quà truyền thống trong ngày này.
Chi tiết
Ngày valentine, nhiều người có dự định hẹn hò tại các địa điểm lãng mạn. Nhưng liệu thời tiết trong ngày valentine 14/2/2017 có “ủng hộ” cho các cặp đôi trên cả nước?
Chi tiết
Dịp valentine đang đến gần nhưng nhiều người vẫn chưa tìm ra được địa điểm hẹn hò lý tưởng ở thành phố Hồ Chí Minh. Dưới đây là những gợi ý dành cho các cặp đôi trong dịp này.
Chi tiết
Valentine là dịp hẹn hò lãng mạn trong năm của các cặp đôi. Bạn đã có dự định đi đâu trong mùa valentine này? Tham khảo những địa điểm tuyệt đẹp ở Hà Nội mùa valentine.
Chi tiết
Theo dự báo của Trung tâm khí tượng thủy văn, một bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc đang di chuyển xuống phía Nam nên thời tiết miền Bắc sẽ chuyển lạnh trong đêm ngày 8/2. Nhiệt độ toàn miền Bắc giảm sâu, nhiều nơi giảm xuống dưới 10 độ C.
Chi tiết
Dự báo thời tiết khu vực Hà Nội 2 ngày tới sẽ chuyển rét đậm trên diện rộng, không khí lạnh mới về khiến nhiệt độ giảm sâu.
Chi tiết
Hiện tượng mưa vừa, mưa to cả ngày và nhiệt độ lạnh giảm sâu về chiều đã kéo dài nhiều ngày ở miền Bắc. Theo dự báo thời tiết, đến cuối tuần thời tiết miền Bắc sẽ có nhiều thay đổi.
Chi tiết
1800 6680
Top